Phật Học Vấn Đáp


Niệm Phật thì ít, lúc lìa niệm thì nhiều con phải làm sao?
Đệ tử quy y pháp sư thượng Sám hạ Vân, tu hành pháp Tịnh nghiệp nhiều năm, vâng giữ pháp trì danh, nhưng lúc niệm Phật thì ít, lúc lìa niệm thì nhiều, tâm suốt ngày sanh diệt chẳng ngừng, sanh, trụ, dị, diệt, chẳng thành thể thống gì! Đệ tử đọc các trước tác của chư tổ sư xưa nay, thấy những câu như: “Người học Phật chí cầu kiến tánh, mới là Phật tử” v.v.. Do vậy, gần đây đọc Lục Tổ Đàn Kinh, [thấy kinh ấy] cũng luận định kiến tánh, trực chỉ nguồn tâm: “Thành Phật, làm Tổ, chỉ do một tâm này, ai nấy vốn sẵn có, người người viên thành. Chúng sanh do mê, nên chẳng biết tự tâm là Phật”. Do vậy, đệ tử tính bỏ Tịnh nghiệp để học Thiền, mong bái Ngài làm thầy, mong mỏi Ngài từ bi nhiếp thọ. Công khóa hằng ngày ấn định theo cách nào? Thời giờ tọa Thiền nên như thế nào? Xin hãy dạy rành rẽ! (Trịnh Quân Hải hỏi)
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Dịch Giả :Cư Sĩ Như Hòa | Xem: 50

5/14/2024 10:55:50 AM
“Kiến tánh thành Phật” là lời khẳng định quy kết về nguồn cội, nhưng cách kiến tánh như thế nào thì mỗi pháp mỗi khác. Đó gọi là: “Quy nguyên vô nhị lộ, phương tiện hữu đa môn” (về nguồn không hai lối, phương tiện có nhiều môn). Cư sĩ tuy đọc nhiều kinh điển, nhưng nói chung là thiếu người chỉ dạy, chẳng có hệ thống, nên mới gặp cảnh nghi ngờ, đi vào ngõ rẽ! Cần biết rằng: Tham Thiền nhằm cầu kiến tánh, nhưng niệm Phật cũng là cầu kiến tánh, nhưng có thể kiến tánh hay không chẳng phải là chuyện đơn giản! Nếu kiến tánh, đương nhiên là tốt đẹp. Lỡ chẳng kiến tánh thì vẫn thuộc trong vòng khổ sở chẳng ngớt! Chỗ ổn thỏa của Tịnh Tông là đới nghiệp vãng sanh. Nếu kiến tánh trong đời này, cố nhiên là Thượng Phẩm, chứng [Vô Sanh] Pháp Nhẫn. Dẫu chẳng kiến tánh, cũng đã thoát luân hồi. Cư sĩ đã quy y Sám công, hãy nên nương theo Ngài tu Tịnh Độ, chớ nên sáng Tần tối Sở, giơ con cờ lên chẳng biết đặt xuống nơi nào nhất định, lỡ làng tiền đồ! Kẻ tầm thường này tuy xưa kia có học Tham Thiền đôi chút, nhưng tiểu ngộ cũng chưa có, đâu dám làm kẻ đui hướng dẫn người khác, mong hãy rộng dung!

 

Trích từ:  Phật Học Vấn Đáp Loại Biên.

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật