Trong dân gian người ta thường hay nói “cái gì dễ thì không quí, cái gì quí thì không dễ ” và trong đời sống hằng ngày, điều này gần như cũng đã được xác nhận, dù chưa hẳn là tuyệt đối (mà ở đời có gì là tuyệt đối đâu).

Trong Phật pháp thì pháp môn Tịnh Độ đối với chúng sanh thời mạt pháp cũng vậy. Pháp môn Tịnh Độ tuy dễ tu, nhưng khó tin. Khó tin vì chúng ta cho rằng nó quá dễ, nó không quý, mà đã không quý thì làm sao có thể giúp chúng sanh nghiệp chướng sâu dày trong thời mạt pháp như chúng ta phá mê khai ngộ, chuyển phàm thành thánh được?. Do nghĩ như vậy, tưởng như vậy, chấp như vậy, định kiến như vậy … nên phần đông Phật tử chúng ta khó tin, thậm chí không tin rằng tu theo pháp môn niệm Phật có thể hiện đời được vãng sanh về Phật quốc. Chính vì chúng sanh “nan tín”, nên chữ “tín” luôn là điều kiện đầu tiên, mang tính quyết định cao nhất đối với người tu theo pháp môn niệm Phật.

Thật vậy, đức Phật đại từ đại bi mở bày phương tiện, lập ra pháp môn Tịnh Độ chỉ duy nhất nương vào lòng tin của chúng sanh để cứu độ. Pháp môn Tịnh Độ cũng duy nhất nương vào lòng tin của chúng sanh mà duy trì, phát triển. Như vậy, “Phật nhật” có “tăng huy”, “pháp luân” có “thường chuyển” hay không, cũng đều phải trông chờ đến lòng Tin của mỗi người con Phật chúng ta. Nếu lòng tin chúng ta không vững thì cửa Phật dù có rộng mở đến đâu chúng ta cũng không dễ gì vào được. Cho nên chư vị Tổ sư thường nói, căn bản của người tu Tịnh Độ phải lấy niềm Tin chắc thật làm đầu.

Tin: Đối với người tu theo pháp môn Tịnh Độ phải tin như thế nào cho đúng chánh pháp? Về điều này, chúng tôi nghĩ rằng, những gì đức Phật và chư vị Tổ sư nói ra đều là chân thật ngữ, đều đáng để cho hạng phàm phu chúng ta nương theo học tập. Tuy nhiên trước hết chúng ta cần phải đặt niền tin một cách tuyệt đối vào những điều mà chúng tôi cho rằng, chính niềm tin này sẽ là động lực mạnh mẽ nhất để chúng ta phát khởi chí nguyện và chánh niệm khi đi vào công phu trì danh niệm Phật:

1. Tin rằng các bộ kinh nói về Tịnh Độ đều do chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên thuyết, vì lòng từ bi mà truyền dạy cho chúng ta, chứ hồn tồn không phải là loại sách ngụ ngôn để khuyến khích tu hành.
2. Tin ngồi thế giới ô uế của trần gian còn có thế giới Tịnh Độ trang nghiêm.
3. Tin 48 lời đại nguyện của đức Phật A Di Đà cùng những công hạnh kiến lập cõi Tịnh Độ, cũng như việc đức Phật A Di Đà ứng duyên hóa độ chúng sanh nơi cảnh giới Tịnh Độ là chân thật.
4. Tin rằng, trồng nhân uế thì được quả uế, tuyệt nhiên do tự tâm ứng hiện hồn tồn, hễ trồng nhân tịnh, thì được quả tịnh, không liên quan gì đến thưởng phạt.
5. Tin chánh niệm của ta chắc chắn cảm ứng cùng tâm niệm của Phật A Di Đà, chắc chắn Ngài sẽ tiếp dẫn vãng sanh cho chúng ta lúc lâm chung.
6. Tin rằng, chúng ta tuy có nhiều ác nghiệp, nhưng sau khi đã sinh về Tịnh Độ tốt đẹp, thuận tiện nhờ vào hồn cảnh, nhờ ơn giáo huấn của đức Phật A Di Đà và Bồ Tát, chúng ta sẽ không sanh lại ác nghiệp và cũng sẽ tiêu trừ luôn ác báo.
7. Tin rằng sức mình và sức Phật, cả hai đều bất khả tư nghị. Trong hai sức đều bất khả tư nghị ấy, sức mình chỉ nhỏ bằng trăm ngàn muôn ức lần so với sức bất khả tư nghị của Phật, cho nên dù sức mình còn kém cõi, nhưng nhờ sức Phật, chúng ta vẫn được tiếp dẫn và sẽ được vãng sanh về Cực Lạc.
8. Tin rằng, Phật có vô số pháp môn giải thốt, Phật có công năng kiến lập thế giới trong một mảy trần. Giá như chúng sanh trong mười phương đều sanh ở trong mảy trần ấy, phòng ốc, dụng cụ thảy đều đầy đủ trang nghiêm, không thiếu thứ gì.
9. Tin rằng khi niệm Phật một tiếng, đức Phật liền nghe và liền thâu nhiếp.
10. Tin rằng, hễ mình niệm Phật chắc chắn lúc lâm chung được chư Thánh chúng và đức Phật A Di Đà tiếp dẫn vãng sanh về thế giới Cực Lạc, quyết không còn đọa lạc luân hồi trong sáu đường nữa.

Tóm lại, những điều Phật dạy trong kinh là sự thật, chúng ta phải tin với một niềm tin kiên định, tuyệt đối không sanh tâm ngờ vực, vì tâm ngờ vực là chướng ngại rất lớn trên con đường dẫn đến đạo quả. Nếu không có lòng Tin thì Nguyện và Hạnh sẽ không có cứ điểm để sanh khởi. Nếu lòng tin kiên cố tự nhiên chúng ta sẽ tha thiết phát nguyện cầu vãng sanh Cực Lạc, khi đã phát nguyện vãng sanh về nước Phật, tự nhiên chúng ta sẽ chuyên tâm tinh tấn, y pháp hành trì, không chờ đợi ngoại duyên tác động hay thúc đẩy. Tức nhiên niềm tin của chúng ta phải được xây dựng trong “chánh tín”.

Nguyện:  Đối với một người khi phải đi xa thì trong hành trang lên đường không thể thiếu tư lương. Cũng vậy, Phật tử chúng ta muốn tiến về Tây Phương Cực Lạc thì không thể thiếu Tín, Hạnh, Nguyện. Tín, Hạnh, Nguyện là ba món tư lương vô cùng quan trọng của hành giả tu theo pháp môn Tịnh Độ. Tín – Hạnh Nguyện tuy là ba món, tuy có trước có sau, nhưng ba món tư lương này liên hệ keo sơn mật thiết, chỉ là theo thứ tự mà sanh khởi nhằm hướng người tu đến nhất tâm bất loạn. Trên đây chúng ta đã nói sơ lược về niềm Tin, nay chúng ta mạn bàn đôi điều về “chí” Nguyện của người tu theo pháp môn niệm Phật.

Nguyện của hành giả niệm Phật chính là chí nguyện, cũng có thể gọi là đại nguyện (của hành giả), vì đây là tâm nguyện vĩ đại duy nhất trong đời người mà chính hành giả đã phát nguyện.

Thật vậy, chúng ta đã tin sâu pháp môn niệm Phật, đã tinh tấn trì danh niệm Phật, song song đó chúng ta cần phải phát khởi thệ nguyện khẩn thiết cầu vãng sinh về Tây phương Cực Lạc thì mới đầy đủ hành trang để về nước Phật.

Bởi vì nếu chỉ “tin” và “niệm” suông thôi, mà không “phát nguyện” thì dù chúng ta có “thành tín” đến mấy, “niệm chuyên” đến mấy, thì khi lâm chung chúng ta cũng không được Phật A Di Đà tiếp dẫn về nước Cực Lạc. Vì sao vậy? Thật ra không phải do Phật A Di Đà không đối hồi đến chúng ta, mà vì chúng ta không có tâm nguyện vãng sanh về quốc độ của Ngài. Điều này cũng ví như một học trò dù rất tin tưởng vào thầy giáo, dù rất chăm chỉ học bài và tiếp thu tốt những kiến thức thầy truyền đạt, nhưng lại không thể lên lớp, không thể đỗ đạt. Vì sao vậy? Đó là vì không có tâm nguyện mong muốn được lên lớp. Tin thầy, siêng năng học chữ của thầy, nhưng sự “tin” và “học” này không để làm gì cả thì quả là vô nghĩa vô ích. Vì sao vậy? Vì vị thầy này không thể nào biết được người học trò của mình muốn gì mà ra tay cứu giúp. Đức Phật cũng thế, chúng ta chỉ tin Phật, chỉ niệm danh hiệu Phật mà không muốn theo Phật thì Phật buộc chúng ta theo sao được!

Chúng ta tin Phật, nhưng chúng ta lại không khẩn thiết cầu nguyện vãng sanh, chúng ta không rộng mở cửa lòng, chí thành cung nghinh đón Phật, thì không những cơ hội được vãng sanh về thế giới Cực Lạc đã khó, mà chúng ta cũng khó có cơ hội thấy Phật, gặp Phật cho dù hóa thân Phật đang ở quanh chúng ta.

Thiền sư Phong Can ở chùa Quốc Thanh rất nỗi tiếng trong vùng núi Thiên Thai, tỉnh Triết Giang vì thường cõi cọp dạo quanh chùa, ít người biết được Ngài là bậc cao Tăng đắc đạo. Một hôm Ngài rủ Hàn Sơn, Thập Đắc đi triều bái Ngũ Đài Sơn.

Hàn Sơn hỏi:

Đi Ngũ Đài Sơn để làm gì?

Phong Can đáp:

Lễ Văn Thù

Ngài không phải là bạn tôi, tôi không đi – Hàn Sơn nói.

Thế là Thiền sư Phong Can đi một mình.

Trên đường đi từ núi Thiên Thai đến Hàng Châu, có nhân sĩ Lưu Khâu Dận, đang lúc chuẩn bị lên đường nhậm chức Tri phủ Đài Châu thì bộc phát bệnh đau đầu rất nặng, uống bao nhiêu thuốc cũng không khỏi.
Thiền sư Phong Can biết được việc này liền đến nhà họ Lưu. Khi đến nơi, người canh cửa ngăn Ngài lại không cho vào. Ngài nói với họ:

Chủ các ông đang bệnh nặng, còn tôi thì muốn cứu ông ấy, sao các ông không cho tôi vào thăm bệnh?

Người canh cửa nghe nói vậy bèn chạy vào trình báo, Lưu Khâu Dận liền thỉnh Ngài vào. Vừa thấy Lưu Khâu Dận, Thiền Sư Phong Can hỏi ngay:

Ông bệnh gì?

Lưu Khâu Dận đáp :

Đầu tôi đau nhức quá, nó như muốn bể ra!

Thiền sư Phong Can bảo người nhà Lư Khâu Dận mang ra một ly nước. Trì chú xong, Ngài dùng một ít nước thoa nhẹ lên trán Lưu Khâu Dận. Ngay lập tức bệnh đau đầu như búa bổ của Lư Khâu Dận biến mất.
Lư Khâu Dận vui mừng khôn xiết, kính cẩn hỏi Thiền sư Phong Can:

Đại sư hiện ở chùa nào? Pháp hiệu là gì?

Tôi hiệu Phong Can, ở chùa Quốc Thanh, núi Thiên Thai, huyện Đài Châu

Trong chùa có bao nhiêu người đạo hạnh như Đại sư

Tôi chẳng có đạo hạnh gì cả, nhưng trong chùa Quốc Thanh hiện có hai vị hóa thân Bồ Tát, đó là Hàn Sơn hóa thân của Văn Thù và Thập Đắc là hóa thân của Phổ Hiền.

Nghe xong, Lư Khâu Dận rất vui mừng và sai người nhà mang rất nhiều phẩm vật ra lễ tạ, nhưng Thiền sư Phong Can đã bỏ đi.

Ngay sau khi nhậm chức Tri phủ Đài Châu, Lư Khâu Dận liền đến chùa Quốc Thanh. Ông thưa với Thầy tri khách:

Phiền Thầy dẫn tôi đi bái kiến hai vị đại sư Hàn Sơn, Thập Đắc.

Thầy tri khách nói:

Hai người ấy là Hòa thượng điên, đại quan có gì phải dặn dò?

Lư Khâu Dận vẫn lộ vẻ thành kính trân trọng:

Tôi muốn được lễ bái hai vị đó!

Thầy tri khách miễn cưỡng:

Tôi sẽ cho người gọi họ đến.

Lưu Khâu Dận nói:

Tôi phải đích thân đi bái kiến mới được.

Nghe vậy, Thầy tri khách đành dẫn Lư Khâu Dận xuống khu nhà bếp. Đến nơi, thì thấy Hàn Sơn và Thập Đắc đang ngồi co ro bên lò sưởi. Thầy tri khách bèn lớn tiếng gọi:

Hàn Sơn, Thập Đắc đứng dậy mau! Đại quan có lời muốn nói với hai ông.

Lư Khâu Dận vừa thấy hai vị Đại sĩ, lập tức đảnh lễ. Hàn Sơn, Thập Đắc thấy thế bèn bỏ chạy. Lư Khâu Dận cũng không chịu bỏ lở cơ hội diện kiến Thánh Tăng, nên lập tức đuổi theo. Đến động Hàn Sơn thì hai vị Đại sĩ chạy nhanh vào động và biến mất.

Lưu Khâu Dận chạy vào động, nhưng không thấy tung tích hai vị Đại sĩ đâu. Hàn Sơn, Thập Đắc từ đó không xuất hiện nữa và Thiền sư Phong Can cũng từ đó không trở về chùa Quốc Thanh nữa. Đây chính là Thánh nhân ứng hóa giữa nhân gian.

Thiền sư Phong Can là hóa thân của Phật A Di Đà, lúc nào cũng ở bên mọi người nhưng ít ai biết được Phật và Thánh nhân ứng hóa giữa chốn nhân gian. Đây có phải là ngày ngày gặp Phật mà coi như chẳng thấy Phật?

Thật không điều gì đáng tiếc hơn khi ta ngày đêm mong ngóng được gặp Thánh nhân, gặp Phật, vậy mà hóa thân Phật Thánh ở bên cạnh ta mà chúng ta vẫn không hay không biết.

Do vậy, người niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ, không thể không khẩn thiết phát nguyện cầu vãng sanh. Người xưa có câu: “Nguyện bất thiết bất sinh Tịnh Độ”. Nguyện không phải chỉ nguyện một lần hay lâu lâu mới nguyện, mà chí nguyện phải thường hằng, tâm nguyện phải khẩn thiết.

Tuy nhiên để duy trì tâm nguyện lâu dài, điều quan trọng thứ nhất là chúng ta cần phải sanh tâm nhàm chán sự giả dối tạm bợ ở thế gian này, chúng ta cần phải dứt khốt từ bỏ những nên hư thành bại trong cái thế giới vô thường hư ảo. Tức nhiên sự nhàm chán ở đây không có nghĩa là chạy trốn, xố bỏ hay hủy hoại tất cả nhũng gì mình đang có, mà là sự nhận thức bản chất vô thường, bản chất sanh diệt không chắc thật của cuộc đời bằng cái nhìn của tuệ giác, để chúng ta không tham đắm, không bị lôi cuốn trong dòng đời giả tạm này. Có nghĩa là chúng ta vẫn sống, vẫn làm việc, vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng chúng ta an lạc, chúng ta tích cực hướng thiện mà không bị chi phối bởi tham dục si mê. Như vậy, chúng ta không chỉ sống và sinh hoạt bình thường mà sự sống của chúng ta trở nên ý nghĩa và hữu ích hơn cho cộng đồng xã hội. Thứ hai, đối với thế giới Tây Phương Cực Lạc tâm nguyện chúng ta phải luôn hướng vọng tới, tha thiết mong cầu vãng sanh về đó. Vì thế giới Cực Lạc là thế giới được thành tựu từ vô lượng vô biên công đức của chư Phật. Nhân dân trong thế giới này có thân tướng trang nghiêm, dung nhan vô cùng xinh đẹp, sống lâu vô lượng vô biên, tâm trí luôn an định, không bị hồn cảnh chi phối, một khi đã sanh về đây rồi thì không còn bị sa đọa vào ba ác đạo, luôn được an vui, không có vướng bận, khổ đau bất hạnh.

Thế nhưng làm cách nào để chúng ta có thể chán chường cái thế giới giả tạm nhưng lại chứa đầy khổ nạn này? Thiết nghĩ, chúng ta cần phải quan sát, suy nghiệm từ những khổ đau, hoạn nạn, lầm than mà chính bản thân mỗi chúng ta đã trải qua trong đời sống vô thường này mà sanh tâm nhàm chán để xa lìa nó.

Đối với thế giới Tây Phương, đó là một thế giới hồn tồn không còn khổ đau bất hạnh, ngược lại đó là một thế giới tràn đầy ánh sáng trí tuệ, an vui, cực lạc, nghĩ như thế, chúng ta sẽ luôn hướng vọng tới, tích cực mong cầu vãng sanh về đó.

Nghĩ tưởng sâu sắc đến hai điều trên đây, tâm nguyện cầu vãng sanh về cõi Cực Lạc của chúng ta sẽ luôn chí thành khẩn thiết.

Hạnh: Hạnh ở đây là niệm Phật. Nếu chỉ có Tín và Nguyện mà không có Hạnh thì không thể vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Vì Hạnh là thực tiễn của công phu niệm Phật, là từng bước đi vững vàng tiến về Cực Lạc.

Kinh Lăng Nghiêm, ở chương Đại Thế Chí Bồ Tát Viên Thông có viết: “Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật niệm Phật, hiện tại tương lai nhất định thấy Phật”. Nếu muốn thấy Phật thì phải niệm Phật. Ví như một người thương mẹ, nhớ mẹ mà cửa đóng then cài thì mẹ làm sao đến với con mình được, vào nhà được. Phật cũng vậy, chúng ta mong Phật, yêu kính Phật mà cửa lòng im ỉm, lạnh ngắt thì Phật làm sao đến với chúng ta được.

Chúng ta cũng cần phải biết rằng, một khi niềm tin của chúng ta đã vững chắc và chúng ta đã có chánh kiến thì Hạnh và Nguyện cũng tự nhiên tựu thành, khi đó chúng ta sẽ không cần phải nhờ ai đó thúc giục, khuyến hố, động viên hay nhắc nhở để chúng ta niệm Phật. Vì sao vậy? Vì một khi chúng ta đã tin chắc rằng trong rẫy cà phê của chúng ta có cả một hầm vàng, tự nhiên khi đó chúng ta lao vào đào xới, hăng say miệt mài ngày đêm để kiếm được vàng, khi đó chúng ta không cần ai khuyên bảo hay thúc giục. Thậm chí khi biết rõ và tin chắc rằng, trong rẫy cà phê của chúng ta có vàng rồi, thì chúng ta lén lút, hỳ hục mà đào vào ban đêm để đừng có ai trông thấy. Còn nếu như nghe nói có mỏ vàng mà chúng ta vẫn thờ ơ thì rõ ràng là miềm tin chúng ta chưa vững chắc, nếu không muốn nói là niềm tin của chúng ta chưa được xác lập.

Cũng vậy, khi niềm tin của chúng ta về pháp môn Tịnh Độ đã chắc thật thì tự nhiên chúng ta sẽ tha thiết nguyện cầu vãng sanh về Cực lạc, chúng ta sẽ ngày đêm tinh tấn niệm Phật để mau có chánh niệm, sớm được nhất tâm. Điều này cũng giống như trường hợp chúng ta tin rằng trong rẫy cà phê của chúng ta có cả một hầm vàng.

Như chúng ta đã biết, “Hạnh” trong pháp môn Tịnh độ, chính là tâm niệm chuyên nhất “trì danh niệm Phật”. Cũng giống như vấn đề “niềm tin” mà chúng tôi vừa trình bày, khi chúng ta chuyên cần tinh tấn niệm Phật thì tự nhiên chúng ta sẽ được gặp Phật, tự nhiên chúng ta sẽ được thấy Phật, chúng ta sẽ có chánh niệm, chúng ta sẽ đạt được nhất tâm bất loạn. Điều quan trọng là chúng ta đã thật sự tinh chuyên niệm Phật hay chưa? Nếu tâm niệm chúng ta đã thật sự chuyên nhất vào câu Phật hiệu thì vô lượng vô biên công đức sẽ tựu thành, cõi Cực Lạc cũng sẽ tựu thành mà chúng ta không cần phải vọng cầu hay trông đợi.

Điều này cũng giống như một anh nông dân có đủ “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” và tập trung công sức cần mẫn trên mảnh ruộng của mình. Người nông phu chỉ tập trung làm việc, anh ta không cần phải nghĩ đến gì cả, thậm chí phải nghĩ đến tương lai thu hoạch. Thế nhưng anh ta vẫn được bội thu. Vì sao vậy? Vì ngay trong việc làm của anh ta đã có đủ niềm tin, nguyện vọng, sự lao động cần cù và nghiêm túc …
Một điều quan trọng nữa, đối với hành giả tu theo pháp môn niệm Phật, trong quá trình công phu, chúng ta cần lưu ý giữ gìn thân khẩu ý sao cho thanh tịnh. Tâm Phật vốn hằng thanh tịnh, muốn hồ nhập vào tâm Phật, thì tâm chúng ta cũng phải thanh tịnh, chúng ta sẽ thiếu tự tin khi lễ lạy đức Phật bằng cái thân đang tạo nghiệp bất tịnh, chúng ta sẽ thiếu tự tin khi nghĩ tưởng đến chư Phật bằng cái tâm đang lăng xăng tạp niệm và chúng ta cũng sẽ thiếu

tự tin khi niệm Phật bằng cái miệng bất tịnh của mình. Trong Kinh Phạm Võng ghi: “Nhựt nhựt khởi tam nghiệp tội, khẩu tội vô lượng”. Miệng là cửa ngõ tạo muôn điều ác cũng hay mang lại vạn sự lành. Do vậy chúng ta cần phải cẩn thận khi mở miệng thốt ra lời. Hành trì pháp môn niệm Phật, chúng ta càng phải giữ gìn khẩu nghiệp thanh tịnh hơn nữa. Tu thân, tu tâm mà không tu cái miệng là một lổ hổng lớn trong việc tu hành, nhất là đối với hành giả tu theo pháp môn niệm Phật.
 
Trích từ: Nhất Tâm Niệm Phật Quyết Định Vãng Sanh
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Vãng Sanh Luận, Hòa Thượng Thích Nhất Chân Đọc Tiếp
2 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
3 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Đọc Tiếp Tải Về
4 Chánh Hạnh Niệm Phật Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn Tải Về
5 Vãng Sanh Tịnh Ðộ Luận Giảng Yếu, Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn Đọc Tiếp Tải Về
6 Vãng Sanh Tịnh Ðộ Luận Giảng Ký, Hòa Thượng Thích Nhất Chân Tải Về
7 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
8 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
9 Niệm Phật Luận, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
10 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
11 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
12 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
13 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
14 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
15 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về

Tín Tâm Kiên Cố
Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân

Tín Tâm Hạnh
Cư Sĩ Bành Tế Thanh

Niệm Phật Mà Bán Tín Bán Nghi
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Tứ Hoằng Thệ Nguyện
Hòa Thượng Thích Thái Hòa

Tứ Hoằng Thệ Nguyện
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa

Năng Lực Cầu Nguyện
Thượng Tọa Thích Trí Siêu

Bốn Trường Hợp Của Hiệu Lực Cầu Nguyện
Thượng Tọa Thích Nhuận Châu

Khuyên Đầy Đủ Tín Nguyện
Cư Sĩ Lý Viên Tịnh

Bổn Nguyện
Thượng Nhân Pháp Nhiên

Nguyện Thứ Nhất Lễ Kính Chư Phật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Nguyện Thứ Hai Xưng Tán Như Lai
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Nguyện Thứ Ba Rộng Tu Cúng Dường
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Nguyện Thứ Tư Sám Hối Nghiệp Chướng
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Nguyện Thứ Năm Tùy Hỷ Công Đức
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Nguyện Thứ Mười Phổ Giai Hồi Hướng
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Nguyện Thứ Sáu Thỉnh Chuyển Pháp Luân
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Nguyện Thứ Bảy Thỉnh Phật Trụ Thế
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Nguyện Thứ Tám Thường Tùy Phật Học
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Nguyện Thứ Chín Hằng Thuận Chúng Sanh
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Giải thích tên kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Đại Sư Cổ Diêm Khuông Am Thanh Liên bật-sô Linh Thừa

Phổ Hiền Hạnh Nguyện
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Bồ Tát Địa Tạng Phát Đại Thệ Nguyện
Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân

Nguyện Xưa Đã Thành
Sa Môn Pháp Cự, Sa Môn Pháp Lập

Tính Cách Trọng Yếu Của Sự Phát Nguyện
Hòa Thượng Thích Trí Thủ

Bát Chánh Đạo Với Tứ Hoằng Thệ Nguyện
Hòa Thượng Thích Thái Hòa

Nguyện
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa

Tứ Hoằng Thệ Nguyện
Hòa Thượng Thích Tịnh Không