Các pháp vốn bình đẳng, sở dĩ có tịnh uế là do tâm phân biệt. Vì mê tâm trước cảnh nên có phân biệt đối đãi mới có tịnh có uế, có giải thoát có hệ phược. Vì vậy nên nhiều kiếp luân chuyển không hay không biết do đó mới phải khuyến tu. Khuyên phải nên xa lìa biển khổ Ta bà cầu sanh về thế giới Cực-Lạc.

Hành giả đã nghe luận giải hai pháp vừa nêu trên tất nhiên hiểu rõ sự sai biệt tịnh uế, khổ lạc hai cõi và thật có hai thế giới không lý còn nghi hoặc, vậy phải phát nguyện tu tập cầu sanh về Cực-Lạc.

Người nông dân thấy lợi mà còn hăng say tìm cầu trải qua năm tháng khổ cực, đói rét dày vò ngày đêm sầu muộn một đời lăn lộn không dừng không nghỉ, huống là với tam muội nên phải nhứt tâm tinh tấn siêng năng cầu thoát khổ nhiều kiếp ở Ta-bà, chỉ phải một đời đói rét mà được vĩnh viễn an lạc nơi chín phẩm Cực-Lạc. Lấy đó mà suy cũng thấy được chỗ hơn kém, như trên đã phân tích rõ hai nghĩa chiết nhiếp rồi, vậy bất tất phải khuyên nhũ! Như nói, đây là vàng ngọc đây là sỏi đá, trẻ ba tuổi cũng biết bỏ đá lấy vàng, không khuyên nó vẫn biết, biết cái gì quí cái gì tiện. Hành giả cũng vậy, đã nhận biết cõi này khổ cõi kia an lạc, đây thì sanh tử nổi trôi, kia thì tự tại giải thoát, nên quyết phải từ bỏ uế độ mà cầu về Tịnh Độ, tự nhiên niệm niệm chẳng dứt, tâm tâm không rời, như cứu lửa cháy đầu, nghe rồi phải hành, há phải đợi khuyên nhũ!

Khổ lạc hai cõi là do đức Phật nói ra hãy tin đừng nên nghi, tu thì có kết quả. Người thấy đồ nhơ uế liền bịt mũi nhíu mày chán ghét muốn gấp tránh xa, nếu thấy gấm vóc đẹp đẽ thì hớn hở vui cười, ưa thích thanh khiết muốn lấy cho được. Những điều tốt xấu giả huyễn tạm bợ như thế còn không nhịn được lại còn thương ghét say đắm huống là những nơi rất khổ rất sướng nhiều đời nhiều kiếp mà lại không chán không thích thì thật ngu dốt lắm lắm vậy!

Ngoài ra đức Thích-Ca vị giáo chủ cõi Ta-bà này đã nhập diệt, đức Di-Lặc thì chưa hạ sanh, Hiền Thánh thì ẩn tàng, chúng sanh lại bôn ba hụp lặn trong biển khổ như con thơ mất cha, nếu không nhờ nguyện vương của đức A-Di-Đà mà hướng về thì khó cứu hộ. Lại thêm thế giới này lục đạo chung sống, nhơn thiên hết phước còn phải đọa lạc. Nay vì người mà lập pháp tu, hạng thần tiên mong lên không giới còn không dễ huống là đến các thiên giới. Hạng sanh thiên phải do tu ba phẩm thập thiện mới sanh lên ba giới, từ thấp đến cao cũng phải trải qua nhiều kiếp không thể như ý, từ nhỏ thành lớn như giọt nước rơi, trung gian còn gặp tà kiến ác ma xúi dục liền bị thối thất. Còn dám nói là ra khỏi ba cõi chứng tứ quả tứ hướng, lại còn phải qua các phẩm vị tín, trụ, hạnh, hướng, địa mới thật siêu thoát! Nếu chuyên tu pháp môn niệm Phật cầu sanh về Tịnh-Độ này, tuy còn phàm phu không hết một đời cũng băng ngang ba cõi ngũ đạo (9) sanh tử, vượt thẳng các hữu, nhờ Phật tiếp dẫn sát na sanh về cõi An-Dưỡng ngôi vị thượng phẩm, liên hoa hóa sanh, hoa nở thấy Phật, nghe pháp ngộ đạo, trong một niệm đi khắp mười phương cúng dường chư Phật, giáo hóa chúng sanh, đến khi đức Di-Lặc giáng sanh trở lại cõi này giúp Phật hoằng từ, khiến cha mẹ vợ con anh chị em cốt nhục cùng với tất cả oán thân thảy, nghe được giáo pháp, nhận rõ những nhơn quả quá khứ khiến được giác ngộ chứng đạo quả, như vậy hạnh nguyện ấy không lớn sao?

Thế giới Ta-bà có nhiều chướng duyên kết nghiệp (10), còn công đức lại khó tích lũy, nếu có một niệm thối thất là dẫn tới đời sau, thử hỏi có nên trì hoãn thư thả được không? Phương chi sự đời còn có ngàn khó vạn lo đưa đẩy, như xích sắt nối nhau không dứt, tâm thì niệm niệm không dừng thân thì lăng xăng không nghỉ, thăng trầm trong biển trần lụy, bị che lấp không thấy được chơn tánh, nhiều kiếp chưa từng dừng nghỉ, vô thường biến đổi không thôi, dù cho sống lâu trăm tuổi cũng chỉ bằng cái búng tay, ngày nay khó giữ được ngày mai, thoạt nhiên nhắm mắt lìa đời khoảnh khắc không biết là về đâu, hay phải theo nghiệp nhơn thọ hình biệt loại mang lông đội sừng làm cầm thú trên đất hay trong không trung, ngày nay kiến giải tà vọng là tam đồ lục thú ở ngày mai, phiêu linh nhiều kiếp không biết quay về ấy mới thật là đại khổ. Dù cho đức Di-Lặc xuất thế cũng lại chẳng hay chẳng biết, không biết cả đến danh từ cha mẹ Tam Bảo thì làm sao nghe biết kinh giáo viên thừa. Tuy thọ dị hình vẫn còn nặng lòng thương tiếc, từ nghiệp dẫn nghiệp, từ u tối vào u tối, tham sống sợ chết có khác gì ngày nay, nếu lúc này không gấp gấp học đòi theo những đấng trượng phu đã giác ngộ dõng mãnh phát đại tâm lập chí quyết định hăng hái tận lực như cử đỉnh bạt sơn, một cái nhảy vọt ra khỏi hố sâu, dứt sạch chướng duyên, an nhiên hạ thủ, hạnh nghiệp tiêu trừ vang động khắp cõi nhơn thiên, quần hữu nhờ ơn, chư Phật hộ niệm, đóng bít ba đường dữ mở cửa Tổng-trì, không cần đợi đến khi mãn báo thân ở cõi Ta-bà mới được vãng sanh. Nếu cứ chần chờ cho mọi sự ổn định, cơm áo đầy đủ, sự sự xứng ý, hoàn toàn trọn vẹn, lại còn tính trước tính sau, chọn ngày lành tháng tốt, ân oán chấm dứt rồi mới hạ thủ , giã như hư không cùng tận đi nữa cũng không có ngày này vậy. Ví như lúc tạnh ráo không lo đi đợi khi mưa xuống lại lo ướt đầu. Cổ nhơn nói: Ngày nay yên nghỉ thì nên yên nghỉ, còn đợi cho xong thì không bao giờ xong, hãy nên suy nghĩ đó! (11).

_____________________

11. Ngạn ngữ có câu: bình sanh không lo đào giếng, đến khi khát nước làm sao lo kịp.
 
Trích từ: Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Luận Bảo Vương Tam Muội, Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn Tải Về
3 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
4 Luận Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Cư Sĩ Minh Chánh Tải Về
5 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
6 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
7 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
8 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
9 Quy Nguyên Trực Chỉ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
10 Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
11 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
12 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
13 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
14 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
15 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về

Khuyên Phát Lòng Tin Chân Thật
Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu

Giãi Bày Khuyên Nhủ
Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu

Khuyên Nhủ Giãi Bày Lần Nữa
Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu

Chư Ðại Bồ Tát khuyên người Niệm Phật và Nguyện Sanh
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Văn Khuyên Niệm Phật
Đại Sư Đạo Bái

Khuyên Phát Tâm Bồ Đề
Đại Sư Thật Hiền

Khuyên Phát Tâm Niệm Phật
Cư Sĩ Bành Tế Thanh