Home > Khai Thị Phật Học
Phổ Hiền Hạnh Nguyện
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Tỳ Kheo Thích Thiện Trang, Việt Dịch


Điều đầu tiên của Phổ Hiền Hạnh Nguyện là lễ kính chư Phật. Vì chúng ta không làm, nên chúng ta không nhập vào được cảnh giới Hoa Nghiêm. Phổ Hiền Bồ-tát, Đẳng-giác Bồ-tát, vẫn hướng lên cao, đến viên mãn thành Phật. Cho nên Mười nguyện Phổ Hiền là tiêu chuẩn của thành Phật. Phật là thì như thế nào, cách nói này của tôi dễ dàng hiểu được, Phật thì lễ kính chư Phật. Chư Phật từ đâu đến? Tất cả chúng sanh vốn là Phật, tất cả chúng sanh, đều là cha mẹ trong quá khứ của chúng ta, là chư Phật ở tương lai. Do đó giới kinh dạy chúng ta cung kính tất cả. Không chỉ cung kính đối với tất cả người, người xấu hay người ác đều cung kính, dù họ thiện hay ác, chỉ cần là người, thì tôi biết họ có Phật-tánh, hiện nay họ làm ác chịu quả báo, nhưng tương lai họ gặp được Phật, Phật sẽ độ họ, họ vẫn sẽ thành Phật. Chúng ta có giữ được tâm lễ kính chư Phật, đối với tất cả người, hết thảy chúng sanh, loài muỗi kiến nhỏ hay không? Nên Mười nguyện Phổ Hiền không dễ dàng làm được, thật khó. Ai làm được? Bồ-tát Phổ Hiền làm được rồi. 

Khen ngợi Như Lai, chúng ta chỉ khen ngợi đối với Phật Bồ-tát, đối với người thiện. Còn Bồ-tát Phổ Hiền khen ngợi đối với tất cả chúng sanh. Chúng sanh làm ác, do nhất thời hồ đồ, không phải là vĩnh viễn không thông suốt, nếu họ gặp được Phật, gặp được Bồ-tát, gặp được đệ tử nhà Phật, thì họ liền có cơ hội được độ. Người niệm Phật nhìn thấy những con kiến nhỏ, thấy được thì nhất định niệm A Di Đà Phật. Vậy chúng có nghe thấy được hay không? Nghiệp chướng chúng nặng thì không nghe thấy được, nếu thiện căn của chúng sâu dày thì chúng nghe thấy được. Ngay cả hết thảy động vật nhỏ, chúng ta đều khen ngợi, khen ngợi bằng cách nào? Niệm A Di Đà Phật là khen ngợi. Thật là tự tha lưỡng lợi, chính mình niệm câu Phật hiệu này, thì đối phương cũng nghe được rồi, dù chúng nghe được hay không chúng ta cũng không đảm bảo, nhưng chúng ta vẫn thành tâm thành ý niệm câu Phật hiệu này cho chúng nghe, hy vọng chúng rời khỏi thân kiến, vô lượng kiếp đến nay thế nào chúng cũng có thiện hạnh của tu tập, tích lũy thiện hạnh, khi trở lại nhân gian, lên trên trời, thì cơ hội tu học của chúng nhiều hơn. Người và trời thì tốt hơn súc sanh, tốt hơn ở chỗ nào? Tốt hơn ở chỗ, cơ hội nghe Phật pháp nhiều, cơ hội tu hành nhiều, cơ hội thành tựu nhiều. Vì vậy, công đức của khen ngợi không thể nghĩ bàn.

Điều thứ ba của Mười nguyện Phổ Hiền, là rộng tu cúng dường. Trong đó pháp cúng dường là quan trọng nhất, cần dốc toàn tâm toàn lực đi làm. Pháp có thể giúp người giác ngộ, pháp có thể giúp người lìa khổ được vui. Pháp cúng dường được thông minh trí huệ. Làm sao tu pháp cúng dường? Hãy đem kinh điển của Phật pháp giới thiệu cho người khác. Hiện nay có đĩa CD, có những thiết bị, rất tiện lợi, có giảng kinh, có cộng tu, chính mình có thể cùng đại chúng cộng tu, vô cùng tiện lợi, quá khứ ba, bốn mươi năm trước, muốn như vậy cũng không được, ngày nay đều có thể làm được rồi. Cho nên, đem Phật pháp, tất cả pháp lành giới thiệu cho người khác, khuyên dạy người đoạn ác tu thiện, đều thuộc về pháp cúng dường. Cúng dường tài, cúng dường vô úy, vô úy là giúp họ an tâm, định tâm, bảo vệ họ để không có người chướng ngại họ, thành toàn cho họ, đó là một loại cúng dường vô úy, khiến họ thật sự bình an, tu học rất tốt, nếu họ có khó khăn, thì chúng ta tận tâm tận lực giúp đỡ họ. Cúng dường pháp quan trọng hơn cúng dường tài, vì pháp có thể giúp người khai ngộ, giúp người thoát sanh tử ra khỏi tam giới, còn tài thì không thể. Nên phải hiểu biết những điều này. Gặp được duyên phải quý trọng, nếu không gặp duyên, thì không cần phải suy nghĩ, vì suy nghĩ là vọng tưởng, có duyên thì làm, không có duyên thì không làm, điều này cần phải biết.

