Phật Học Vấn Đáp


Thầy tu ham kiếm lợi thì phải làm sao?
Có sư X... là trụ trì chùa Y... tại làng Z... nhằm tuyên dương Phật giáo, thỉnh hai vị cư sĩ Giáp và Ất ở trong điện Tam Bảo chùa ấy, phát nguyện độ chúng sanh, chiêu sinh miễn phí, lập lớp học buổi tối nhằm mục đích khuyến thiện. Về sau, hai vị cư sĩ ấy giữ nghiêm ngặt nguyện trước, chẳng nhận của học sinh mảy may nào, nhưng vị trụ trì X... thấy chẳng thể kiếm lợi từ học sinh bèn khởi ác ý, muốn đuổi hai vị cư sĩ đi xa. Nhưng hai vị cư sĩ ấy do chính ông ta mời đến, nay lại bảo họ trở về, khởi xướng do ông ta mà phản đối cũng do ông ta, chẳng biết ai đúng, ai sai, kết quả về sau của ba người ấy như thế nào, kính xin khai thị? (Nhan Văn Bạo hỏi)
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Dịch Giả :Cư Sĩ Như Hòa | Xem: 34

5/16/2024 10:26:19 AM
Chẳng cần luận định đúng hay sai! Về sau sẽ tự có nhân quả, nhưng giữa khách và chủ đã có định sẵn ranh giới, chủ đã chẳng muốn giữ, sao khách cứ phải khiên cưỡng ở lại?

Hỏi: Sau đấy, chuyện này khiến cho nhân sĩ nơi ấy bất mãn, liền can thiệp với trụ trì, bắt ông ta giữ hai vị cư sĩ sống vĩnh viễn trong chùa ấy, mở cuộc họp quyết định lo riêng cơm nước cho hai vị cư sĩ, [các nhu cầu] trong cuộc sống thường ngày do người chủ quản nơi ấy phụ trách cung cấp, trụ trì cũng đồng ý; nhưng thành toàn cho cư sĩ tại gia là do yêu cầu của nơi ấy, cho nên trong chùa lại chia ra ăn uống riêng rẽ, chẳng biết hai vị cư sĩ ấy có vi phạm Thanh Quy của chùa miếu hay không? (Nhan Văn Bạo hỏi)
 
Đáp: Chẳng ăn cơm nhà chùa, nên chẳng phạm Thanh Quy; nhưng cần gì mà phải làm chuyện oán ghét mà cứ phải gặp gỡ ấy!
 
* Hỏi: Nhưng cư sĩ Giáp là một người khách cô độc từ làng khác, nếu bây giờ bị đuổi đi, sẽ không có nhà để trở về, không chốn nương thân, do tình thế bức bách, bất đắc dĩ nhân sĩ nơi ấy phải chèo kéo, lưu lại, tạm thời ở trong chùa ấy, nhưng cư sĩ Giáp lại sợ sau này trụ trì chẳng vui lòng, nên đã cậy bạn bè khắp nơi xin ở nhờ chỗ nọ. Nếu may ra thành tựu, khi ấy, sẽ rời nơi đây sang đó. Chẳng biết vị cư sĩ này có trái nghịch tấm lòng phát nguyện và phạm tội vọng ngữ do đã nhận lời lúc được người nơi ấy chèo kéo hay chăng? (Nhan Văn Bạo hỏi)
 
Đáp: Duyên hợp thì ở, duyên hết thì đi. Con người có sanh, trụ, dị, diệt, thế giới có thành, trụ, hoại, không; há có pháp nào thường hằng?

 

Trích từ:  Phật Học Vấn Đáp Loại Biên.

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên

Từ Ngữ Phật Học Trong Phần Vấn Đáp



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật