Từ trên đã nêu lên nhiều phương tiện ý muốn chúng sanh phát tâm thượng cầu nhưng chúng sanh không hiểu rõ nguyện lực hạ hóa của đức Thế Tôn đến khắp nơi nơi, cao cả hơn tâm thượng cầu của chúng sanh gấp trăm ngàn vạn lần không thể so sánh ví dụ được.

Kinh nói rằng: Ánh sáng từ bi của đức Phật A-Di-Đà chiếu khắp pháp giới trùm khắp chúng sanh cứu hộ rộng lớn khiến không đọa lạc. Nguyện lực từ bi của đức A-Di-Đà tỏa khắp pháp giới tiếp độ chúng sanh, nhiếp thọ tất cả chẳng bỏ rơi ai. Thân ấm, nhập, giới của đức A-Di-Đà đồng với pháp giới sáng tỏ khắp chúng sanh khiến được liễu ngộ không bị thối chuyển. Nên chúng sanh trong mười phương thế giới đều được nguyện lực của đức A-Di-Đà hộ trì. Cũng như mẹ hiền thương mến hài nhi chẳng dừng nghỉ. Cha mẹ thương con chỉ một đời, chết rồi là hết, Phật thương nhớ chúng sanh đời đời không cùng tận.

Nhờ vào đại nguyện của Phật nên một khi xưng danh hiệu là dứt hết trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử. Đức Phật A-Di-Đà nguyện thường ở thế gian cứu độ chúng sanh. Chúng sanh hằng nhớ nghĩ liền được ứng nghiệm như mẹ cứu con thoát khỏi tai nạn nước lửa vậy.

Tại sao phải đợi kêu cứu?

Tuy lòng mẹ thương con vô hạn, song con đã nhiều kiếp lẫn tránh tự bỏ đi, lại không nhận sự cứu giúp, không chịu cứu nên khó cứu thoát.

Dù đã tạo đủ tội ngũ nghịch, tâm đầy mười ác, hủy báng luống dối, thuyết pháp hư cuống, không tội nào không làm, đến khi mạng chung phải đọa vào địa ngục a-tì, tướng địa ngục xuất hiện người ấy hẳn phải vào địa ngục, nếu may gặp được thiện tri thức bảo niệm Phật, trong lúc bị khổ thống bức bách nếu cố một lòng cải hối niệm được mười lần danh hiệu Phật, tướng địa ngục liền đổi thành cảnh Tịnh-độ vả được vãng sanh. Như vậy quán hạnh hằng trang nghiêm, sám trừ những nghiệp đã tạo từ trước há lại không được cảm ứng tức khắc sao?

Xưa có người gặp cọp vội trèo lên cây, vì quá sợ liền niệm ba tiếng Nam Mô Phật, sau gặp được đức Phật Thích-Ca mà chứng được đạo quả, huống là người sắp chết bị khổ bức bách chỉ dõng mãnh niệm được mười niệm mà chẳng cảm ứng sao?

Hỏi: Nghe nói nguyện lực đức Phật A-Di-Đà đến khắp nơi, nay lại nói chỉ cứu độ những người sắp vào đĩa ngục và người gần từ giả cõi đời, vậy người đã vào địa ngục có lẽ không cứu được, nếu không thể cứu thì nguyện lực đức Phật A Di-Đà và chư Phật có chỗ không cùng khắp sao?

Đáp: Ngươi không nghe nói chư pháp sở sanh, duy tâm sở hiện sao? Tất cả nhơn quả thế giới vi trần nhơn nơi tâm thành thể, nếu đã biết các pháp không lìa tâm há lại lìa bản thể Di-Đà mà nguyện lực có chỗ không đến sao?

Hỏi: Như vậy người vào địa ngục bị trường kiếp chịu khổ, chứ chưa từng nghe được cứu hộ?

Đáp: Ngươi hãy nhìn xem các chợ, các hàng quán sanh vật bị giết hại vô số, chưa bao giờ nghe nói thôi đừng sát sanh, cái nhơn sát sanh không dứt thì quả báo địa ngục làm sao có thể cứu được, nhưng đã giết chúng thì chúng giết lại nhơn quả báo ứng khó thoát. Đâu phải nguyện lực đức A-Di-Đà không cùng khắp, không cứu hộ ở địa ngục.

Như có người thông hiểu kinh điển hợp với diệu tâm Phật, nhưng ba tội của thân bốn tội của miệng tích tập từ lâu không hay diệt trừ, vì không trừ diệt nên khi mạng chung không gặp được thiện tri thức khuyến khích dắt dẫn niệm Phật phải vào địa ngục chịu vô lượng khổ, tuy thọ các khổ nhưng thiện nhơn không mất, đối với sự khổ đều hay quán chiếu, đối cảnh biết là do tâm, đã biết do tâm nên biết chúng sanh đồng nhứt thể, từ nhứt thể nên biết được thân Như-Lai thanh tịnh vi diệu. Do nhận chân chúng sanh và Phật là một nên khi người đang thọ khổ ấy nhận biết là mộng tướng và khổ tướng kia là bồ-đề, tâm trở thành sáng suốt không còn lầm lẫn, lại có thể rút ngắn quả báo nhiều kiếp thống khổ ở địa ngục thành nhẹ bớt. Người ấy tuy thọ các khổ nhưng không có tướng khổ, trở lại khởi tâm chịu khổ không chịu ra khỏi địa ngục, là do thông đạt diệu lý hiệp với tâm Phật.

Người ấy trước kia đã từng cúng dường Phật, cho đến đối trước hình tượng hằng lễ kỉnh, và các kinh điển hằng tín giải diệu lý Phật đà, hoặc niệm Phật A-Di-Đà cơ cảm tương ứng, đức Phật ắt cũng như ta hiểu rõ cảnh này, nên Phật hiện quang minh oai đức rực rở rộng lớn lượng như hư không, tướng hảo tuyệt vời thần thông diệu dụng đến đỉnh đầu tội nhơn ấy tại địa ngục, bổng có tiếng nói dịu dàng bảo rằng trên thân ngươi phát hiện hào quang, âm thanh kia theo ánh hào quang đến tận cùng các địa ngục, những ngục như: thành sắt, cửa sắt, lưới sắt, trụ đồng cho đến tất cả khổ cụ như núi dao, rừng kiếm, nước đồng sôi, lò lửa nhờ hào quang rọi đến thảy đều biến mất như bóng như gió hoàn toàn không vết tích. Lại nữa các quỷ sứ, đầu trâu, mặt ngựa, ngục tốt, chó sắt, chim sắt, rắn sắt, trâu sắt cho đến các loài trùng quạ v.v…nhờ vào hào quang chiếu đến như ánh mắt từ mẫn của Bồ-tát chiếu soi đến các tội nhơn, tất cả bổng nãy sanh thiện tâm thấy được hào quang và nghe được lời cáo sắc, như ở giếng sâu mong thấy trời trong, ngẩng đầu nhìn lên thấy được thân Phật thù thắng, vui mừng hớn hở, ăn năn tự trách, phát tâm bồ-đề theo ánh hào quang thẳng đến chỗ Phật quỳ gối đảnh lễ và được xoa đầu thọ ký, nghe Phật thuyết pháp ứng niệm ngộ đạo, liền được thần thông đi khắp nơi, đến các cõi Phật thanh tịnh, thành vô thượng đạo như đại Bồ-tát, đi giáo hóa chúng sanh, khó nói hết được.

Hỏi: Nếu đã từ nhơn quả thì hào quang của Phật chỉ đến người ra địa ngục còn những tội nhơn khác đâu được dự vào, tại sao cũng đồng ra khỏi?

Đáp: Ví như có người làm ác bị quan binh bắt giam vào ngục, do làm ác nên phát hiện nhiều tội khác, liên lụy đến vợ con cha mẹ thân thuộc buồn khổ, cũng vậy khi người có thiện nhơn ra khỏi địa ngục há lại không ảnh hưởng đến những người đồng thọ khổ được sanh vào thiện xứ và cũng nương vào Phật lực mà được sanh đến nơi an lạc.

Như vậy nguyện lực đức Phật A-Di-Đà lúc nào cũng đến khắp nơi há không thể cứu độ những chúng sanh đã vào địa ngục ư? Nếu quả báo ở địa ngục chưa hết lại muốn được ra trước, nhưng ở địa ngục lại không có người có nhơn lành nhưng muốn hào quang Phật chiếu soi, việc ấy không thể được. Do đó mà suy há lại không tự hối!

Hỏi: Nếu đợi khi quả báo ở địa ngục hết hào quang Phật mới chiếu đến, nhưng khổ báo ở địa ngục đã hết đương nhiên được thoát ly cần gì phải nhờ hào quang Phật?

Đáp: Nếu không nhờ hào quang Phật chiếu soi, khi khổ báo hết rồi tuy tự ra được, nhưng với ba đường ác chưa biết sanh về đâu, chắc chắn phải đi lần lần từ nặng đến nhẹ, trải qua nhiều kiếp nhiều đời không thể tính được, hoặc được sanh làm người còn phải chịu bần cùng hạ tiện đui què trăm thứ bệnh khổ, đã chịu thống khổ lại cầu mong gì cũng không toại ý, sanh ác niệm sâu dày, nếu không làm được điều lành, lại đọa địa ngục trở lại, như người mù vào rừng rậm đâu biết đường ra.

Bằng vào oai lực hào quang Phật chiếu đến, có thể chuyển nặng thành nhẹ, chuyển nhiều kiếp thành ít kiếp, chuyển khổ nhiều thành ít khổ, hoặc một khi thoát ly địa ngục cơ may được sanh về Tịnh-Độ, đâu thể bảo cần gì đến hào quang Phật ư! Nếu có ý tưởng như thế tất có tội nặng.

Kinh nói giả sử lửa dữ khắp cả đại thiên thế giới chỉ niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà cũng được qua khỏi không gì trở ngại, huống là một ngọn lửa nhỏ lại không tắt sao, tức nghĩa này vậy.

Lại nữa, Bi tâm của đức Phật A-Di-Đà rất khẩn thiết, thường thay chúng sanh chịu khổ đội vòng lửa dữ nơi vô gián địa ngục, lập các phương tiện cứu độ chúng sanh sanh về cõi An-Dưỡng, huống là những người chưa bị đọa lạc mà không cứu hộ sao!

Lại nữa, từ lực đức Phật A-Di-Đà che chở tất cả chúng sanh trong thế gian, thân dao của Phật cắt đứt mọi đường dữ, nên tâm nguyện hạ hóa chúng sanh của Phật A-Di-Đà rất chí thiết, như vậy đủ thấy đức Phật hằng hóa hiện hình tướng đồng với chúng sanh vào mọi thời gian và ở khắp mọi nơi để hóa độ, khó mà suy tưởng nỗi. Nếu không hết lòng tin tưởng có thể nói là chưa hiểu đạo. Còn nói chúng sanh toàn là Phật lại càng không biết năng cứu sở cứu là ai, chỉ là kẻ hướng ngoại, thiếu sáng suốt rồi vậy.
 

Trích từ: Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Luận Bảo Vương Tam Muội, Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn Tải Về
3 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
4 Luận Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Cư Sĩ Minh Chánh Tải Về
5 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
6 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
7 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
8 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
9 Quy Nguyên Trực Chỉ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
10 Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
11 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
12 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
13 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
14 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
15 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về

Lược Giải Kinh A Di Đà
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang

Phương pháp niệm 10 danh hiệu A Di Đà Phật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không