Phật Học Vấn Đáp


Chẳng nghe chuyện Tăng Sâm nghe tiếng giết lợn nghĩa là sao?
Đối với lời thưa hỏi đăng trên tạp chí Bồ Đề Thụ số ba mươi, trong lời khai thị thứ năm đã dạy: “Chẳng nghe chuyện Tăng Sâm nghe tiếng giết lợn v.v...”, xin hãy khai thị rõ ràng hơn. (Lý Vĩnh Mậu hỏi)
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Dịch Giả :Cư Sĩ Như Hòa | Xem: 49

5/11/2024 11:36:43 AM
Tăng Sâm[i] thuở nhỏ nhà nghèo, nghe hàng xóm giết lợn, hỏi mẹ. Mẹ nói đùa: “Họ giết cho con ăn thịt đấy”. Nói xong, mẹ rất hối hận, rốt cuộc bán quần áo, đồ đạc để đổi lấy thịt cho con ăn, hòng giữ trọn chữ tín.
 
[i] Tăng Sâm (505 435 trước Công Nguyên), tự là Tử Dư, người xứ Nam Phú, nước Lỗ (nay là Bình Ấp, tỉnh Sơn Tây), là một trong những học trò lỗi lạc của Khổng Tử, có mỹ hiệu là Tông Thánh. Tăng Sâm, Khổng Cấp, Nhan Hồi và Mạnh Tử, được Nho gia xưng tụng mỹ hiệu Tứ Phối (tức bốn truyền nhân xuất sắc nhất của Khổng Tử). Tương truyền ông là người trước thuật các sách Đại Học, Hiếu Kinh. Sách chỉ nói ông là hậu duệ của vua Hạ Vũ, vốn có họ là Tự, nhưng không giải thích vì sao đến đời cha ông lại có họ là Tăng. Khi Khổng Tử mất, ông là người kế thừa mối đạo, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp cũng theo học với ông. Ông nổi tiếng với câu nói: “Mỗi ngày ta tự xét mình ba việc: Nhận lời làm giúp người ta việc gì có thật tình làm hay không? Cùng với bạn bè giao ước điều gì, có thất tín hay không? Thầy dạy ta những gì, ta có nghiên cứu học tập hay không?” Điều này được Nho gia gọi là “Tăng Tử tam tỉnh” (ba điều phản tỉnh của Tăng Tử).

Trích từ:  Phật Học Vấn Đáp Loại Biên.

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên

Từ Ngữ Phật Học Trong Phần Vấn Đáp



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật