Phật Học Vấn Đáp


Mục đích chánh yếu của việc đi chùa là gì?

11/6/2022 7:40:55 PM
Chỉ gói gọn trong bốn chữ "Đi chùa cầu Đạo". Khi đến chùa, trước là để lễ kính chư Phật, Bồ Tát, sau là tìm thầy hỏi Đạo để tìm ra con đường tu hành đúng đắn phù hợp với đạo lý, để khi về ứng dụng vào đời sống tu hành, nhằm tăng trưởng trí tuệ và hạt giống từ bi, tránh được những mê tính không đáng có trong đạo Phật. Công đức của việc đi chùa là từ đây mà có được.

Tuy rằng việc đi chùa để cầu danh lợi, cầu công danh phú quý, cầu bình an trường thọ là không xấu, nhưng phải cẩn thận với những mục đích này. Vì sao? Vì rất dễ tạo tội nghiệp. Tội nghiệp gì vậy? Đó là tội phỉ báng Phật, Bồ Tát. Hằng ngày anh đem vài vật phẩm đến chùa cúng dường đó, nhưng lại mong muốn Phật, Bồ Tát sau khi dùng xong thì phải phù hộ cho những ước nguyện của anh được như ý. Đây chẳng khác nào anh đem Phật, Bồ Tát biến thành tham quan mất rồi, chuyên đi nhận đồ hối lộ của tín chúng. Cũng có người đem vật phẩm đến cúng dường được vài ba lần, nhưng lại chẳng thấy những ước nguyện của mình được như ý, thì liền trở mặt, cho là Phật, Bồ Tát không linh, đã nhận đồ cúng dường của họ rồi mà chẳng chịu phù hộ cho họ, rồi thì không tiếp tục đến chùa nữa. Tội lỗi là do đây mà ra.

Chúng ta là những người Phật tử, là những đứa con trong gia đình Như Lai, thì cần phải có cái nhìn chân chánh đối với mục đích của việc đi chùa, để không tạo ra những thông lệ, những mê tín không lành mạnh, để tránh những hiểu lầm của những người xung quanh đối với việc đi chùa. Để việc đi chùa trở nên có ý nghĩa hơn, và cao đẹp hơn.

A Di Đà Phật! Người không biết đủ thì dù cho vàng bạc đầy nhà thì vẫn là người nghèo, vì họ không biết trân quý những gì đang có trong tay họ, tâm họ luôn mong cầu, vọng ra bên ngoài những vàng bạc của thế gian, nên tuy họ giàu nhưng vẫn nghèo. Còn người luôn biết đủ, thì dù họ nghèo nhưng vẫn giàu, vì họ biết trân trọng những gì có trong tay, họ không mơ mộng hão huyền về những cái không thuộc của họ, tâm họ không vọng cầu ra bên ngoài về những tiền tài của thế gian.
 
Trích từ:  Khai Thị - Hòa Thượng Tịnh Không. Hòa Thượng Thích Tịnh Không



Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật