Phật Học Vấn Đáp


Chư Phật, Bồ Tát vô số, rốt cuộc là chư Phật, Bồ Tát nhiều hơn, hay là chúng sanh nhiều hơn?
Hư không vô lượng vô biên, đức Phật nói trăm ức mặt trời, mặt trăng, đấy cũng chẳng qua là nói tới một phần trong vô lượng vô biên, trọn chẳng phải là cực hạn, đúng không? Lại nữa, số lượng bao nhiêu là do tâm phân biệt hư vọng của con người sanh ra, chứ thật sự thì “hết thảy vào một, một vào hết thảy”. Có kẻ hoài nghi chúng sanh vô số, chư Phật, Bồ Tát cũng vô số, rốt cuộc là chư Phật, Bồ Tát nhiều hơn, hay là chúng sanh nhiều hơn? Thật ra, đã nói là vô số, sẽ chẳng thể phân biệt nhiều hay ít, như đức Phật nói Pháp Thân của Phật trọn khắp hết thảy mọi nơi, Phật có thể hóa thân ngàn trăm vạn ức phân thân trong các cõi nước nhiều như vi trần để cứu độ chúng sanh, há có phải là dùng con số bao nhiêu để hạn định? Vì thế, bất đắc dĩ mà nói là vô lượng, vô biên. Nói tột cùng sẽ là chẳng thể nói, chẳng thể diễn tả, há nào phải chỉ có Lý này chẳng thể nói, chẳng thể diễn tả! Há có phải chỉ có Lý này là chẳng thể nói, mà hết thảy đều là chẳng thể nói! Hễ nói sẽ chẳng trúng, tướng hiện bèn cười, trong lòng vui vẻ, dường như sẽ gần với lẽ thật , có phải hay chăng? (Tân La hỏi)
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Dịch Giả :Cư Sĩ Như Hòa | Xem: 54

5/11/2024 12:27:20 PM
Đúng như vậy, đúng như thế!
 
[i] Nguyên văn “tướng hiện nhi tiếu, mạc nghịch ư tâm, thứ kỷ cận chi”. Câu này sử dụng hai thành ngữ “tương thị nhi tiếu, mạc nghịch ư tâm” (nhìn nhau cười, tâm đầu ý hợp). “Mạc nghịch” là đôi bên thuận thảo, hết sức hợp ý, hình dung bạn bè chơi với nhau thân thiết, chẳng hề có mâu thuẫn, kèn cựa nào. Thành ngữ này dựa theo một câu trong thiên Đại Tông Sư của Nam Hoa Kinh. “Thứ kỷ” là “gần như, dường như”. Từ ngữ này dựa theo câu nói trong sách Sử Ký, thiên Tần Thủy Hoàng Bản Kỷ: “Quả nhân dĩ vi thiện, thứ kỷ tức binh cách”, câu này được các nhà chú giải giảng là “quả nhân vì làm lành, gần như chấm dứt chiến tranh”. 

Trích từ:  Phật Học Vấn Đáp Loại Biên.

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật