Khai Thị Phật Học

​​​​​​​(1) Sống để làm gì? Người bình thường chỉ nói học Phật, nhưng tại sao cần phải học Phật? Ý nghĩa căn bổn rốt ráo (của sự học Phật) là gì? Vấn đề này cần phải làm cho sáng tỏ. Có thể nói rằng: Sự học Phật không phải là vô ý nghĩa, không có mục đích, mà là mong muốn đạt đến một thành quả cao thượng viên mãn. Học Phật mà có thể lý giải ý thú căn bổn thâm sâu của Phật pháp, đến trình độ cảm thấy rằng không thể nào không học Phật, đạt được một tín niệm vững chắc, thì mới có thể chân chánh tiến bước trên đường tu học Phật pháp, mà không ngừng bước bên ngoài cửa đạo Phật, hoặc giả đi lạc....
Đọc Tiếp

Người ta thường nghĩ ăn để bổ dưỡng, ngủ để khỏe, nhưng ăn ngủ nhiều có thực sự khỏe không. Vì vậy, thực tế tu hành của chúng ta là điều chỉnh, ít ăn ngủ, nhưng sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn, có cái nhìn chính xác. Chính Đức Phật của chúng ta đã thể hiện rõ nét điều này. Hôm nay nhân ngày Tự tứ, tôi gợi một số ý để chúng ta hiểu giáo pháp Phật xuyên suốt từ Nguyên thủy sang Đại thừa
Đọc Tiếp

Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu. Tôi thường chọn bản văn chữ Hán của Ngài Cưu-Ma-La-Thập để dịch vì văn nghĩa rất phổ thông, mạch lạc, dễ hiểu. Riêng những bản văn của Ngài Huyền Trang vì dùng nhiều từ ngữ triết lý sâu xa rất khó đoán định, phải nghiệm lắm mới thông suốt. Cho nên theo tôi, những văn bản của Ngài Huyền Trang dùng để nghiên cứu, học tập hay hơn là để đọc tụng. Tôi nghĩ rằng pháp của Phật sâu xa, mầu nhiệm, vốn đã khó rồi mà chúng ta còn dùng văn tự khó....
Đọc Tiếp

Nói về Phật giáo thời hiện đại, thì các Phật sự mang tính hướng ngoại gần hai mươi năm trở lại đây rất thịnh hành. Sự tin nhận, làm theo lời Phật dạy cần ứng dụng bằng việc điều phục, tịnh hóa và đạt đến sự giải thoát tự tại cho thân tâm. Còn như hoằng pháp lợi sinh, làm văn hóa, từ thiện, giáo dục, tổ chức các hoạt động Phật giáo quốc tế mà bản thân quên mất ý nghĩa chân thật của việc tu tập thì cũng không thể nói là “đưa Phật pháp vào ứng dụng rộng khắp trong cuộc sống hằng ngày”.
Đọc Tiếp

​​​​​​​"Chúng sanh sở dĩ không đắc được Ðạo chơn thật là vì có vọng tâm giả dối. Khi đã có tâm giả dối thì sẽ kinh động tới thần. Khi thần bị kinh động thì mình sẽ chấp trước vào vạn vật. Khi chấp trước vào vạn vật thì mình sanh ra tham cầu. Khi đã tham cầu thì sẽ sanh phiền não. Phiền não vọng tưởng thì thân tâm khổ đau. Do đó mình mới rớt vào chỗ ô trược, lưu lạc trong sanh tử, trầm luân nơi khổ hải và vĩnh viễn mất đi đạo chân thường. Ðạo chân thường, kẻ ngộ tự mình chứng đắc. Ðắc ngộ Ðạo rồi thì luôn thường thanh tịnh."
Đọc Tiếp

Như vậy căn bản làm người trước nhứt phải làm tròn đạo hiếu, kính lão trọng hiền; trông thấy người già cả xem như cha mẹ của ta,với bậc trung niên xem như anh chị, với hàng thiếu niên xem như con cái. Nếu có cái nhìn như vậy thì mới gọi là biết làm người. Cho nên người xưa dạy rằng: "Phụng sự tận tình bậc trưởng bối của kẻ khác cũng như phụng sự tận tình người lớn tuổi trưởng thượng trong nhà mình. Săn sóc hết lòng con em của kẻ khác cũng như săn sóc hết lòng con em nhà mình." Căn bản đạo làm người là kính mến bậc trưởng bối, tôn trọng bậc hiền đức, cung kính người tu đạo.
Đọc Tiếp

Khi sự sống bắt đầu nơi bụng mẹ thì giáo dục bắt đầu; rồi những ảnh hưởng do tai nghe mắt thấy sẽ hun đúc thành hành vi của cả đời mình mai sau. Có câu rằng: "Gần đỏ thì đỏ, gần mực thì đen, nhuộm xanh ra xanh, nhuộm vàng ra vàng". Chúng ta có thể nói chẳng cần chờ sau khi lọt lòng mẹ, thành người rồi thì việc giáo dục mới bắt đầu, thật ra ngay còn trong bụng mẹ, chưa chào đời thì thai nhi đã hấp thụ sự dạy dỗ rồi. Nếu người mẹ có học thức thì thai nhi hẳn sẽ chịu ảnh hưởng khiến trở thành rất thông minh, rất có học vấn. Nếu lúc đang mang thai người mẹ thường hay nóng giận, thì sau này đứa trẻ....
Đọc Tiếp

Chúng sinh như cùng tử nghèo khổ lang thang không định hướng vòng vo trong tam giới. Phàm là chúng sinh đều do nơi bần cùng trí huệ mà thành, lại do nghèo cùng trí huệ mà không tài nào giải quyết được cái khổ muôn đời là sinh tử luân hồi. Hễ còn trôi nổi trong luân hồi đều do vì bần cùng trí huệ, hễ còn bần cùng trí huệ tất còn nổi trôi trong sinh tử luân hồi. Hết thẩy chúng sinh đều đeo mang cái nghèo trí huệ và khổ sinh tử, nên gọi là cùng tử. Chư Phật biết rõ nguồn gốc của chúng sinh vốn chẳng phải cùng tử nghèo khổ thế ấy, chỉ do nơi điên đảo nhận giả làm chân mới ra nông nỗi, vì vậy thị....
Đọc Tiếp

Kim thử lang là loài vật quý hiếm ở đây biểu trưng cho thiện pháp bồ đề, rắn độc tượng trưng cho ác pháp sinh tử. Vì sao Kim thử lang lại đột nhiên hóa thành rắn độc ? Kim thử lang luôn là chính nó mà chưa từng biến thành rắn độc, chung quy chỉ do tâm biến hóa mà thấy Kim thử lang biến hóa, đó là trường hợp điên đảo « thuyền dời thấy bến trôi ». Chúng sinh do phan duyên nên « đối cảnh sinh tâm », gặp cảnh tu thì sinh tâm tu, gặp cảnh dục thì sinh ý dục, cảnh trần tục lại biến hóa khôn lường, nên tâm chúng sinh cũng phan duyên theo mà biến đổi khôn cùng, do vậy mà gọi là « tâm viên ý mã ». Tâm....
Đọc Tiếp

​​​​​​​ Phàm phu xuất gia khi hủy phạm một giới, do không biết hối cải, tất nhiên vọng ngữ che đậy, thành phạm lây nhiều giới. Nhân duyên phạm giới đều do nơi ngũ dục, chúng sinh bản tính đa dục, vì vậy mà tạo tác biết bao vọng nghiệp, trôi lăn trong ngũ thú chịu vô số khổ nạn, do vậy phát tâm xuất gia cầu thoát những khổ nạn này.
Đọc Tiếp

Người đời sở dĩ ít hành bố thí, thứ nhất vì tính ích kỉ của ngã chấp, thứ đến vì nghi ngại không biết bố thí thật có phúc báo hay không. Nếu bố thí mà không mang lại kết quả lợi ích nào cho ta, thì ta nhất định không hành bố thí, thế nên đa phần chúng sinh bố thí bằng tâm ham lợi hơn vì thiện.
Đọc Tiếp

Khổng tử từng than « ngô vị kiến hiếu đức như hiếu sắc giả dã » (ta chưa từng thấy ai hiếu đức như những kẻ hiếu sắc). Dưới mắt Phật giáo thì sắc đứng ngang với tiền tài, danh vọng kế đó là nhu cầu ăn ngon và ngủ khỏe. Phàm nhân say mê sắc dục và những thứ nọ, miệt mài truy cầu chưa từng biết chán đủ, lại bất kể hậu quả sẵn sàng liều mình để được như ý, quả là cầu ngũ dục bất tích thân mạng, song đối với thiện pháp thì tính toán so đo, ngần ngại không dám hành, cho dù phải hy sinh chút ít lợi riêng. Giả như phàm nhân đều hiếu đức không tiếc thân mạng như đối với sắc dục thì hẳn nhiên nhân gian....
Đọc Tiếp

Một số đông người tu học thường lí luận rằng ta phải tự lượng sức mình mà không nên phát tâm vượt quá sức mình, điển hình là không nên phát tâm bồ đề cứu độ chúng sinh, vì sức của ta là sức phàm nên chỉ đủ lo cho vợ chồng con cái, không thể gánh vác chúng sinh được, nên cần phải tự lượng sức như anh học trò « tự lượng sức » từ chối cho 1 thiếu nữ tá túc trong đêm mưa to gío lớn, thổi bay nóc nhà cô này. Vừa ướt vừa lạnh cô gái chạy sanh nhà anh học trò hàng xóm xin tá túc qua đêm. Anh này học đạo thánh hiền nên từ chối, lấy cớ « tôi và cô đều độc thân, nên không thể chung nhà qua đêm được, làm....
Đọc Tiếp

​​​​​​​Phàm nhân u mê không thấu suốt nhân quả, hồ đồ nhận định sai lạc mọi nguyên nhân dẫn đến hành động lầm lẫn càng làm cho quả không những không thể thay đổi mà còn gây thêm nhiều hậu quả tai hại cho cả ta lẫn người như trường hợp truyền thống đánh cho khi nguyệt thực vì ngỡ do chó ăn mất mặt trăng.
Đọc Tiếp

Tham sân si được gọi là ba độc, bởi ba thứ này hủy họai từ bi che lấp trí huệ, lại cũng do cả ba thứ này đều phát sinh từ tính vị kỉ ngã chấp, và rồi trở lại làm tăng trưởng và củng cố thêm cho ngã chấp tự tư tự lợi, do đó cả ba tính này sẵn sàng gây hại cho tha nhân và chúng sinh để được như ý, song le một khi được « như ý » tham, sân hay si thì quả khổ sẽ hiện tiền và bấy giờ mới hối hận « biết thế thà đừng như ý », dụ như vì sân hận giết người, vì tham lam gian dối nên chịu tù đầy… Nhưng khi chúng sinh bị tham, sân hay si khống chế nội tâm khi ấy chúng sinh chỉ biết theo ý của ba độc hành....
Đọc Tiếp

Người xuất gia vì hạnh nguyện độ sinh nên tâm phải bình đẳng, không tắng ái, hơn thua, như nhà nông cầy cho đất phẳng, sau đó phát  nguyện và hành độ sinh, như tưới nước bón phân. Và cuối cùng là thực hiện các giới pháp trên nền tảng bình đẳng nguyện hành độ sinh, và như vậy sẽ gặt hái được mọi công đức lành, như lúa mọc lên tốt tươi.
Đọc Tiếp

Chúng sinh là những hữu tình có đủ ba đặc tính tham sân si, vì thế cảnh giới của chúng sinh đầy dẫy tính tham sân si, sinh hoạt chính yếu của chúng sinh cũng chính là sinh hoạt tham sân si. Vì vậy mà kinh Địa Tạng dậy « chúng sinh nam Diêm phù, cử chỉ động niệm vô phi thị nghiệp, vô bất thị tội », mọi cử chỉ động niệm của chúng sinh nam Diêm phù đều là nghiệp, đều là tội. Do tham sân si mà hữu tình thành chúng sinh, do tham sân si mà cảnh giới thành cõi ác. Nếu không tham sân si thì hữu tình trở thành giác hữu tình tức bồ tát, nếu không tham sân si thì cảnh giới nào cũng không còn là cõi ác,....
Đọc Tiếp

Do chúng sinh vọng nhận tứ đại là tướng tự thân, sáu trần duyên ảnh là tướng tự tâm, cho đó là ngã (kinh Viên Giác), từ đó khởi ái dục sinh ngã chấp, thành ngã ái như kinh Viên Giác dậy « ái dục vi nhân, ái mạng vi quả ». Do ái mạng nên sinh thuận nghịch, khổ lạc, đắc thất, tạo tác mọi vọng nghiệp. Ngã đã từ vọng sinh, nên mọi tạo tác của ngã đều là vọng nghiệp. Vọng tất nhiên không thật, do đó hết thẩy các tư tưởng hành động của ngã nhằm đến cứu cánh hạnh phúc đều chỉ là vọng không thật. Khổ công tạo dựng chung cục không đạt được thật quả, đó là gốc khổ chung của chúng sinh. Tất cả sự nghiệp....
Đọc Tiếp

Ghế là chỗ ngồi, dụ cho căn bản thiện pháp, người trì giữ gánh vác pháp này, tất không bị ngã pháp chi phối sai sử, ngã pháp tức 36 món bất tịnh, nên có thể theo Phật đến được Phật độ, tức vãng sinh, do không còn bị tham dục của ngã trói buộc, như viên quan nếu y lời vua thì sẽ nhẹ tay xách ghế cùng vua đến vườn vô ưu. Phàm phu như vị quan này, không muốn theo lệnh vua, mà chỉ muốn theo ý mình, nên thay vì trì giữ pháp Phật tức y giáo phụng hành, đã như viên quan không muốn xách ghế theo vua đến vườn vô ưu hân thưởng cảnh giới an lạc thanh tịnh, mà đòi như ý là gánh, vì vậy nên thay vì sách....
Đọc Tiếp

Người cha dụ cho thiện tri thức, người con dụ cho người tu học, trong đêm dụ cho khi còn vô minh, đến sáng dụ cho khi phát sinh trí huệ, tới thôn nọ là sự tu hành, lấy vài thứ về dụ cho đắc Phật pháp thành tựu được công đức vô lậu.   Phàm phu nghe thiện tri thức nói đạo pháp có vô lượng công đức, nên sinh tâm tham cầu, xuất gia tu hành, nhưng khi tu hành không nương thân tâm nơi thiện tri thức nên bơ vơ lạc lõng trong cảnh xuất gia, mà chẳng biết làm sao để đạt được sự tu hành chân chính, hầu đem về được những công đức của đạo pháp, chỉ biết ngày hai buổi công phu, thờ Phật ăn oản, một cách....
Đọc Tiếp

Lừa đực dụ cho vọng tâm, sữa dụ cho công đức nhũ, lừa cái dụ cho chân tâm, dân biên địa dụ cho mê muội. Phàm phu và ngoại đạo nghe nói công đức của đạo tức chân tâm, vô sinh tử, vô họa hoạn, vô phiền não, nên khởi tâm mong cầu được công đức này, nhưng không biết đạo (tâm) thật sự là gì, nên chẳng phân biệt được vọng tâm và chân tâm, vớ lấy vọng tâm tưởng đó là chân tâm, ra sức tu hành để được công đức nơi vọng tâm, như dân làng này không biết con lừa là gì, nên chẳng biết đâu là đực đâu là cái, nên khi được con lừa đực, chẳng biết nó là giống đực, cả làng xúm lại tranh nhau dùng lừa căn vắt....
Đọc Tiếp

Người ngu này vừa không biết thời tiết nhân duyên, vừa vọng tưởng bỏ công ít mà được quả nhiều.   Nhân duyên mà không đúng thời tiết tất không thành quả, như vào mùa đông mà gieo hạt tất không thể nẩy mầm lên cây được, hay giữa sa mạc mà trồng cây thông, như anh thợ cầy muốn phối hợp với công chúa. Thợ cầy như mùa đông, công chúa như cây nho, thời tiết và nhân duyên hoàn toàn sai biệt vì thế không thể kết hợp được.  
Đọc Tiếp

Lạc đà tượng trưng cho huệ mạng, hũ là phương tiện chứa đựng thiện pháp nuôi dưỡng huệ mạng. Một khi phương tiện chứa thiện pháp xu hướng mê muội, tham dục, thì phương tiện này trở thành cái hũ chật vì lạc đà không rút đầu ra được, điều này chỉ cho khi chúng sinh tham ái vô minh, thì huệ mạng bị che mờ, nhốt kín trong cái phương tiện tà mạng, như phiền não tạng che khuất chân tính. Người tu một khi bị tham dục lôi cuốn, tất cả mọi phương tiện thiện pháp đều hồi hướng đến ngũ dục của ngã ái, thay vì hồi hướng đến quả giải thoát, vì vậy trí huệ bị che mờ, tự nhốt thân tâm trong dục lạc, không....
Đọc Tiếp

Vua dụ cho chư Phật, quốc độ dụ cho cảnh giới tu hành, tẩy tịnh dụ cho thanh tịnh thân tâm, làm nô dịch dụ cho đọa lạc vào cảnh khổ. Bà la môn trong quốc nội phải thanh tịnh thân tâm dụ cho chúng sinh phải thanh tịnh thân tâm mới vãng sinh về cõi Phật, nếu thân tâm bất tịnh tất bị quốc vương phạt phải làm đủ mọi việc nô dịch khổ sở, dụ cho thân tâm cấu uế bị đủ mọi quả khổ. Nô dịch tất phải có hoàn cảnh của nô dịch, dụ như bị phạt làm nô dịch quét chuồng xí, tất thân phải trụ nơi chuồng xí, như vậy hễ làm nô dịch tất luôn trụ trong cảnh giới bất tịnh để hoàn thành hình phạt nô dịch.  
Đọc Tiếp

Thế nhân đều thích tiếng tốt, đến ngay kẻ hung bạo, khi bị “thóa mạ” là hung tính phát khởi nổi giận ra tay giết người, điều này chứng tỏ phàm nhân đều sợ tiếng ác và thích tiếng tốt. Khi nghe tiếng tốt trong lòng vui thích, và khi nghe lời xấu tất nổi sát khí, do đó mọi lời khen đều thuộc tiếng tốt, mọi lời chê bai mắng chửi đều là lời xấu. Tuy bản tính thích được tiếng tốt nhưng thế nhân hiếm ai thích làm điều tốt, và dẫu sợ tiếng xấu nhưng không ít người ưa làm chuyện xấu, từ duyên cớ này sản sinh ra sự dối trá, thành ngụy đạo đức.
Đọc Tiếp

​​​​​​​Bản ngã của chúng sinh là đầu mối gây ra mọi nghiệp nhân,  các câu chuyện ngu “vợ chồng tranh bánh” hay “hại mình hại người” đều do bản ngã mà phát khởi ngu si. Câu chuyện này nêu lên một thứ ngu si phiền não khác của bản ngã là phú (che đậy). Phú cùng với phẫn, hận, não, tật, san, cuống, siểm, hại, kiêu…thuộc về 20 món tùy phiền não. Sở dĩ gọi là tùy phiền não bởi các pháp này từ căn bản phiền não khởi, dẫn đến các tư duy và hành động ngu si nên chịu quả phiền não.  
Đọc Tiếp

Hai người vợ dụ cho nhị pháp. Thế nhân luôn sống trong nhị pháp thủ xả, thích thành nên sợ bại, muốn lạc nên sợ khổ, mà không rõ có cái này tất phải có cái kia, nhị pháp tuy mâu thuẫn nhưng tương sinh. Thế nhân loạn động với thủ xả, bị thủ xả che mất mắt huệ, như anh chồng vì sinh tâm ái dục cưới một lần hai cô vợ, cho đó là hạnh phúc nên mới thực hành, thế nhưng sau đó mới thấy hậu quả chân thật, chẳng những không hạnh phúc ngược lại còn rất phiền não, gần người này thì người kia giận, thực chẳng biết sử sự ra sao cho ổn, nên quyết định không thiên bên nào cho yên. Anh này không hiểu rằng tâm....
Đọc Tiếp

Chữ nếm trong câu chuyện này, là thiệt căn tiếp xúc với vị trần của quả yêm bà la, thành thiệt thức, nếm rồi mới chọn lựa, tức thiệt thức phối hợp với ý thức để thủ xả. Tiền ngũ thức độc lập với nhau, và không có ý kiến, ý kiến thuộc về cái kiến của ý, gọi là ý thức. Ý thức cũng không độc lập, mà dựa trực tiếp vào mạt na thức và gián tiếp vào thói quen tích lũy lâu nay, gọi là tàng thức, để phân biệt thủ xả. Do vậy mỗi chúng sinh mỗi ý thức, dẫn đến sự phán đoán khác nhau về một pháp, nên thủ xả bất đồng. Vì dựa vào ý thức phán đoán sự vật nên sự phán đoán chỉ trúng với ý thức đó, mà có thể....
Đọc Tiếp

Tập tục thói quen truyền từ lâu đời được gọi là truyền thồng. Có vô lượng truyền thống, như mỗi quốc gia đều có truyền thống, thậm chí mỗi tỉnh mỗi làng cho đến mỗi dòng họ cũng đều có truyền thống riêng. Song nhân loại có chung một truyền thống đó là “trung thành với truyền thống”, coi sự trung thành này là một lương tâm, một phép tắc, một đạo đức bất khả xâm phạm. Không ai được đụng đến truyền thống này, dù chỉ muốn sửa đổi, hay đặt vấn đề, đều bị coi là phạm tội hủy báng, phá hoại và vong bản.
Đọc Tiếp

Thoạt nhìn câu chuyện, chỉ thấy cái độc và hại của sân hận, nhưng nếu xét tận gốc, sân từ đâu khởi tất sẽ nhận ra phát sinh từ tham, do tham khởi tranh mới phát sân, rồi si duy trì sân và giúp sân trả thù bằng cách hại mình hại người, như bọn khủng bố. Sở dĩ chỉ muốn đối phương đau khổ để ta được như ý, mà bất kể đến nỗi thiệt hại và mất mát to lớn mà ta phải hứng chịu, lý do cũng giống như câu chuyện “Vợ chồng tranh bánh”. Vợ chồng kia tranh bánh để thỏa mãn bản ngã háo thắng, gã sân này cũng mong muốn thỏa mãn cái bản ngã sân khuể. Cả hai bản ngã tham và sân đều ngu si vô cùng, chịu mất hết....
Đọc Tiếp

​​​​​​​Thế gian lấy thắng bại làm sinh hoạt thường nhật chính yếu, thắng bại trong hàng ngày, trong hàng tháng và trong cả đời. Thắng bại với mọi người quanh ta, với kẻ địch lẫn người thân, với kẻ ác lẫn người thiện, giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh em và xóm giềng, từ sự thắng bại giữa ta và người lan rộng đến thắng bại giữa xứ này với xứ nọ, giữa chủng tộc hay giai cấp này với chủng tộc và giai cấp kia…có thể nói thời thời khắc khắc phàm nhân sống trong thắng bại.  Do đời sống là một trường thắng bại bất tận mà con người và thế giới phải chịu bất an. Càng bất an càng tranh....
Đọc Tiếp

​​​​​​​Biển dụ cho thế gian, trưởng giả tử dụ cho chúng ta, bảo tàng dụ cho công đức giải thoát, thuyền dụ cho sự tu hành, xoáy nước dụ cho ma chướng, thuyền trưởng dụ cho bậc hiền thánh. Đại ý câu chuyện chỉ dậy cái học từ chương, y cú bất y nghĩa, vốn không đem lại kết quả thực biết. Như Mạnh tử nói, tận tín ư thư, bất như vô thư (cứ tin hoàn toàn vào sách, thì thà không có sách) . Cái học này chẳng khác gì lời phê bình của Mặc tử về người mù học đen trắng, trên lý thuyết người mù nói rất chính xác, nhưng trên sự hành, bảo phân biệt đậu đen và trắng thì người mù không phân được, như vậy chỉ....
Đọc Tiếp

Người vợ dụ cho bố thí nhưng tồn tâm bất kính. Vua phái làm sứ dụ cho thiện tri thức. Tới xứ khác dụ cho cõi thiên. Sát quần tặc dụ cho chứng quả Tu đà hoàn, đoạn được ngũ dục và chư phiền não. Gặp vua nước kia dụ cho gặp bậc hiền thánh. Các cựu thần tật đố dụ cho ngoại đạo, thấy bực trí giả trừ được ngũ dục và phiền não, liền sinh hủy báng, cho là không có chuyện đó. Người kia thách thức cựu thần so tài, dụ cho ngoại đạo không dám tranh luận với Phật pháp. Giết sư tử dụ cho phá ác ma; đã đoạn phiền não, lại hàng phục ác ma, liền được ban thưởng đạo quả vô trước. Mỗi lần cảm thấy sợ hãi dụ cho....
Đọc Tiếp

​​​​​​​Câu chuyện này tương tự câu chuyện Sợ chiếc áo quỷ. Tất cả đều do vọng thức khởi thị phi nhân ngã. Ma dụ cho các pháp ngoài ngã. Do ngã kiến chấp thấy ngã là chân lý, ngoài ngã là ma, có nghĩa sai quấy, như người này thấy người kia là ma, người kia lại thấy người này là ma. Ngã nào quán sát các pháp cũng đều lấy ngã làm trung tâm của chân lý, hễ nghịch với ngã thì là ác, còn thuận thì là thiện, do vậy chúng sinh không phân biệt được các pháp một cách đúng thật, vọng nhận thiện ác. Ngã tự cho mình là thước đo chân lý, do vọng thức chấp ngã sinh mọi thứ như ái tắng thuận nghịch, dụ như kẻ....
Đọc Tiếp

​​​​​​​Phàm phu vì vọng nhận ngũ uẩn là ngã nên đói khát niềm an lạc, chịu biết bao khổ não, đi tìm đạo sư học pháp thường lạc ngã tịnh, như gánh hát vì kế sinh nhai phải tha phương cầu thực. Song trong quá trình học đạo vẫn dùng huyễn ngã tu hành, tưởng rằng học pháp thường lạc ngã tịnh, để huyễn ngã này đắc được 4 đức đó, mà không hay biết rằng chỉ khi nào trừ được huyễn ngã thì mới thành 4 đức. Vì nhận huyễn ngã nên đánh mất chân ngã, lại do huyễn ngã nên có sinh tử vô thường làm mất tính thường, do vô thường nên khổ, do khổ nên cấu nhiễm mất tịnh. Như đoàn hát này, do vọng thức người kia....
Đọc Tiếp

​​​​​​​Như trong hai câu chuyện 60 và 61, đề cập đến 5 uẩn kết hợp thành ngã. Chúng sinh chấp ngã là thật, nên cử chỉ động niệm đều vì huyễn ngã khởi động, đã khởi động từ huyễn nên chung cục mọi tạo tác của ba nghiệp đó đều như hành động của cơn mộng, khác nào mò vàng dưới đáy ao, chỉ tích lũy chồng chất toàn cấu uế và thời gian của cuộc sống đều dồn hết thân tâm tính toán lao lực đầu tư vào việc “xây lầu trên không”, và cứ vậy lưu chuyển từ kiếp này sang kiếp nọ, miên viễn như gã mò vàng, mò đuối rồi nghỉ ngơi vừa khỏe là tiếp tục công việc cấu uế vô ích. Kết quả không có chỗ đến, vì chỗ đến....
Đọc Tiếp

​​​​​​​Tôn giáo thường cho mọi sự vật từ vô tình đến hữu tình, đều do Thượng đế sáng tạo. Thượng đế được định nghĩa là nguyên nhân đầu tiên, sinh ra mọi quả, hay một đấng vô sinh, tự hiện hữu. Thượng đế trên danh nghĩa là bậc sáng tạo muôn loài, song thật tế lại là sản phẩm do con người đẻ ra, vì vậy Thượng đế có đầy đủ yếu tố của tác giả là con người, có nghĩa Thượng đế cũng có thức phân biệt nhị biên, tắng ái, thiện ác, khổ lạc. Nếu Thượng đế thực sự sáng tạo muôn loài, tất nhiên muôn loài đều như ý Thượng đế, thế nhưng do đâu có ma quỷ, có ác, có khổ, nếu những thứ này đều không do Thuợng....
Đọc Tiếp

​​​​​​​Người con dụ cho thức, người cha dụ cho trí. Nhãn thức phân minh thấy rõ ràng có vàng dưới đáy ao, nếu y thức tất như gã này lao nhọc vô ích, vì thật sự vàng không có dưới nước. Trí quán biết cái vọng của thức nên y trí bất y thức, vì thế chẳng những không hề lao nhọc vất vả, mà lại được chân kim. Do vậy tu học Phật pháp nhắm đến mục đích chuyển thức thành trí, y trí bất y thức. Do vì chúng sinh luôn y thức bất y trí, dựa vào sự phân biệt của mắt thấy tai nghe, mà chấp thật (thức), từ đó sinh cảm thọ, tư tưởng và hành, chẳng khác gã mò vàng dưới đáy ao, vàng không được chỉ được một đống....
Đọc Tiếp

Người có lý tưởng, là người tư duy và hành động có mục đích, và biết gía trị của mục đích, nhận rõ con đường ta phải đi và chỗ ta phải đến. Nhờ vậy trên đường đi không bị cảnh vật dọc đường lôi cuốn mê hoặc, hay đe dọa cản trở. Nhờ trung thành với lý tưởng, ta vẫn vượt qua mọi thứ trên để đến được mục đích lý tưởng. Như người thứ nhất dừng chân đứng hân thưởng nghệ thuật làm bình của thợ gốm trong chốc lát, rồi vẫn lìa bỏ thú vui này, tiếp tục đến pháp hội, được hưởng một buổi dạ yến sơn hào hải vị, lại thêm được quà trân bảo.
Đọc Tiếp

​​​​​​​Người phu đẩy xe mè qua hiểm lộ dụ cho ba nghiệp của chúng ta, vướng vào hiểm lộ trong lục đạo. Hai người đi đường dụ cho hai xu hướng tư duy tu hành. Giúp đẩy xe « ba nghiệp » ra khỏi hiểm lộ, là do trí huệ tu hành đẩy được ba nghiệp thoát khỏi hiểm lộ, tức quả khổ của lục đạo, đẩy xe đến chỗ an bình, tức đưa ba nghiệp đến chỗ thanh tịnh an lạc, xa lìa sinh tử. Đòi được thưởng tức tư duy về chỗ đắc, tức cảnh giới chứng quả.
Đọc Tiếp

Con rùa đen đui mù trôi dạt trong biển lớn, gặp được tấm ván trôi là chuyện khó, mà còn chui vào được lỗ hổng của ván để nghỉ ngơi lại càng hy hữu. Như một chúng sinh nếu đưọc trọn vẹn ba điều sau, thì cũng hy hữu chẳng khác nào con rùa đen kia. Ba việc này gồm :
Đọc Tiếp

Câu chuyện này tương tự như câu chuyện con chim hai đầu. Mỗi người chúng ta là con rắn khùng này, trong cuộc sống nội tâm con người hay phát sinh những tư tưởng xung đột, không biết phải nghe theo điều nào, như đầu và đuôi rắn tương tranh. Đa phần là sự tương tranh giữa thiện và ác, ngu và trí, nhưng ác thường thắng thiện, ngu hay thắng trí. Như Trung bổn khởi kinh dậy, việc ác hại thân, ngu cho là dễ, thiện an thân nhất, ngu nói khó làm. Do vậy đủ thấy ngu đi đôi với ác, và thiện song hành với trí, ngu cho ác dễ làm, nên ngu hay chọn ác.
Đọc Tiếp

Chúng sinh nhờ tu hành các pháp khế cơ mà nhập được lý, nhưng tứ tướng hãy còn nên bị mê trí, cho rằng với kinh nghiệm của bản ngã, đích thực pháp này mới đưa ta đến giải thoát, do vậy phải biết pháp này là pháp thật giải thoát là pháp cao thượng. Song ai cũng hành theo pháp khế cơ của mình mà được giải thoát, nên mỗi thực nghiệm có mỗi khác, vì vậy người nào cũng tin kiên cố rằng pháp ta tu hành mới thực là pháp giải thoát, và như thế là pháp tối thắng, do vậy phát khởi tranh cãi, và khi cầu thắng tất chỉ trích phê bình các pháp khác, vô hình chung hủy báng Phật pháp. Như thiền chê tịnh, hiển....
Đọc Tiếp

Câu chuyện trên cho thấy mọi quả báo ở thế gian này vốn không thật hữu, mang đậm tính chất vô thường, thoạt có thoạt không, không thể nắm bắt hay sở hữu được, và không mang theo được sau khi chết.   Nhà vua nghe nhạc xong không trả tiền, mượn lý do, nhạc sĩ đàn cho vua nghe giải trí nơi tai nhất thời, không có gía trị bền vững, nên do nhân duyên này được lại quả tương ưng là cũng nghe số tiền thưởng mà vui trong chốc lát. Đời sống chúng sinh cũng vậy cả đời truy cầu cái quả không thật, bỏ công phu truy cầu rất to lớn, đầu tư bằng bao nghiệp nhân, nhẫn chịu mọi khổ não nơi thân tâm hiện tại,....
Đọc Tiếp

Đại ý câu chuyện nêu lên phương pháp trị bệnh ngu muội, chẳng những bệnh không thuyên giảm mà còn hành xác, thống khổ vô cùng đến lòi cả cặp mắt. Người gù vô trí đi chữa trị dị tật bẩm sinh, tìm đến thầy lang cũng vô trí, nên kết quả thảm hại vô cùng.  
Đọc Tiếp

Cuộc sống của thế nhân có hai việc chính yếu, là ăn để sống và sống để đấu tranh. Hai đứa trẻ ở đây không chỉ thuần là hai người chưa trưởng thành còn ấu trĩ trong sự suy nghĩ, nên hay phát sinh xung đột ý kiến, mà còn chỉ cho hai người đã trưởng thành, nhưng tư duy còn non kém như trẻ con, hay hai tập thể, hoặc hai quốc gia thường xuyên xung đột. Khi phát sinh mâu thuẫn họ phải nhờ đến bậc tri thức ở đời giải quyết, như hai trẻ nhờ tiên nhân.  
Đọc Tiếp

Dã can bị một gậy rơi từ trên cao xuống, nó kinh sợ tưởng bị cây đập, nên trốn chạy, đến chốn đồng không, không có bóng mát che nắng và cũng chẳng cò tàng cây trú mưa, xét đi nghĩ lại không bằng chốn cũ, song vì vọng tưởng bị cây đánh nên không dám về, cho đến khi thấy cành lá rung chuyển vì gió lại vọng cho là được gọi trở về.
Đọc Tiếp

Người ngu cả đời làm ác, như chị vợ vì tham dục, muốn được hoa trang điểm, ép người chồng phải thỏa mãn ý mình, nếu không được như ý thì bỏ chồng, người vợ không cần biết đến sự an nguy của người chồng, chỉ biết đến đóa hoa dùng trong ít ngày, còn người chồng thì sống đời với mình, song do tham dục sai sử, như người mù, chỉ thấy được như ý, mà không biết đến hậu quả, đổi chổng lấy đóa hoa, đem sự an nguy của người chồng phục vụ cho việc trang điểm nhan sắc trong một ngày, khác nào hai người ngu lấy gấm vóc lụa là phủ che cho da lạc đà, hay gã trộm lấy gấm vóc bọc quần áo rách. Cũng bởi do vô....
Đọc Tiếp

Đầu Tiên   Trở Lại  
1  2  3  4  5  6  7  8  9  10 
  Kế Tiếp   Cuối Cùng
Page 1 of 27
Bồ Tát nói: “Một môn Tịnh Ðộ ta dạy đó thật sự là tâm tông của chư Phật, là đường tắt của trời người. Nay các ông tuy cầu vãng sanh nhưng phát nguyện chưa thiết tha, như người vào trong biển cả chẳng nhặt lấy bảo châu thì chỉ nhọc nhằn vô ích thôi!