Bệnh do thân sanh, thân do nghiệp sanh, muốn cho bệnh mau lành, các hạ nên tha thiết sám hối để tiêu trừ túc nghiệp. Với việc phòng thất, cũng phải tự răn cấm thì bệnh mới khỏi tăng thêm. Bất luận bệnh gì, nếu không răn chừa sự vợ chồng chung chạ, tất nhiên khó được lành.

Hàng ngoại đạo rất nhiều có đến trăm ngàn phái, nhưng cách dụng công của họ đều không ngoài việc vận khí luyện đơn. Bên ngoại đạo dù có bảo người xem kinh niệm Phật, cũng là việc bề ngoài, chính họ cũng không cho đó là đạo. Khi truyền giáo, các ngoại đạo thường lựa vào lúc ban đêm, đóng kín các cửa lớn cửa sổ, bên ngoài phái người qua lại canh tuần, chỉ để một người thọ giáo vào thất. Trước khi được điểm đạo, người thọ giáo phải phát lời thề rất độc địa thảm ác. Nếu kẻ nào trái với lời dạy bảo của họ, sẽ phải chịu kết quả của lời thề ấy. Khi phát thệ rồi, họ lại chỉ khiếu điểm huyệt hoặc ở đầu, ở mặt, ở thân. Những huyệt nơi thân cần phải cởi áo mới chỉ điểm được. Việc làm như thế thật là một bức sáo để mê hoặc người. Họ lại thêm rằng một phen truyền qua, không tu cũng có thể đắc quả. Giả sử bỏ hẳn những việc chỉ điểm bí mật cùng phát lời thề, mà đem công bố rõ ràng ra cho mọi người tự do lựa chọn, tất hạng ấy không còn căn cứ đứng vững. Trong Phật Pháp không có việc bí mật truyền lén nhau, cũng không dạy người phát lời thề độc ác, kẻ nào tin thì theo, không tin thì thôi.

Các hạ đã niệm Phật mà còn sợ lạc vào ngoại đạo, ấy cũng bởi chính mình không phân minh sự tà chánh giữa đôi bên, chỉ bắt chước theo người phát sanh tín tâm, thật ra chưa có lòng tin chân thật. Nếu có lòng tin chân thật thì chỉ gắng sức tu trì, cần gì phải lo ngoại đạo đông nhiều và sợ mình đi lạc lối? Các hạ đã tự nhận có nhiều túc nghiệp nên mang bệnh dữ, thế thì cần phải ăn chay niệm Phật và vì những oan gia đời trước mà làm việc siêu độ. Nói siêu độ đây, cũng không cần phải thỉnh tăng chúng làm Phật sự, chỉ tự mình thành thật khẩn thiết niệm Phật và niệm Quán Âm mà thôi. Các hạ chớ nên nghĩ rằng; chỉ niệm một đức Phật, một vị Bồ Tát sợ e không lành bệnh. Nên biết niệm Phật là pháp rất tròn mau thẳng tắt trong Phật Pháp, sự lợi ích vượt hơn tất cả pháp môn. Nếu có sai biệt là do tâm mình chí thành cùng không chí thành, chẳng phải pháp có linh nghiệm hoặc không linh nghiệm.
 
Trích từ: Lá Thư Tịnh Độ - Thơ Đáp Cư Sĩ Hoàng Tụng Bình
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
2 An Sĩ Toàn Thư - Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
3 Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
4 Lá Thư Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
5 Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
6 Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Tịnh Độ Vấn Đáp, Thích Nhuận Nghi Tải Về
8 Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả Tải Về
9 Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm Tải Về
10 Tịnh Độ Hoặc Vấn, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
11 Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
12 Tịnh Độ Nhập Môn, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
13 Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
14 Long Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ Tải Về
15 Tuyển Tập Khuyến Tu Tịnh Độ, Nguyễn Long Tải Về

Nguyện Thứ Tư Sám Hối Nghiệp Chướng
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Sám Hối Nghiệp Chướng
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Căn Nguyên Của Bịnh Tật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Ba Nguyên Nhân Của Bịnh Tật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Sám Hối
Hòa Thượng Thích Trí Quảng