Tiếp theo là sám hối nghiệp chướng. Sám hối quan trọng ở sửa lỗi làm mới chính mình, chứ không phải là niệm văn sám hối, không phải là ở trước hình tượng Phật Bồ-tát thừa nhận chính mình đã lỗi lầm, cầu Phật Bồ-tát tha thứ, không phải như vậy, như vậy là sai rồi. Sám hối là đem tiêu trừ đi nghiệp chướng của chính mình, quan trọng ở chỗ sau này không tạo lại nữa. Nếu ngày ngày làm việc xấu, ngày ngày sám hối, thì không có tác dụng. Hôm nay làm việc xấu gì rõ ràng rồi, thì về sau tuyệt đối không phạm điều đó lần thứ hai, vậy gọi là chân sám hối. Hiện nay chúng ta biết được, người chân sám hối thì ít, không nhiều, mà người hiểu lầm sám hối thì nhiều.

Nguyện tiếp theo là tùy hỷ công đức. Tùy hỷ công đức rất quan trọng. Người khác làm việc tốt, nếu chúng ta có sức, chúng ta giàu có, thì có thể giúp đỡ họ, họ đã đang làm rồi, thì giúp họ làm tốt hơn, giúp họ làm càng thành công hơn, đó đều thuộc về tùy hỷ.

Bốn câu tiếp theo lại càng thù thắng. về thỉnh chuyển pháp luân. Phật pháp không người nói, tuy trí không thể hiểu, đó là sự thật, Phật pháp nhất định phải có người thuyết, cho nên phải dạy, không có người giảng thì thành mê tín, Phật pháp là phá mê khai ngộ, không phải là mê tín. Mời ai để chuyển Pháp luân? Tìm Pháp sư có khả năng giảng kinh dạy học, gặp được duyên như vậy rồi, là việc tốt, vô cùng quan trọng, thỉnh chính mình ra để hoằng pháp lợi sanh, vì mọi người đều không làm, thì tôi làm. Làm việc này rất khó khăn gian khổ, chướng duyên rất nhiều. Chính mình hy vọng đạt được chút lợi ít trong đó, rất ít. Đó là tình huống hiện nay. Thời xưa thì không như vậy, thời xưa người đọc sách, đối với người học Phật, không kể là tại gia hay xuất gia, đều vô cùng tôn trọng, chính mình không có khả năng, thì đi thỉnh giáo ở rất nhiều nơi. Chúng nghe nhiều rồi, thì mời những người hiểu được Phật pháp mở giảng tọa nhỏ, ba người cũng không ít, ba trăm người không nhiều. Kiểu giảng tọa nhỏ, dần dần pháp duyên hưng vượng rồi, chúng nghe đã nhiều, thì có thể kiến lập giảng đường. Hiện nay có Video, có TV, có Internet, người thuyết pháp không ít, những công nghệ này thời cổ không có, hiện nay có những phương tiện này, thì chúng ta đem Video tuyên truyền, khuyên bảo người khác. Khuyên người thì khi có thời gian phải giúp họ học tập, không giúp họ sẽ không học, cần đưa họ lên địa vị, khiến họ có hứng thú, đây không phải là việc một sớm một chiều, mà phải cần thời gian. Có duyên thì quyết định không được bỏ lỡ, không kể là người tại gia hay xuất gia có thành tựu, đều có thể làm lợi ích cho rất nhiều chúng sanh. Đó là thỉnh chuyển pháp luân, đầu tiên phải thỉnh chính mình, điều này quan trọng hơn hết. Thỉnh Phật trụ thế, không được để cho Phật giáo tại thế gian này đoạn tuyệt mất, đó là thỉnh Phật trụ thế. Chính mình nhất định phải học cho tốt, thường tùy Phật học. Hằng thuận chúng sanh, nếu không hằng thuận, thì chúng sanh không nghe quý vị, hằng thuận, thì họ mới nghe quý vị. Quý vị dẫn đạo họ rất tốt, giúp đỡ họ, khiến họ quay đầu. Như trên đã nói, đem tất cả thiện căn, phước đức, nhân duyên tất cả đều hồi hướng, hồi hướng Tam-Bảo, hồi hướng chúng sanh. Đó là Mười nguyện Phổ Hiền.
 

Trích từ: Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2018 - Tập 3


Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Báo Ứng Hiện Đời Tập 1 - Tập 3, Qủa Khanh | Ni Sư Thích Nữ Hạnh Đoan, Việt Dịch
2.    Đại Trí Độ Luận Tập 3, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Việt Dịch
3.    Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Khoa Chú, Đại Sư Cổ Diêm Khuông Am Thanh Liên bật-sô Linh Thừa | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
4.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
5.    Kinh Đại Bửu Tích Quyển 9, Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
6.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
7.    Những câu chuyện linh ứng về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát Tập 3, Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
8.    Pháp Uyển Châu Lâm Quyển 3, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản, Việt Dịch
9.    Tiểu Sử Danh Tăng Tập 3, Hòa Thượng Thích Đồng Bổn
10.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
11.    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 600 Tập Giảng Thứ 11, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
12.    Tịnh Độ Hoặc Vấn, Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
13.    Tịnh Độ Nhập Môn, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
14.    Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch
15.    Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Sa Môn U Khê Truyền Đăng, ở núi Thiên Thai | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
16.    Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm
17.    Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Đại Sư Đời Tùy, Thiên Thai Trí Giả | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
18.    Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
19.    Tịnh Độ Vấn Đáp, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Thích Nhuận Nghi, Việt Dịch
20.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Đại Sư Liên Trì | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch