Cư sĩ Trương Thủ Ước, người đời Minh, huyện Tú Thủy, tỉnh Triết Giang. Ông nhà nghèo mà ưa bố thí, hằng dùng trăm ngàn phương tiện khuyên gọi các vị đạo tâm rộng làm việc lợi ích.

Lúc lớn tuổi, ông tạ tuyệt duyên đời, bữa cháo bữa rau, mỗi ngày thường chuyên niệm Phật. Cư sĩ từng phỏng theo ngài Hàn Sơn, làm 300 bài thi, khuyến tấn mọi người quy hướng về Tịnh Độ. Xin lược trích mấy bài như sau:

Cao cả nguyện Di Đà,
Rộng mầu môn Niệm Phật.
Muôn kiếp khổ luân hồi,
Đời nay mới tường tất.
Nên sanh tưởng khó gặp,
Dè chớ mê lạc mất.
Niệm niệm cầu vãng sanh,
Tâm tâm quý chuyên nhất.

Hôm qua đến nhà Phật,
Niệm niệm lòng sâu thiết!
Ngày nay ở nhà lửa,
Tâm phiền rối bận việc.
Nếu chẳng vững đạo căn,
Khó khỏi chìm mê kiếp.
Cho nên bậc hiền xưa,
Ở non tu tịnh nghiệp.

Cõi tạm gởi huyễn thân,
Tùy duyên mọi việc tất.
Không vương nửa điểm trần,
Chỉ niệm một câu Phật.
Tánh mềm dịu tợ bông,
Nguyện cứng bền như sắt.
Nếu theo việc vẩn vơ,
Đáy nước tìm trăng thật.

Thượng phẩm thấy Phật sớm,
Hạ phẩm thấy Phật chầy.
Sớm chầy tuy sai khác,
Duyên trần đã thoát ly.
Tham thiền ngại chấp tướng,
Niệm Phật quý dứt nghi.
Xác thật có Tịnh Độ,
Xác thật có Liên trì!

Bảy chục xưa nay ít,
Trước mắt chẳng nhiều ngày!
Phải mau cầu giải thoát,
Tìm gởi chất liên thai.
Ngang trái cho ngang trái,
Vạy ngay mặc vạy ngay.
Đâu rảnh đối kẻ xấu,
Phân biệt phải cùng sai.

Vợ Thủ Ước là Đào thị, từ khi về nhà chồng, mỗi ngày cũng tụng kinh niệm Phật. Khi ông đến non Phổ Đà lễ Quán Âm đại sĩ, Đào thị bảo hai con rằng: "Mẹ bình nhựt tu trì đã tỏ ngộ tông chỉ ‘Tâm này làm Phật, tâm này là Phật’. Ngày nay Ta Bà duyên mãn, mẹ sắp về cảnh Tịnh Độ an vui!". Nói xong, ngồi niệm Phật mà hóa. Hôm sau Thủ Ước về đến nhà thì việc tẩn liệm đã xong. Bỗng trên nắp hòm của Đào thị mọc lên năm cánh sen màu xanh. Mọi người đều ngợi khen kinh lạ.

Về sau, Thủ Ước cũng được thoại ứng khi lâm chung.
 

Trích từ: Mấy Điệu Sen Thanh
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Mấy Điệu Sen Thanh, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về

Tông Đản Pháp Sư
Cư Sĩ Bành Tế Thanh

Nhược Ngu Pháp Sư
Cư Sĩ Bành Tế Thanh