Home > Khai Thị Niệm Phật
Niệm Phật Để Tìm Lại Chính Mình
Thượng Tọa Thích Phổ Huân


Con người được sanh ra lớn lên, theo dòng đời nổi trôi chìm hụp. Mỗi mỗi người ôm mang một duyên nghiệp, tạo thành sự khắn khít day dưa trả vay, vay trả. Dòng đời vẫn vô tình cứ trôi mãi chẳng đoái hoài, còn nghiệp thức vì xao động vô minh nên chạy theo từ lực của dòng đời đến hằng kiếp.

Trong dòng nghiệp lực đó, không ai biết đến mình đã bao lần sanh tử, tử sanh. Cũng vì muôn lần như vậy mà Phật có nhắc qua kiếp sống chết của chúng sanh như sau. "Nếu có thể gom lại xương của một người trong vòng luân hồi, và nếu xương ấy còn nguyên vẹn, thì nó sẽ như một thạch trụ, một chồng, một đống khổng lồ bằng quả núi Vepulla (16)." Còn nước mắt chúng sanh từ vô thỉ đến nay thì Phật ví nhiều như nước biển.

Cuộc tuần hoàn cứ vậy mà thiên thu bất tận càng tìm hiểu lại càng thương tủi cho thân phận của mình. Vì sao, thế nào lại phải vương mang khổ lụy luân hồi mãi! Và con đường sinh tử vậy không thể chấm dứt sao?

Điều thắc mắc, nghi vấn đã được đức Phật giảng dạy rõ ràng cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ. Một khoảng thời gian khá lâu đủ để giựt mình nhìn lại ta mới vừa tỉnh thức. Phật dạy thế nào, ra sao đã được ghi lại trên hàng trăm ngàn trang giấy. Lời Phật tuy xa xưa nhưng vẫn mồn một rõ ràng như mới ngày hôm qua, như cách đây một giờ vài phút. Tâm thức chúng ta nếu sống dậy tức khắc sẽ không thấy đâu là thời gian của hơn hai ngàn năm trăm năm trước, hay không gian tịt mù bên xứ Ấn Độ. Nhưng vì mê mờ vô minh, xuôi thuận dòng đời, bám víu thế gian, tắm biển luân hồi, từ chối chân lý, nuôi dưỡng bản ngã, say ngủ vô thường... mà không gian đối với ta là vô tận, thời gian lại vô cùng. Gương ảnh tổ trước mặt nhưng trọn đời ta vẫn không thấy. Lời Phật tụng đọc hằng ngày mà chẳng lọt vào tâm. Chắc có lẽ, bụi nghiệp vô minh quá dày khiến ta không còn nhìn thấy, nhận ra con người của ta nữa, nên cứ mãi nhảy múa theo hình sắc, âm thinh vọng tình, tham ái. Đến khi kiệt sức lả người mới thấy cuộc đời là giả, con người là mộng nhưng đã muộn rồi, vì mộng giả đã dệt thành nghiệp thức phải mang. Nay muốn quay về lau bụi vô minh, tìm ra hình giác, không biết có còn đủ sáng suốt nhận ra hình ảnh (tánh giác) ngày xưa của mình hay không? Hay lại không tin ảnh mình trong gương là ảnh thật, cũng như kẻ cùng tử trong kinh Pháp Hoa (phẩm Tín Giải), không biết rằng chính mình là con của trưởng giả giàu có, mà cứ trốn chạy lánh xa chịu sống đời khốn khổ lang thang.

Ôi vô minh là đầu mối, ôi tham ái tạo ra vô minh là nguyên nhân ngăn cản con đường tìm lại chính ta. Tìm lại chính mình là tìm về chân tâm vốn thanh tịnh của pháp thân Phật tánh của vẻ đẹp trang nghiêm thanh tịnh Như Lai, như trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật bảo tôn giả A Nan và Hoàng Hậu Vi Đề Hy rằng. "Các đức Như Lai thân là pháp giới, nhập vào tâm tưởng của chúng sanh, thế nên các ông khi tâm tưởng Phật thì tâm tức là đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẽ đẹp, tâm này là Phật, các Phật là chánh kiến tri hải, từ tâm tưởng sanh ra..." (17)

Theo lời Phật dạy, chúng ta thấy rằng tâm Phật đã sẵn có trong tâm chúng sanh, và khi tâm ta nghĩ niệm Phật thì tâm ta là Phật, mà tâm Phật là tâm vắng lặng sáng suốt không có nhiễm ô trần cảnh, ngược lại tâm chúng sanh đầy trần lao bụi cảnh. Nhưng bản lai chân tánh của ta trước khi bị nhiễm trần cũng đã thanh tịnh không khác. Như thế niệm Phật là tìm lại mình, tìm lại cái bản lai chân tánh hay cái nguyên thủy của Phật tánh vốn bị lu mờ do sự phân biệt vọng động của vọng tâm duyên trần, để phải nổi trôi mãi trong biển kiếp tuần hoàn của vô minh. Và giờ đây chúng ta đã thấy mỗi mỗi tâm niệm nhớ nghĩ về danh hiệu Phật là mỗi giờ phút sống với con nguời thật của chính chúng ta, mà một khi đã sống được như vậy, thì chúng ta đã thấy được ngọn hải đăng trong đêm tăm tối của biển đời chìm hụp.

(17) Kinh Quán Vô Lượng Thọ, (18) Kinh Tiểu Địa Quán, sđd PPYN, trang 191, 48.



Kinh Sách Liên Quan

 
1.    48 Pháp Niệm Phật, Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am | Sa Môn Thích Tịnh Lạc, Việt Dịch
2.    Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Pháp Sư Viên Anh | Thích Nguyên Anh, Việt Dịch
3.    Niệm Phật Cảnh, Sa Môn Đạo Cảnh và Thiện Đạo Đại Sư | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
4.    Niệm Phật Chỉ Nam, Mao Dịch Viên | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
5.    Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư, Pháp Sư Đạo Chứng | Thích Minh Quang, Việt Dịch
6.    Niệm Phật Dẫn Đi Khỏi Luân Hồi, Lý Lâm Qúy | Mạt Nhân Đạo Quang, Việt Dịch
7.    Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
8.    Niệm Phật Luận, Pháp Sư Đàm Hư | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
9.    Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Pháp Sư Huệ Tịnh | Hòa Thượng Thích Giác Qủa, Việt Dịch
10.    Niệm Phật Pháp Yếu, Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
11.    Niệm Phật Sám Pháp, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
12.    Niệm Phật Sinh Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Thượng Tọa Thích Chân Tính, Việt Dịch
13.    Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Đại Sư Phi Tích | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
14.    Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Đại Sư Phi Tích | Tịnh Sĩ, Việt Dịch
15.    Niệm Phật Thành Phật, Cư Sĩ Tịnh Thọ | Cư Sĩ Tịnh Nghiệp, Việt Dịch
16.    Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn
17.    Niệm Phật Thập Yếu, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
18.    Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Pháp Sư Luyến Tây Đại Sư Ngọc Phong Cổ Côn | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
19.    Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Tiểu Bình Thật | Cư Sĩ Hạnh Cơ, Việt Dịch
20.    Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch