Trong Phật pháp vốn chẳng có tông phái gì cả, nhưng vì trong thời Mạt Pháp căn tánh chúng sanh kém cỏi, trí huệ chẳng bằng lúc trước, nên cần phải chọn lựa phương pháp tu học cho thích hợp. Phật dạy: “Thời Mạt Pháp Tịnh Ðộ thành tựu”, chúng ta cần phải nương theo lời dạy của đức Phật mà tu. Pháp môn Tịnh Ðộ là pháp môn nhị lực, tu hành nương theo sức lực của Phật và sức lực của mình. Nhưng trong ngàn người khó tìm được vài người chân chánh tin tưởng pháp môn Tịnh Ðộ, phần đông mọi người đều tin sơ sài, chẳng ai tin tưởng thực sự!

Học Phật cần có ba điều, thiếu một cũng không được. Ðó là Văn - Tư - Tu (nghe - suy nghĩ - tu tập). Văn nghĩa là nghe, “Phật pháp khó nghe, nay đã được nghe”. Có thể nghe được Phật pháp, thật chẳng dễ đâu nhé! Vô cùng khó khăn! Nhưng sau khi nghe được, chẳng tiến thêm một bước là suy tư thì cũng uổng công. Hiện nay, Tam Tạng mười hai bộ kinh khắp nơi đều có, nhưng kinh tạng chẳng thể tự động thuyết giảng. Vì “Phật pháp không ai nói, tuy có thông minh vẫn chẳng hiểu rõ”, cho nên phải thâm nhập, tư duy và nghiên cứu. Nói trở lại chuyện Tịnh Ðộ là pháp khó tin, nếu muốn thông suốt ắt phải thâm nhập Tam Tạng kinh điển. Vì thế mới biết pháp môn Tịnh Ðộ chỉ nghiên cứu không chẳng đủ, nhất định phải thật tu. Nếu không thể thực hành thì chỉ là lời nói dư thừa. Phải biết: Nghe nhiều chẳng bằng nghĩ nhiều, nghĩ nhiều chẳng bằng hành nhiều; ba thứ thiếu một thì không được.

Tịnh Ðộ là pháp dễ hành khó tin. Khó tin vì lòng tin phải vững chắc, Bát Ðịa Bồ Tát trở lên mới chẳng lung lay lòng tin. Vì vậy, chúng sanh phải tin tưởng vào Thánh Ngôn Lượng[10], nương vào nguyện lực của đức Phật, thiết thực tu hành. “Một nguyện lực, một thật tu”, đây là điều trọng yếu nhất. “Dị hành” nghĩa là chỉ cần làm theo lời dạy của Phật, nhất định sẽ thành công. Sáu chữ ‘Nam-mô A Di Ðà Phật’ bao gồm Tam Tạng mười hai bộ kinh, chẳng thể dùng hai ba ngày mà có thể giải thích rõ ràng được. Tu hành không thể tu một chút xíu rồi thôi. Người xưa nói: “Muốn biết đường xuống núi, phải hỏi người từng đi qua”. Người đã từng trải qua dạy quý vị làm như thế nào, quý vị phải làm như vậy thì sẽ thành công.

Chữ Tịnh trong Tịnh Ðộ Tông rất quan trọng, phàm phu thường chẳng tịnh, vì cả ngày phàm phu đều khởi vọng tưởng, trong vòng một khảy ngón tay đã khởi lên mấy trăm vọng tưởng, mỗi vọng tưởng là một lần sanh tử, thật là đáng sợ! Cả ngày đều khởi vọng tưởng, sẽ không thoát khỏi lục đạo luân hồi. Có người hỏi: “Có ai chẳng khởi vọng tưởng, có ai chẳng khởi tâm niệm?” Chỉ có Phật mới một niệm chẳng khởi. Tịnh Ðộ Tông dạy chúng ta gom hết thảy tâm niệm lại thành tịnh niệm, chẳng khởi vọng tưởng. “Có thể làm được hay không?” Chỉ cần biết phương pháp thì sẽ làm được. Lần này, tôi đến Phong Nguyên thật chẳng dễ, hôm nay bèn nói phương pháp này cho quý vị biết. Phương pháp gì? Tức là Nhớ Phật niệm Phật (Ức Phật niệm Phật).

Niệm Phật tức là mỗi lúc khởi tâm động niệm đều là A Di Ðà Phật, đương nhiên đấy đều là tịnh niệm. Nhưng như vậy thì công việc gì cũng không cần phải làm nữa hay sao? Còn một phương pháp khác, đó tức là Nhớ Phật, trong tâm luôn nghĩ đến Phật, chẳng quên. Niệm Phật là “niệm tại đâu, chú tâm vào nơi đấy”. Nhớ Phật là nhớ rõ chẳng quên, dẫu thầm lặng (tức là tuy miệng không niệm ra tiếng) nhưng vẫn luôn nhận biết (trong tâm luôn tưởng Phật). Thí dụ người ta ai cũng không quên tiền bạc, ai cũng không quên ăn cơm, như thế đem tâm ham tiền, nhớ ăn cơm biến thành tâm nhớ tưởng Phật, cái gì cũng biến thành A Di Ðà Phật. Cứ như vậy tuy trong tâm chẳng nói, nhưng có ấn tượng, đó là nhớ Phật. Mọi người phải hiểu rõ bốn chữ “niệm Phật, nhớ Phật” này thì sẽ đạt được lợi ích to lớn.

Thời gian hôm nay rất ngắn ngủi, tôi cúng dường vài câu vô cùng quan trọng này, mọi người hãy nên nghiên cứu rõ ràng, lâu ngày chầy tháng niệm Phật liên tục chẳng dứt, và biến đổi cái tâm không quên tiền, tâm không quên ăn cơm thành tâm nhớ Phật.

Kính chúc quý vị nhất tâm bất loạn, pháp hỷ sung mãn.

________________

[10] Thánh Ngôn Lượng là dùng lời dạy của chư Phật, Bồ Tát, thánh tăng để khảo chứng, biện định sự việc. Chẳng hạn như khi tu quán Phật theo Quán Kinh, nếu thấy những cảnh được hiện trong khi quán thân Phật không phù hợp với những điều được Quán Kinh mô tả thì biết là cảnh ấy là do ma hiện.
Trích từ: Tuyết Lư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
2 An Sĩ Toàn Thư - Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
3 Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
4 Lá Thư Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
5 Tử Thư Tây Tạng, Cư Sĩ Nguyên Phong Tải Về
6 Tuyết Lư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
8 Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
9 Tịnh Độ Vấn Đáp, Thích Nhuận Nghi Tải Về
10 Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả Tải Về
11 Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm Tải Về
12 Tịnh Độ Hoặc Vấn, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
13 Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
14 Tịnh Độ Nhập Môn, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
15 Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về

Nhớ Phật Niệm Phật
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam

Phương Pháp Niệm Phật
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm

Niệm Phật Giải Trừ Nghiệp Chướng
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Niệm Phật Đối Trị Vọng Tưởng
Hòa Thượng Thích Tịnh Không