Bất cứ lúc nào chúng ta cũng phải giữ tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi.  Thường thường dùng tâm này để kiểm điểm và phản tỉnh; chúng ta có tâm này hay không?  Có tâm này tức là tâm Phật, mới có tư cách học Phật, mới có tư cách vãng sanh.

Trong lúc xử sự, đãi người, tiếp vật, tu hành phải nắm giữ những nguyên tắc này: nhìn thấu, buông xuống, tự tại, tùy duyên, phải niệm Phật.  Nếu có thể giữ chặt những nguyên tắc cơ bản này thì sẽ chẳng sai lầm.  Thật sự có thể nắm lấy thì hết thảy sự việc của mình đều giao cho Phật, Bồ Tát, thần hộ pháp an bài.  Ðây là lời Chương Gia đại sư dạy tôi lúc trước: ‘Một người chân chánh muốn học Phật, chân chánh là người muốn hoằng pháp lợi sanh thì đừng lo lắng suy nghĩ về tương lai, sanh hoạt của mình, chư Phật sẽ hộ niệm, thần hộ pháp sẽ chiếu cố, lo lắng cho bạn’  Việc gì cũng chẳng cần phải suy nghĩ, một lòng một dạ làm theo lời dạy trong kinh điển, Phật pháp coi trọng thực hành, nếu có thể làm được thì sẽ tương ứng, làm chẳng được thì sẽ chẳng có tương ứng (cảm ứng).
 
Trích từ: Học Vi Nhân Sư Hành Vi Thế Phạm
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Vô Thường
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa

Pháp Thanh Tịnh Giải Thoát
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Nhìn Thấu Là Trí Huệ Chân Thật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Phật Nói Kinh Vô Thường
Đời Đường Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh