Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Dau-Long-Moi-Mieng-Khuyen-Buong-Xuong

Đau Lòng Mỏi Miệng Khuyên Buông Xuống
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch

Mọi người phải biết học Phật là để làm gì? Phật pháp Tiểu Thừa chỉ nhằm liễu sanh tử cho cá nhân. Phật pháp Ðại Thừa nếu chỉ vì mình liễu sanh tử thì vẫn chưa đủ, phải giúp mọi người liễu sanh tử. Ðó là tự lợi lợi tha. Đạo tràng Lộc Cảng này được thành lập cũng chính yếu vì liễu sanh tử. Sanh tử có “liễu sanh tử thật” và “liễu sanh tử giả”. Thật sự có thể liễu sanh tử thì chỉ có một mình đức Phật. Mọi người học Phật, học liễu sanh tử thì nhất định phải trải qua ba A-tăng-kỳ kiếp mới có thành tựu. Ngoài ra đức Phật còn phương tiện lập ra phương pháp cứu chúng sanh hoành siêu (vượt ra khỏi tam giới theo chiều ngang), giúp cho chúng sanh ngay trong một đời này có thể thành tựu, đó là pháp môn Tịnh Ðộ.

Pháp môn Tịnh Ðộ là pháp môn tu hành nương nhờ vào hai lực lượng, dựa trên hai lực lượng này tu tập sẽ có thể thành tựu ngay trong một đời này. Đã biết pháp môn này, bất luận quý vị sống đến bảy tám chục tuổi, hoặc trên trăm tuổi, thậm chỉ chỉ sống một tháng, chỉ cần bạn chịu tu, một tháng cũng có thể liễu sanh thoát tử. Pháp môn hay đến như vậy nhưng rất khó hiểu rõ triệt để. Muốn hiểu rõ pháp môn này, phải đọc hết Tam Tạng mười hai bộ kinh thì mới hiểu rõ. Lại nói thêm, những pháp môn khác phải được thân người thì mới có thể tu tập, còn pháp môn Tịnh Ðộ, ngay cả con kiến cũng có thể thành tựu. Ðương nhiên, nếu quý vị  chẳng thành tựu trong đời này thì cũng phải luân hồi, cũng bị mê muội khi chuyển sanh sang đời sau, trong tương lai cơ hội gặp lại pháp môn này vô cùng mù mịt.

Những lời dạy của đức Phật được gọi là Thánh Ngôn Lượng. Nếu có thể tin tưởng thực sự thì tuy chẳng hiểu, vẫn có thể thành tựu. Chỉ sợ là quý vị không hiểu, nhưng cố làm ra vẻ như chính mình rất thông mình. Thí dụ rõ ràng đây là một khúc cây, quý vị lại nói bừa là tấm giấy. Giấy có công dụng của giấy, gỗ có công dụng của gỗ. Dùng khúc cây gõ vào đầu sẽ đau, nhưng dùng tấm giấy gõ sẽ không đau; đồ vật gì cũng có cách dùng riêng của nó, chớ nên dùng sai. Kinh điển càng chẳng thể giảng sai, mỗi chữ Trung Quốc có một âm, mỗi âm có nghĩa khác, nói sai sẽ hại người. Lúc bình thường phàm những người đến đạo tràng này giảng kinh đều phải y theo chú giải của Tổ Sư mà tuyên nói, không thể nói tùy tiện, bừa bãi.

Thông thường, mọi người đều nghe đến hai chữ Ngã Chấp. Nếu người mang bệnh thì phải uống thuốc. Bệnh gì thì uống thuốc trị bệnh đó. Nhưng một thứ thuốc không chỉ trị một loại bệnh, có trăm ngàn cách biến hóa, nếu không bệnh mà uống thuốc bừa bãi sẽ rất phiền phức. Trong Phật pháp thường nói đến một bệnh nặng, đó là tham - sân - si. Người học Phật đều biết, bất kể học theo tông phái nào cũng đều bị bệnh tham - sân - si này. Tâm tham, tâm sân hận, tâm ngu si được gọi là Tam Ðộc. Tam Độc từ đâu đến? Hoàn toàn do cá nhân quý vị mong cầu mà có. Tự mình cầu ư? Nhất định quý vị sẽ nói “chẳng có lẽ ấy!” Đích thực là vô cùng chánh xác, tự mình tìm cầu tham, sân, si rồi giữ chặt nó trong tâm. Nếu vậy thì sẽ chẳng thể liễu sanh tử. Chắc chắn quý vị đã nghe người xưa nói: “Thành Phật chẳng khó, buông dao đồ tể xuống bèn lập tức thành Phật”. Dao đồ tể (đồ đao) là dao dùng để mổ heo, bò; sát sanh chẳng phải là việc tốt, chỉ cần buông dao đồ tể xuống liền thành công. Mọi người phải nhớ “buông xuống”! Tam Độc tức là dao đồ tể. Bất cứ người nào trong chúng ta cũng chuyên cầm con dao đồ tể ấy, sau đó tự giết hại mình, hại người. Như vậy thì làm sao giải thoát cho được? Nếu buông xuống dao đồ tể xong rồi lại cầm cây kéo, như vậy thì cũng không được, nhất định phải buông xuống hoàn toàn. Tu pháp môn Tịnh Ðộ nhất định phải chuyên tâm nơi câu A Di Ðà Phật. Thiền Tông nói: “Nhất niệm chẳng khởi”, người nào có thể một niệm chẳng khởi thì người ấy chính là thật sự buông xuống. Nếu làm chẳng nổi thì phải chuyên niệm A Di Ðà Phật, dựa vào Nhị Lực để tu hành thì mới có thể thành công, mới có hy vọng vãng sanh, liễu sanh tử.
 


Trích từ: Tuyết Lư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập


Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
2.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
3.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
4.    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
5.    Tịnh Độ Hoặc Vấn, Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
6.    Tịnh Độ Nhập Môn, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
7.    Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch
8.    Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Sa Môn U Khê Truyền Đăng, ở núi Thiên Thai | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
9.    Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm
10.    Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Đại Sư Đời Tùy, Thiên Thai Trí Giả | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
11.    Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
12.    Tịnh Độ Vấn Đáp, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Thích Nhuận Nghi, Việt Dịch
13.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành | Đại Sư Liên Trì, Việt Dịch
14.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Đại Sư Liên Trì | Đại Sư Liên Trì, Việt Dịch
15.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
16.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Đại Sư Liên Trì | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
17.    Tử Thư Tây Tạng, Cư Sĩ Nguyên Phong, Việt Dịch
18.    Tuyết Lư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập, Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch