Ðạo tràng là nơi để cầu đạo, mọi người đến đạo tràng nếu chẳng cầu đạo mà chỉ muốn tìm náo nhiệt, vậy thì chẳng đạt được lợi ích gì cả.

Ðạo là gì? Ai cũng có Ðạo, nhưng chẳng ai biết, cho nên phải cầu đạo. Hiện nay có Đạo hiện nay, tương lai có Đạo tương lai, nói như vậy, phải chăng là có hai Đạo? Chẳng phải, chỉ có một Đạo, chẳng phải hai. Lấy việc leo thang làm thí dụ, bước lên một nấc là cũng gọi là bước vào đạo, bước lên mười nấc cũng gọi là bước vào đạo. Đạo chỉ có sâu hay cạn, chẳng phải là có hai thứ đạo. Giống như lên lầu hai, vừa bước lên hai nấc hoặc năm nấc thang xong rồi đứng lại, đó là “chẳng đạt đạo”, chẳng đạt được rốt ráo, phải đi [hết cầu thang] lên lầu trên thì mới gọi là “đạt đạo”. Do vậy, mọi người học thì phải học đến cùng; nếu học nửa chừng rồi bỏ, học chẳng đến đâu, đứng nửa đường hoặc đi tới đi lui đều chẳng có ích gì hết. Hãy nên biết cầu đạo phải đắc đạo, việc này rất quan trọng!

Tam Tạng kinh điển trong Phật pháp nhiều như mây khói trên biển, đức Phật đã tuyên thuyết suốt bốn mươi chín năm. Dùng thời gian ngắn ngủi để nói hết Tam Tạng là một việc không thể nào làm được. Nếu nói các bạn đồng tu phải từng bước tu tập đến cùng được không? Ðương nhiên là được! Nhưng trong tâm cần phải có nghị lực, nghị lực tức là tâm kiên trì, gặp chuyện vui gì cũng chẳng thay đổi, gặp chuyện gì bất trắc, cản trở cũng chẳng nản chí, được như vậy thì sẽ thành công. Muôn vàn chẳng thể nhìn thấy một thoi vàng liền sanh tâm ưa thích, đạo tâm mất sạch. Lúc gặp phiền não bèn sanh tâm ưu sầu, đạo tâm cũng thụt lùi, vậy là không được. Phải chẳng bị hoan hỷ và phiền não chi phối, luôn hướng về trước chẳng lùi. Thật ra, người có nghị lực như vậy rất ít. Cũng vì phần đông người ta rất khó làm được nên mới có câu nói: “Ðường trở về không hai, phương tiện có rất nhiều cửa”, có một phương pháp đặc biệt chẳng cần phải khắc phục nhiều khó khăn mà vẫn có thể đạt được Đạo. Có chuyện dễ dàng, tiện nghi như vậy sao? Có, nhưng tùy thuộc quý vị có tin hay là không?

Trước khi nói rõ về phương pháp đặc biệt này thì phải trình bày những vấn đề liên quan. Phải biết muốn học Phật đến nơi đến chốn thì phải đoạn Hoặc chứng Chân. Trước tiên, phải đoạn Kiến Tư Hoặc. Kiến Tư Hoặc là gì? Kiến Tư Hoặc có hơn một trăm sáu mươi phẩm, rất khó hiểu rõ, cũng vì rất khó hiểu rõ nên đoạn chúng càng khó hơn. Trong kinh có thí dụ muốn đoạn một phẩm Hoặc giống như ngăn chặn dòng nước chảy mạnh rộng đến bốn mươi dặm, khó đến mức như vậy đó! Do điều này ta có thể biết đoạn Hoặc rất khó. Nếu hỏi cá nhân tôi chín mươi sáu tuổi, học Phật đã hơn bảy mươi mấy năm, đoạn được bao nhiêu phẩm Hoặc? Nói thật với chư vị, một phẩm Hoặc tôi cũng chưa đoạn được, nhưng tôi có pháp môn đặc biệt, pháp môn đặc biệt gì vậy? Khỏi phải dùng cả bảy mươi năm, chỉ cần tám năm, mười năm, hoặc ba tháng bèn có thể thành công ngay trong đời này. “Có chuyện tiện lợi như vậy hay sao?” Có chứ! Pháp môn đặc biệt này chính là pháp môn Tịnh Ðộ. Pháp môn tiện lợi như vậy nhưng rất khó tin. Pháp môn Tịnh Ðộ này bao trùm hết ba căn, lợi độn đều thích hợp, lại còn là chỗ quay về của ngàn kinh vạn luận. Cá nhân tôi đã tu học theo rất nhiều phương pháp nhưng chẳng đi đến đâu, chỉ có thể nương nhờ pháp môn đặc biệt này mà thôi.

Có được pháp môn Tịnh Ðộ này thì có ích lợi gì? Ích lợi quá nhiều, chẳng thể dùng lời nói và văn tự để diễn tả, cũng chẳng thể suy nghĩ mà có thể hiểu rõ, chỉ có thể dùng câu “không thể nghĩ bàn” để hình dung. Bây giờ, tôi đặt ra một câu hỏi để quý vị tham khảo. Thử hỏi có ai biết được chuyện sanh tử của mình không? Trong lục đạo đời này làm người, đời sau không nhất định sẽ làm người được đâu nhé! Có thể sẽ đi làm quỷ, biến thành súc sanh, hoặc đọa địa ngục cũng không chừng. Nếu thường ngày có làm những việc thiện to lớn, đời sau có thể sanh lên cõi trời làm Thượng Ðế. Làm Thượng Ðế xong, đợi đến khi những nhân ác trong quá khứ hiện tiền, vẫn phải luân hồi tới lui trong sáu nẻo, chứ chẳng phải là làm người bèn vĩnh viễn làm người, Thượng Ðế vĩnh viễn làm Thượng Ðế! Ai cũng phải chuyển dời, vĩnh viễn luân hồi chẳng dừng, đó gọi là “luân hồi trong sáu nẻo”. Nói vậy nếu chưa “đắc đạo” thì tốt nhất là đừng chết. Vì nếu chết đi, chẳng biết đời sau sẽ biến thành sinh vật gì! Trong kinh ví lục đạo như biển khổ, ở trong lục đạo cũng giống như trôi lăn trên biển khổ luôn luôn trồi lên hụp xuống. Học Phật đắc đạo rồi sẽ khỏi phải chịu nỗi khổ luân hồi, đó gọi là “chẳng sanh, chẳng diệt”. Pháp môn Tịnh Ðộ là biện pháp tốt nhất để thoát ly luân hồi.

“Học Phật” khác với “Phật Học”. Học Phật là chúng ta hành theo lời Phật dạy. Phật Học nghĩa là tìm hiểu kinh điển Phật pháp, tuy là hiểu rõ, nhưng chẳng học và làm theo. Ngày nay có rất nhiều người nghiên cứu Phật Học, người học Phật chẳng nhiều, [Phật Học] giống như nói về thức ăn, đếm của báu, chẳng có ích gì hết. Do đó, hiểu Phật, học xong thì phải hành, phải tu. Như vậy thì phải học pháp môn Tịnh Ðộ như thế nào? Tu như thế nào?

Pháp môn Tịnh Ðộ đơn giản và dễ dàng nhất, đó tức là pháp trì danh, niệm A Di Ðà Phật. Tuy câu này đơn giản, dễ dàng, nhưng đạo lý và nội dung vô cùng thâm diệu. Vì vậy, đức Thế Tôn gọi pháp môn này là “pháp môn khó tin”. Trong kinh Di Ðà, nói [cõi Cực Lạc] có “chúng điểu diễn pháp” (loài chim nói pháp), những con chim ấy đều do A Di Ðà Phật muốn tuyên lưu pháp âm nên biến hóa ra. Ngoài ra, hoa sen trong ao thất bảo cũng vậy. Niệm Phật vãng sanh chẳng phải là hôm nay niệm Phật, ngày mai vãng sanh, chẳng hề tiện nghi như vậy. Hơn nữa, sanh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới chẳng phải là lập tức thành Phật. Sau khi vãng sanh ở trong hoa sen, tùy theo công phu tu tập mà chia thành chín phẩm. Có người lập tức hoa nở thấy Phật, có người qua một đêm hoa bèn nở, có người một ngày một đêm mới nở, có người nhiều kiếp mới nở. Ở tại đó tu hành, đoạn Hoặc, sẽ chẳng bị thoái chuyển vì hoàn cảnh tốt đẹp, nhờ được chư Phật hộ niệm, lại còn được lợi ích vì chư thượng thiện nhân ở chung một chỗ. Trong một thời gian ngắn, chẳng thể nói rõ trọn hết những lợi ích ấy được! Nếu quý vị muốn biết, có thể nghiên cứu kinh Di Ðà thì sẽ hiểu rõ. Thế thì [thử hỏi]: “Ông đã đạt được pháp môn này hay chưa?’. Tôi đã đạt được rồi, là do Ấn Quang đại sư -- thầy của tôi dạy tôi. Quý vị nên xem Gia Ngôn Lục của Ấn Tổ thì tự nhiên sẽ tin ngay. Vì thời gian có hạn nên tôi không thể nói nhiều, chỉ mong những lời này sẽ giúp mọi người tin sâu Tịnh Ðộ, từ đấy định tâm một chỗ, nhất tâm niệm Phật A Di Ðà, tương lai thoát ly luân hồi vãng sanh Cực Lạc thế giới.
 
Trích từ: Tuyết Lư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
2 An Sĩ Toàn Thư - Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
3 Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
4 Lá Thư Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
5 Tử Thư Tây Tạng, Cư Sĩ Nguyên Phong Tải Về
6 Tuyết Lư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
8 Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
9 Tịnh Độ Vấn Đáp, Thích Nhuận Nghi Tải Về
10 Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả Tải Về
11 Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm Tải Về
12 Tịnh Độ Hoặc Vấn, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
13 Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
14 Tịnh Độ Nhập Môn, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
15 Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về

Pháp Môn Tịnh Độ
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Ý Nghĩa Tịnh Độ
Hòa Thượng Thích Trí Thủ

Ba Tư Lương Tín Nguyện Hạnh
Hòa Thượng Thích Trí Thủ

Bốn Loại Tịnh Độ Tùy Bạn Thích
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm

Đới Nghiệp Tiêu Nghiệp Sinh Tịnh Độ
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm