Home > Khai Thị Niệm Phật
Không Sợ Niệm Khởi Sớm, Chỉ Lo Giác Ngộ Chậm
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch


Được thơ, biết cư sĩ lòng mộ đạo thâm thiết, tôi rất vui mừng! Nhưng vì duyên sự quá nhiều, thêm phải gấp giảo định lại bộ An Sĩ Toàn Thơ, nên sự phúc đáp có phần chậm trễ.

Tâm tham, giận, mê người người đều có, song nếu biết đó là bịnh thì thế lực của nó cũng không đến đỗi lẫy lừng. Ví như kẻ trộm vào nhà, nếu chủ nhân nhận lầm là người nhà, tất nhiên tài vật đều bị nó lấy hết. Như gia chủ biết đó là kẻ trộm, đuổi ngay liền tức khắc, thì trong nhà yên ổn, của cải mới được bảo toàn. Cổ đức nói: “Không sợ niệm khởi sớm, chỉ lo giác ngộ chậm.”Tham, giận, mê dù có nổi lên, giác ngộ được, tâm ấy liền tiêu diệt. Trái lại, nếu an nhiên xem nó như người trong nhà, thì có khác nào nhận giặc làm con, bảo sao tiền của không bị hao mất?

Niệm Phật không thể khẩn thiết, vì chẳng biết cõi Ta bà khổ lụy, miền Cực lạc an vui. Phải nghĩ rằng: “Thân người khó được, trung quốc khó sanh, Pháp Phật khó nghe, môn Tịnh độ lại càng khó gặp. Hiện thời, nếu ta không chí tâm niệm Phật, một khi vô thường đến, nhất định sẽ theo nghiệp ác nặng nề trong đời này hoặc kiếp trước mà đọa vào ba đường dữ, chịu sự khổ lâu dài, biết chừng nào mới được thoát ly?”Thường nghĩ như thế, sẽ tự tỉnh ngộ, tha thiết. Và phải tưởng đến sự khổ nơi Địa ngục mà phát tâm Bồ đề. Bồ đề tâm là lòng lợi mình lợi người. Khi phát tâm này, như đồ máy được gắn điện, có năng lực rất mạnh mẽ mau lẹ, sự tiêu nghiệp chướng thêm phước huệ, những căn lành công đức bình thường không thể sánh kịp.

Bị cảnh xoay chuyển là do công tu hãy còn cạn cợt, nên khi trong lòng có sự giận mừng, nét xấu, đẹp liền hiện ra nơi mặt. Nếu chánh niệm nhiều, tự nhiên tất cả phiền não đều giảm nhẹ. Cho nên, người chơn tu tuy ở cảnh trần lao, hằng tinh chuyên rèn luyện, khiến cho nghiệp tập lần lần tiêu diệt. Ấy mới là công phu thiết thật, và như thế tâm sẽ được tự chủ, thoát khỏi sự chi phối do hoàn cảnh bên ngoài.

Người tại gia không theo chúng, sự tụng niệm đều tùy mình, hoặc ngồi, đứng, quì, đi nhiễu quanh đều được, không nên chấp định một lối nào. Nếu chấp định, người sẽ dễ nhọc, tâm khó tương ưng. Nếu châm chước theo sức khỏe, công phu của mình, lựa điều thích hợp mà làm, mới có lợi ích. Cứ theo lệ thông thường, thì trước nên đi nhiễu quanh, kế đó ngồi, rồi sau quì. Như đi nhiễu và quì thấy mỏi nhọc, nên ngồi niệm, ngồi lâu sanh hôn trầm, thì đi nhiễu quanh bàn Phật hoặc đứng niệm, đợi khi hôn trầm tan mới trở lại ngồi. Khi niệm nên coi theo đồng hồ định thời, đừng lần chuỗi, vì lần chuỗi khó dưỡng tâm.



Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
2.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
3.    Long Thư Tịnh Độ, Vương Nhựt Hưu | Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ, Việt Dịch
4.    Pháp Môn Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Trí Thủ
5.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
6.    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 600 Tập Giảng Thứ 11, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
7.    Tịnh Độ Hoặc Vấn, Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
8.    Tịnh Độ Ngũ Kinh, Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Việt Dịch
9.    Tịnh Độ Nhập Môn, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
10.    Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch
11.    Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Sa Môn U Khê Truyền Đăng, ở núi Thiên Thai | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
12.    Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm
13.    Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Đại Sư Đời Tùy, Thiên Thai Trí Giả | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
14.    Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
15.    Tịnh Độ Vấn Đáp, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Thích Nhuận Nghi, Việt Dịch
16.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Đại Sư Liên Trì | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
17.    Tuyển Tập Khuyến Tu Tịnh Độ, Nguyễn Long