Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Niem-Phat-Nen-Tuy-Cho-Thich-Hop-Rieng-Cua-Moi-Nguoi-Ma-Lap

Niệm Phật Nên Tùy Chỗ Thích Hợp Riêng Của Mỗi Người Mà Lập
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Dịch Giả :Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

- 1 -

Thời khóa niệm Phật nên tùy chỗ thích hợp riêng của mỗi người mà lập. Theo nghi thức ở Niệm Phật đường của các chùa hiện nay, đều trước tụng Kinh A Di Đà, kế tụng ba biến chú Vãng Sanh, xong lại đọc bài kệ khen Phật, đến cuối bài, tiếp niệm 'Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật', rồi đứng dậy đi quanh theo bàn Phật mà niệm. Phép đi nhiễu quanh phải từ đông qua nam, tây qua bắc, đó gọi là thuận, là tùy hỷ và như thế mới có công đức. - Tây Vức rất trọng phép đi nhiễu, nước ta cũng dùng phép nầy, kiêm cả sự lễ bái để tỏ lòng kính thành. Nếu đi từ đông qua bắc, tây qua nam, tức là trái ngược, có tội lỗi, điều nầy cần nên biết. Đi nhiễu quanh niệm Phật được một lúc, rồi ngồi xuống niệm thầm, ước một khắc lại niệm ra tiếng. Khi sắp xong, quì niệm Phật mười câu, Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh Hải Chúng, mỗi thánh hiệu đều ba lần, kế đọc bài văn phát nguyện, tụng Tam Tự Quy Y, rồi lễ Phật lui ra. Người tại gia, nếu chỗ nơi chật hẹp khó đi vi nhiễu, thì quì, đứng, hoặc ngồi niệm cũng được. Tóm lại, phải tùy tiện theo cảnh duyên, tinh thần, sức khỏe của cá nhân mà định, nếu nhờ người khác lập pháp thức cho, e không được hoàn toàn.

'Niệm mà không niệm, không niệm mà niệm', là cảnh giới của người đã niệm đến trình độ tâm Phật hợp nhau. Đến lúc ấy, tuy thường niệm Phật nhưng không có tướng khởi lòng động niệm, tuy không khởi lòng động niệm, mà vẫn hằng xưng niệm, hoặc ức niệm. (Chưa đến lúc tương ứng, nếu chẳng khởi động tâm niệm mà niệm, thì không niệm được). Không niệm đây, đừng nhận lầm là chẳng niệm Phật, vì đó là chỉ cho trạng thái tuyệt sự khởi tâm động niệm, thật ra thì mỗi câu Phật hiệu vẫn nối nhau không hở dứt. Cảnh giới ấy không dễ gì được, chớ nên nhận lầm. Phép quán tưởng tuy tốt, nhưng cần phải biết tượng Phật mình thấy, thuộc về duy tâm hiện; nếu nhận lầm là cảnh ngoài, có khi ma dựa phát cuồng. Duy tâm hiện là tượng Phật tuy rõ ràng, song không phải hình tướng chất ngại, thật có, nếu nhận định như thế thì thành cảnh ma. Lúc niệm Phật mắt nhắm hay mở, cũng thuộc về việc tùy nghi... Kiêm trì thánh hiệu Quán Âm, rất được chỗ nương tựa, tất cả mọi người đều nên tu như thế. Khi làm việc, không giữ được tịnh niệm, vì chưa đến cảnh giới một lòng chẳng loạn. Như thế tất khó khỏi sự ngăn cách, bởi một tâm không có hai dụng. Nên thường định tâm soi vào trong.

Mỗi người đều phải giữ bổn phận, như ngươi trên có bà nội, cha mẹ, dưới có vợ cùng em dại, chức nghiệp lại nhàn nhã rất dễ tu trì. - hoàn cảnh ấy chẳng thiết thật dụng công, còn muốn xuất gia làm chi? Có chắc rằng ngươi xuất gia, lại được cơ duyên tốt như thế để chuyên tâm tu hành chăng? Nên biết, xuất gia có bổn phận của kẻ xuất gia, đâu phải bỏ tất cả công việc? Như Ấn Quang đây xem ra như người vô sự, nhưng cũng bị bận buộc hầu hết tháng năm, không rỗi rảnh để chuyên tâm niệm Phật, huống là kẻ khác ư? Vậy nên tùy sức tu trì, đừng tưởng nghĩ việc chi ngoài bổn phận.Đó là hạnh phúc cho ngươi, mà cũng là điều ta mong ước.

- 2 -

Người tu hành rất cần yên tâm tịnh dưỡng. Ngươi tên Tịnh Am, sao chẳng xét tên nhớ nghĩa, cứ sanh thêm việc để cho mọi người lờn chán, chính mình lại vương lấy các chứng: uất hơi, xây xẩm, đau đầu? Nếu ngươi còn chẳng biết tự trọng, tất rồi sẽ thổ huyết, nhẹ thì thành phế tật, nặng hoặc đến thân mạng không toàn. Chừng đó lại để cho người đời mai mỉa rằng ngươi học Phật tu hành, chẳng những không lợi ích còn bị tổn thêm! Rồi cũng từ nguyên nhân ấy, một hạng kém hiểu biết sanh lòng phỉ báng, bảo: Đó là sự tai hại của Phật Pháp. Họ lại tìm đủ cách ngăn trở kẻ khác tu niệm, phá mất căn lành của người, mấy ai tìm hiểu lỗi ấy do ngươi không thật hành đúng theo Phật giáo. Vậy ngươi phải biết điều hay dở, gắng giữ tròn bổn phận người tu, làm sao cho được sự cảm thông trong thầm lặng. Bệnh của ngươi đều do chính mình chuốc lấy, không tự xét tỉnh, lại còn hỏi ai?

Vậy ngươi nên mau cải lỗi và nhiếp tâm niệm Phật, kinh điển cũng tạm đình lại đừng xem. Cứ y theo lời ta, độ một vài tháng sẽ được bình phục. Nếu chẳng thế, thì xin tuyệt nghĩa thầy trò, ngày khác có gặp nhau cũng đồng như người đi đường mà thôi!

- 3 -

Danh là bề ngoài của sự thật. Có thật có danh vẫn không lấy làm vinh, vì đó thuộc về bổn phận. Không thật có danh, đã nhiều thẹn nhục, huống chi còn muốn đăng lên báo để khêu động tai mắt của khách bốn phương? Việc ấy nếu làm ra, mọi người sẽ nghi ngờ bàn luận, tất trở thành cái thật án trộm danh khi đời. Ngươi chỉ biết một, chẳng biết hai, nên ta phải đôi phen giải bày chỉ rõ. Với Phật Pháp, ngươi tuy có lòng tin sâu, nhưng lại ưa phô trương, kết giao, du ngoạn; đó là điều chướng ngại lớn cho sự tu hành. Vả lại ngươi tuổi mới hơn hai mươi, mà đã kết giao nhiều như thế, sau này khi học Phật được tinh thông, chắc mỗi ngày không có lúc nào rỗi rảnh. Nên yên tịnh trầm lặng, sự lợi ích sẽ vô cùng!

Phải gắng dè dặt và tự kiểm thúc lấy!
 
Trích từ: Lá Thư Tịnh Độ - Thơ Đáp Cư Sĩ Mã Khế Tây
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
2 An Sĩ Toàn Thư - Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
3 Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
4 Lá Thư Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
5 Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
6 Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Tịnh Độ Vấn Đáp, Thích Nhuận Nghi Tải Về
8 Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả Tải Về
9 Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm Tải Về
10 Tịnh Độ Hoặc Vấn, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
11 Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
12 Tịnh Độ Nhập Môn, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
13 Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
14 Long Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ Tải Về
15 Tuyển Tập Khuyến Tu Tịnh Độ, Nguyễn Long Tải Về

Niệm Phật Năng Niệm Vô Gián Đoạn
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa

Phương Pháp Niệm Phật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Lý Của Việc Niệm Phật Thành Phật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Công Phu Niệm Phật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết
Pháp Sư Luyến Tây Đại Sư Ngọc Phong Cổ Côn