Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Thoi-Thoi-Cho-Cho-Deu-Niem-Phat
Thời thời chỗ chỗ đều niệm Phật

Hôm nay là ngày nghỉ có thể có rất nhiều Bồ tát tùy hỷ hoặc thân hữu của quý vị đến chùa tham gia niệm Phật, có thể gặp mặt nhưng không nên nói chuyện. Tối hôm qua tôi đã khai thị, quý vị dù ở chỗ nào, thời gian nào trong tâm trong khẩu chỉ có một tiếng niệm Phật. Ở trên chính điện, khi kinh hành niệm Phật ra tiếng chậm rãi, sau khi ngồi xuống, trước là dùng tiếng niệm nhanh, càng niệm càng nhanh, sau đó dừng lại, dùng lối mặc niệm. Lúc niệm Phật ra tiếng không luận là nhanh hay chậm đều nên đem tâm đặt nơi danh hiệu Phật, cùng với chúng niệm Phật. Lúc mặc niệm cũng lấy tốc độ như thế dùng tâm mặc niệm. Dù làm việc, kinh hành, uống nước, ăn cơm, rửa tay, lúc nào cũng đều niệm Phật.

Chỉ niệm Phật không nói chuyện

Các vị Bồ tát thuộc tổ tinh tấn trong thời gian Phật thất cần làm cho được việc thấy mà không thấy, nghe mà không nghe, tuyệt đối không được nói chuyện.
Nguyên nhân của việc cấm nói chuyện có hai:

1. Nói ở trong tâm không nên hướng ra ngoài nói, dưỡng thành tập quán không nói ra miệng. Cho nên có câu: “Bệnh tự miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”. Cấm nói chuyện là dạy chúng ta không chỉ cẩn trọng lời nói, mà còn tiêu trừ được phiền não bên trong. Không gây ảnh hưởng đến người khác, cũng không gây khổ não cho chính mình.

2. Chúng ta đến đây để niệm Phật tu hành, bình thời đã nói chuyện quá nhiều rồi, trong tâm cũng loạn tưởng quá nhiều rồi, không dễ gì có cơ hội chuyên tâm niệm Phật bảy ngày như vầy. Thật là nhân duyên khó được nên cố gắng tranh thủ niệm Phật nhiều không nên để phí thời gian nói chuyện.

Đêm thứ nhất tôi đã nói, dù thời gian nào cũng đều nên niệm Phật, hoặc ra tiếng hoặc mặc niệm, trong tâm chỉ có một câu Phật hiệu mà thôi. Nghe người khác nói chuyện, hoặc những tạp âm khác, trong tâm phải vừa niệm Phật vừa quán tưởng đó là y chính trang nghiêm của thế giới Cực lạc, tất cả âm thanh nghe được đều là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Nếu bạn nói không cẩn thận, hoặc giả trong tâm cũng quên cả niệm Phật, thì phải khởi tâm hổ thẹn, nói với chính mình: “Ta đến đây để niệm Phật tu hành, không phải đến nghe người ta nói chuyện, tự mình nói tạp, nghĩ tưởng lung tung”. Khởi tâm hổ thẹn lập đi lập lại như vậy, cải sửa chính mình, dần dần tự nhiên có thể chuyên tâm niệm Phật.

Dùng tâm hổ thẹn mà niệm Phật

Thời thời khắc khắc dùng khẩu niệm, dùng tâm niệm. Dùng tâm của mình chiếu cố đến âm thanh niệm Phật của mình với tâm niệm Phật. Chiếu cố là quán chiếu chính ta có đang niệm Phật không. Khi phát hiện mình đang xa rời danh hiệu Phật liền khởi tâm hổ thẹn, rồi chú tâm niệm Phật trở lại. Tâm hổ thẹn không phải là chúng ta quá hối hận buồn rầu, mà chính là sau khi biết liền sửa đổi cho tốt. Đương nhiên khởi tâm hổ thẹn để rồi sau đó sám hối. Nếu biết mà không thể cải tiến được thì phải dùng tâm sám hối mà lễ Phật.

 
Trích từ: Niệm Phật Sinh Tịnh Độ
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
2 An Sĩ Toàn Thư - Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
3 Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
4 Lá Thư Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
5 Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
6 Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Tịnh Độ Vấn Đáp, Thích Nhuận Nghi Tải Về
8 Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả Tải Về
9 Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm Tải Về
10 Tịnh Độ Hoặc Vấn, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
11 Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
12 Tịnh Độ Nhập Môn, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
13 Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
14 Long Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ Tải Về
15 Tuyển Tập Khuyến Tu Tịnh Độ, Nguyễn Long Tải Về