Home > Khai Thị Niệm Phật > Day-Cu-Si-Ha-Tu-Di
Dạy Cư Sĩ Hạ Tử Di
Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch


Đại A Di Đà Kinh nói:   “Tu hành một ngày một đêm trong thế giới Sa Bà hơn làm lành trong thế giới Cực Lạc cả trăm năm” là vì cõi này khó thể tấn tu, cõi kia dễ ra công sức. Theo đó mà nói thì tu hành trong đường đời gió bụi một ngày hơn tu hành trăm năm nơi cảnh chùa thanh tịnh chốn non sâu là điều không còn nghi ngờ gì nữa. Bởi thế, mới nói:   “Dạo nơi kinh thành cũng được, dấn mình vào chốn bụi hồng cũng xong, cốt sao tịnh nguyện chẳng được quên, tịnh hạnh chẳng được khuyết!”

Than ôi! Gió bụi há nhiễm được người ư, chỉ sợ người tự nhiễm gió bụi đó thôi! Cư sĩ thiện căn sâu dày, tín lực chuyên dốc, từ lâu đã biết “tuyển quan chẳng bằng tuyển Phật”. Hạnh ấy vốn chẳng thể cùng tận, nhưng để vào được trường thi tuyển Phật, bất luận là núi sâu chùa vắng hay đường đời gió bụi, đều phải lấy tâm làm kim chỉ nam, lấy nguyện làm người dẫn đường thì điều mình hướng tới mới chẳng sai trái; dù suốt ngày đi trên đường có khác gì đang ở trong nhà, Trường An chẳng cách đất này mảy trần!

Từ đó, đột nắng xông mưa, chơi châu dạo huyện, trải giấy vung bút, nắm cương vung roi, chốn chốn là đạo tràng, lúc nào cũng là Phật sự, tịnh nguyện, tịnh hạnh thường được hiện tiền, tự nhiên đến được thượng bang Thanh Thái, diện kiến thánh nhan Vô Lượng Thọ, đậu cao tột trong khoa thi cửu phẩm, trụ hạnh hướng địa, chầu hầu mười phương chư Phật, tiêu sạch những lỗi lầm lớn. Sau đấy, phân thân bổ xứ, ban bố hiệu lệnh thống lãnh trời người cửu giới, thuần hóa bảy phương tiện đệ tử. Tuyển quan, tuyển Phật như thế há chẳng đáng là bậc đại trượng phu ư?

Thế nhưng, nói dễ, làm khó! Chùa tịnh núi sâu thì dễ, nẻo đời gió bụi thì khó. Tôi xin cư sĩ hãy nhận biết sự khó khăn đó để mai sau ắt có lúc sẽ đạt thành tựu lớn lao. Hãy nghĩ đến thời gian như ngựa phi, mỗi ngày một già yếu, phải qua lại trên đường dài, đừng uổng phí dịp tốt. Ngoài định khóa, có thời gian rảnh thì niệm thêm Phật hiệu, còn những môn khác như chú Lăng Nghiêm, chú Đại Bi v.v... đều bất tất phải quan tâm đến.

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
2.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
3.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
4.    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 600 Tập Giảng Thứ 11, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
5.    Tịnh Độ Hoặc Vấn, Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
6.    Tịnh Độ Nhập Môn, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
7.    Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch
8.    Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Sa Môn U Khê Truyền Đăng, ở núi Thiên Thai | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
9.    Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm
10.    Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Đại Sư Đời Tùy, Thiên Thai Trí Giả | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
11.    Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
12.    Tịnh Độ Vấn Đáp, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Thích Nhuận Nghi, Việt Dịch
13.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Đại Sư Liên Trì | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch