Phật Học Vấn Đáp


Sách ấy nói, địa cầu trôi nổi trong bốn biển nước mặn, tợ hồ chẳng phù hợp sự thật?
Trong sách Nhị Khóa Hợp Giải do Đài Loan Bồ Đề Thư Cục xuất bản, nơi trang mười một, trong đồ hình thứ nhất về Hoa Tạng, có nói tứ châu chính là bốn địa cầu. Có đến bốn địa cầu thì cũng không phải là chẳng được, nhưng theo sách ấy nói, địa cầu trôi nổi trong bốn biển nước mặn, tợ hồ chẳng phù hợp sự thật (bốn phía địa cầu là không khí, chẳng phải là biển nước mặt), nên giải thích như thế nào mới hòng thông suốt, hợp lý? (Trầm Chung Ngũ hỏi)
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Dịch Giả :Cư Sĩ Như Hòa | Xem: 32

5/25/2024 6:48:39 PM
Các tướng thế giới vốn thuộc huyễn hóa, chẳng thật, chẳng thường! “Chẳng thường” là thành, trụ, hoại, không, đổi khác trong từng sát na. “Chẳng thật” là đều do tâm biến, chỉ có thức, chẳng có cảnh. Căn cứ theo đó, bốn châu, biển nước mặn đều vô sở hữu. Phàm những gì có tranh chấp, thảy đều là hý luận, đó là Chân Đế. Nếu nói theo Tục Đế, văn tự của cổ nhân giản lược, lại qua phiên dịch, Lô sơn có thể bị mất diện mục thật sự. Lại qua hình vẽ của người đời sau, biến thành hình thức cố định, khô cứng, [khiến người đọc] càng thêm lạc trong mây mù. Lại do nhiều người chú giải, mỗi vị chấp một lẽ, khiến cho người ta càng hiểu sai lạc, nghi ngờ nhiều hơn. Ý kiến hèn tệ của tôi cũng là đoán mò: Dường như nói một châu là một quả địa cầu cũng chẳng sao, biển nước mặn cũng không nhất thiết phải ở ngoài địa cầu! Bởi “châu” chính là đất liền ở giữa nước, có thể là đơn độc hay hợp thành nhóm sai khác, như Đài Loan là hòn đảo đơn độc, nhưng Phi Luật Tân là quần đảo. Diêm Phù Đề là một nhóm các châu, bao gồm các châu Á, Mỹ, Âu, Úc, đều cùng được bao quanh bởi biển nước mặn, phía dưới là phong luân, tức không khí bao phủ hoàn cầu. Dường như đối với những thuyết xưa nay, không có gì chẳng thích hợp!
 

Trích từ:  Phật Học Vấn Đáp Loại Biên.

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật