Tu hành ở thế gian này chướng duyên quá nhiều. Những thứ lục căn tiếp xúc toàn là chướng duyên, nó chướng ngại tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng và giác ngộ của chúng ta. Cho nên tu hành ở thế gian này vô cùng khó khăn.
“Phật cáo A Nan, Cực Lạc thế giới, như thị hy hữu, bất khả tư nghị, hoa quả thọ mộc giai tác Phật sự”. Không những là tượng trưng mà nó thật đang nói pháp. Nếu nói tượng trưng thì mười phương thế giới không có hai. Hoa quả cây lá đều biết nói pháp, đây thật là không thể nghĩ bàn, là oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì. Phật A Di Đà dùng phương pháp này để giáo hoá, khiến mọi người ở mọi nơi mọi chỗ đều được nghe pháp không gián đoạn. Như cổ đức thường nói: “thâm nhập một môn và huân tu lâu ngày” mới có thể đào thải hết tập khí vô minh phiền não của chúng ta. Những thứ đó đều là chướng ngại. Sau khi đoạn tận chướng ngại thì tự tánh liền hiện tiền.
Tu hành ở thế gian này chướng duyên quá nhiều. Những thứ lục căn tiếp xúc toàn là chướng duyên, nó chướng ngại tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng và giác ngộ của chúng ta. Cho nên tu hành ở thế gian này vô cùng khó khăn. Đem so với thế giới Cực Lạc thì lập tức hiểu ngay, thế giới Cực Lạc không có chướng ngại, tiếp xúc với bất cứ ai họ cũng thảo luận Phật pháp, tiếp xúc với cảnh giới nào cũng phát khởi pháp hỷ sung mãn, chúng ta sẽ được giác ngộ. Thấy sắc có chỗ ngộ, nghe âm thanh cũng có chỗ ngộ, hoàn toàn trên con đường bồ đề. Chuyện tốt này tìm ở đâu có? Thế giới chư Phật Bồ Tát tuy có nhưng không sánh bằng thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc thật gọi là đệ nhất_phương pháp giáo hoá đệ nhất, khéo léo cự kỳ. Nơi nơi chỗ chỗ đều khiến chúng ta không rời Phật pháp, tuyệt diệu chính là ở chỗ này.
Chúng ta đang kinh hành, gió thổi cây lá tự nhiên nói pháp, âm thanh tuyệt diệu nghe không biết chán, càng nghe càng hoan hỷ. “Tăng trưởng hữu tình thù thắng thiện căn”. Đây là lợi ích còn có lợi ích thù thắng hơn. “Linh nhân đắc nhẫn, chứng nhập vô sanh”, chứng nhập vô sanh pháp nhẫn, là lợi ích lớn, lợi ích viên mãn. Tôi tu học suốt 60 năm, có được sự cảm nhận sâu sắc này nên rất hoan hỷ khi thấy thế giới Cực Lạc vô cùng trang nghiêm. 60 năm này làm thế nào để thành tựu? Ngày ngày huân tập, mỗi ngày không gián đoạn nhưng so ra còn thua xa thế giới Cực Lạc. Chúng ta mỗi ngày huân tập còn gián đoạn, thế giới tây phương Cực Lạc huân tập không gián đoạn. Chúng ta ở đây không xứng tâm, chuyện không như ý quá nhiều. Cổ nhân nói đều không sai, đời người sống ở thế gian việc không như ý thường đến tám chín phần. Tám đến chín phần không như ý còn thật khiến chúng ta như ý chỉ có một hai phần. Quý vị nghĩ xem con người thế gian này đáng thương biết bao!
Chúng ta tu học trong quá trình dài như vậy, thực tế mà nói thì từ một đến hai phần tâm hoan hỷ đó dần dần nâng cao lên, nâng cao cho đến hiện tại có khoảng bảy tám phần xứng tâm như ý, còn một hai phần khiến chúng ta sanh phiền não. Chẳng qua phiền não nghiêm trọng không còn, phiền não nhẹ nên giác ngộ cũng nhanh. Vừa giác ngộ thì phiền não cũng mất. Phương pháp nhanh nhất là đọc kinh rồi chia sẻ với mọi người, như vậy thì âu lo phiền não gì cũng quét sạch hết. Nên người xưa có cách nói này, phương pháp học tập tốt nhất chính là giảng kinh. Tôi đối với việc này có sự cảm nhận sâu sắc. Câu này tôi khẳng định, đồng ý. Là thật không phải giả.
Con đường này của tôi do Chương Gia đại sư dạy, thầy Lý Bính Nam thúc đẩy. Đi con đường này là đúng. Đích thực như thầy Phương Đông Mỹ nói là hưởng thụ cao nhất của đời người. Ân đức của thầy đối với tôi nhớ mãi vĩnh viễn không bao giờ quên.
“Kỳ nhân”, đây là nguyên nhân gì? Thế giới Cực Lạc tốt đẹp như vậy là do nguyên nhân gì? “Đoan tại bỉ Phật” bỉ Phật là Phật A Di Đà. “Quả đức oai thần chi lực”. Phật A Di Đà chứng được cứu cánh quả vị_diệu giác vị nên đây là quả đức, công đức trên quả vị của Phật Di Đà. Oai thần, bổn nguyện, mãn túc, minh liễu, cứu cánh toàn là quả đức gia trì. Thế giới Cực Lạc không phải là ngẫu nhiên. Thế giới Cực Lạc đáng để vãng sanh, đáng để đến đó an định tu hành thành Phật. Điều này rất có lý. Phật A Di Đà khi còn ở nhân địa đã phát nguyện, tu hành trong năm kiếp, mỗi nguyện trong 48 nguyện đều thực hành, mỗi nguyện đều viên mãn. Điều này quá hy hữu, thật khó được. Gia trì cho tất cả người học Phật muốn thành vô thượng đạo. Chúng ta có nguyện vọng này thì Phật A Di Đà nhất định giúp, thật có thể làm cho chúng ta mãn nguyện, thành tựu trong đời này.
“Tịnh Ảnh Sớ viết, giai vô lượng thọ Phật oai thần lực giả. Do bỉ Như Lai hiện tại oai lực, cố hoạch tam nhẫn”. Đây là Huệ Viễn đại sư nói trong chú giải kinh Vô Lượng Thọ. Tại sao ở thế giới Cực Lạc đạt được ba loại nhẫn dễ dàng như vậy. Ba loại nhẫn này nếu như ở đây, thập địa Bồ Tát của Biệt giáo mới có thể chứng được. Thực tế mà nói thì ba loại nhẫn này là trình độ thấp nhất, nhưng chúng ta tu hành ở thế gian này cả trăm năm cũng không đạt được. Đây là thật không phải giả. Trong xã hội cổ đại, tiếp nhận giáo huấn của thánh hiền, sĩ nông công thương, bất luận ở giai cấp nào đều dạy con người tôn kính nhân nghĩa đạo đức, tôn sùng lễ nghĩa liêm sỉ, dạy người ít tham muốn tiết kiệm, khiêm hoà cung kính, họ dạy những điều này. Nói cách khác, đối với chúng ta đều là nền tảng tăng thượng duyên. Xã hội hiện nay không phải như vậy, xã hội bây giờ chỉ sợ chúng ta không hư hỏng, càng xấu xa càng tốt, được người tán thán. Nếu học nhân nghĩa đạo đức, đại chúng trong xã hội cho rằng mình lạc hậu, nói chúng ta mê muội, tại sao không cần tiền, tại sao không cần hưởng thụ mà còn đi tu khổ hạnh? Thấy người ăn chay cho là không giống ai, là người ngu ngốc không biết hưởng thụ, có phước không biết hưởng phước mà tự chuốc khổ vào thân, tự tìm cái khổ cho mình, thật là người ngu nhất thế gian.
Xã hội hiện nay là ác tăng thượng duyên, không phải thiện tăng thượng duyên. Chúng ta đều biết, quả báo của thiện nhân ở trong ba đường lành, quả báo bất thiện ở trong ba đường ác, rất rõ ràng. Nếu người muốn tạo ác nghiệp, ác nghiệp là gì? Là tham sân si. Trong kinh điển đại tiểu thừa Đức Phật thường nói, tham tâm là nghiệp nhân của đường ngạ quỷ là nhân tố đầu tiên. Sân nhuế là đường địa ngục, ngu si thì đường súc sanh. Tham sân si là nghiệp nhân đầu tiên của ba đường ác, đức Phật gọi nó là tam độc.
Xã hội ngày nay là giúp người tăng thêm tham sân si, tăng trưởng tham sân si. Duy chỉ sợ quý vị không tham, không sân, không si. Đây là nguyên nhân vì sao xã hội ngày nay hỗn loạn. Vì sao ngày nay nhân tâm băng hoại. Vì sao ngày nay địa cầu có nhiều thiên tai. Không những địa cầu mà hệ mặt trời, hệ ngân hà đều xuất hiện hiện tượng thiên tai. Trong kinh đại thừa giải thích chúng ta cần phải tin. Như trong tôn giáo nói, người tin giáo chủ có phước. Người tin kinh giáo đại thừa rất có phước báu. Chúng ta cần bình tĩnh, dùng tâm chân thành cung kính để học tập, học bao nhiêu thì hành trì bấy nhiêu, như vậy sẽ đạt được lợi ích. Nếu học mà không hành trì thì không thể đạt được lợi ích chân thật.
Sau khi hiểu cần phải thực hành. Hiểu rồi mà không hành thì không được lợi ích. Chỉ có y giáo phụng hành mới đạt được lợi ích thật sự. Quý vị xem Đức Thế Tôn sau khi giảng xong một bộ kinh, tôn giả A Nan kiết tập câu cuối cùng luôn là “giai đại hoan hỷ, tín thọ phụng hành”. “Giai đại hoan hỷ” là đã minh bạch, đã nghe hiểu. “Tín thọ phụng hành” là nguyện làm theo lời Phật dạy. Phật nói kinh này không uổng phí, rất nhiều người được lợi ích. Ngài đã ban cho lợi ích chân thật.
Câu cuối cùng trong Tịnh Ảnh Sớ nói “cố hoạch tam nhẫn”, được Phật lực gia trì, nên Bồ Tát ở thế giới Cực Lạc đều đạt được ba loại nhẫn. Điều này là đúng, là người ở cõi phàm thánh đồng cư. “Bổn nguyện lực giả, do kỳ quá khứ bổn nguyện chi lực, cố hoạch tam nhẫn” ở đây nói rõ, bổn nguyện lực là nhiều đời trước nghe pháp tu hành tích luỹ được công đức. Bổn nguyện là tổng là dư tứ, mãn túc, minh liễu, kiên cố, cứu cánh, thị biệt. “Mãn túc nguyện giả”, như thế nào gọi là mãn túc nguyện? “Nguyện tâm viên bị” cũng chính là nguyện tâm viên mãn. “Minh liễu nguyện giả” chú trọng ở chỗ thấu triệt. “Cầu tâm hiển trước” tâm này là chân tâm không phải vọng tâm, chân tâm chính là tự tánh, minh tâm kiến tánh. Chân tâm chính là thanh tịnh bình đẳng giác trên đề kinh này. Điều này đã biểu lộ, tôi cầu điều gì? Cầu thanh tịnh, cầu bình đẳng, cầu giác mà không mê.
Trích từ: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa