Phật Học Vấn Đáp


Nếu duyệt kinh chớ nên tìm hiểu, suy xét nghĩa kinh, há chẳng phải là người dịch kinh không suy nghĩ?
Nơi trang thứ chín mươi bảy của sách Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục có nói: “Khi duyệt kinh, chớ nên suy xét ý nghĩa của kinh”, nhưng khi dịch kinh Phật từ tiếng Ấn Độ sang tiếng Hán, không gì chẳng phải là suy xét sâu xa ý nghĩa kinh, lại còn cân nhắc từng chữ. Nếu duyệt kinh chớ nên tìm hiểu, suy xét nghĩa kinh, há chẳng phải là người dịch kinh đa sự ư? (Trầm Chung Ngũ hỏi)
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Dịch Giả :Cư Sĩ Như Hòa | Xem: 38

5/25/2024 6:50:03 PM
Đối với kinh, người học có các cách duyệt, đọc, tụng và nghiên [khác biệt]. Duyệt là lặng lẽ xem, đọc là đối trước quyển kinh đọc ra tiếng, tụng là xếp kinh lại, đọc thuộc lòng, “nghiên” là suy xét tường tận nghĩa lý. Ba cách trước đều nhằm cầu Định, cách cuối cùng nhằm chuyên cầu Huệ, đều có giới hạn rạch ròi. Khi hành ba phương pháp trước mà nếu kèm thêm tư duy, không chỉ Định chẳng thể thành, mà ngay cả ba pháp ấy cũng đều chẳng thành! Hành một pháp cuối cùng mà nếu kèm thêm những cách khác, cũng giống như vậy! Lời của tổ Ấn Quang nói chẳng phải là không được “nghiên kinh” (nghiên cứu nghĩa lý của kinh), mà là khuyên chớ nên dùng các pháp loạn xạ!

Trích từ:  Phật Học Vấn Đáp Loại Biên.

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên

Từ Ngữ Phật Học Trong Phần Vấn Đáp



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật