Phật Học Vấn Đáp


Chân lý Phật giáo có phải là lấy tam pháp ấn làm đại biểu?
Chân lý Phật giáo có phải là lấy tam pháp ấn làm đại biểu. Nếu có thứ nào khác, xin đại đức hãy dạy cặn kẽ! (Tức là chân lý của Gia Tô giáo (đạo Thiên Chúa) ở chỗ nào)? (Kha Băng hỏi)
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Dịch Giả :Cư Sĩ Như Hòa | Xem: 51

5/25/2024 6:52:09 PM
Tam pháp ấn[i] chính là Tiểu Thừa, Đại Thừa chỉ có một pháp ấn (tức Thật Tướng) mà thôi! Chân lý chính là cái lý chẳng thể nào phá trừ được, nên gọi là “bất khả tư, bất khả nghị” (chẳng thể nói, chẳng thể nghĩ). Ắt phải phá trừ hai chấp là Ngã Chấp và Pháp Chấp thì mới có thể thấy được. [Những thứ ngôn luận] lao xao suốt ngày phần nhiều thuộc vọng ngữ, trọn chẳng phải là chân lý. Điều này chỉ dành nói với bậc trí, khó thể nói với kẻ thông tục! Kẻ chẳng có Phật trí mà nói đến chân lý thì chỉ [nói được] một mảnh vụn của chân lý mà thôi. Chân lý trong giáo pháp kia (Gia Tô giáo), tôi chẳng biết!
 
[i] Tam Pháp Ấn là các hành vô thường, các pháp vô ngã, Niết Bàn tịch tĩnh.

Trích từ:  Phật Học Vấn Đáp Loại Biên.

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật