Home > Khai Thị Niệm Phật > Hieu-Duong-Phu-Mau-Phung-Su-Su-Truong-Tu-Tam-Bat-Sat-Tu-Thap-Thien-Nghiep
Hiếu Dưỡng Phụ Mẫu Phụng Sự Sư Trưởng Từ Tâm Bất Sát Tu Thập Thiện Nghiệp
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch


Phước thứ nhất trong tam phước là hiếu dưỡng cha mẹ. Chúng ta đã nói rất nhiều lần rồi. Chúng ta không niệm thuộc lòng kinh, nghĩa của kinh lờ mờ không rõ, tâm hạnh trái ngược với lời dạy trong kinh, phải nên biết đây là tội bất hiếu rất nặng, rất không kính trọng.

Phụng sự thầy giáo. Ông thầy đệ nhất của chúng ta, những người học Phật, là ‘Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật’. Bổn sư dạy chúng ta học theo A Di Ðà Phật, cho nên A Di Ðà Phật cũng là ‘Bổn sư’ của chúng ta. Trong đời sống hàng ngày chúng ta khởi tâm động niệm gì, tâm đó có giống tâm của Phật không? Niệm đó có giống niệm của Phật không? Tâm của Phật ra sao, niệm của Phật giống gì? Những gì nói trong kinh Vô Lượng Thọ và kinh A Di Ðà là chân tâm của Phật, là hình dáng của Phật. Chúng ta có thiệt tình tìm hiểu, thiệt tình tu hành và làm theo không?

Tu hành là y chiếu theo tiêu chuẩn của Phật đã nói ra, đem những sự suy nghĩ, tư tưởng, và cái nhìn sai lầm của chúng ta trong đời sống hàng ngày sửa đổi cho đúng trở lại. Ðó gọi là ‘tu hành’. Nếu chúng ta hàng ngày còn giả vờ để làm giống như một người học Phật mà trên thực tế thì đang gạt mình và gạt người, như thế nhất định sẽ có cảm ứng với ma; Phật sẽ không gia trì bạn mà ngược lại ma sẽ gia trì bạn. Dụng ý của ma gia trì ở chỗ nào? Dụng ý ở chỗ muốn tiêu diệt Phật Pháp, làm chướng ngại Phật Pháp.

Không những trong đời này bạn không được tự tại, không được như ý, tương lai quả báo còn đáng sợ hơn nữa. Chúng ta có ý thức đến hay không? Chúng ta có cảnh giác đến hay không? Cho nên tôi khuyến khích các vị đồng tu cơ duyên của chúng ta thiệt là vô cùng thù thắng, trong đời này mất đi thân người mà đọa vào ba đường ác (tam đồ) thì rất đáng tiếc, nói khó nghe một chút thì thiệt là quá oan uổng.

Cho nên cơ sở của Phật Pháp, căn bản nhất của các thứ căn bản là ‘hiếu kính’. Ðem hiếu kính triển rộng ra đến hiếu kính tất cả chúng sanh, đây là Phật Pháp. Nếu quả nhiên có thể làm được hiếu kính tất cả chúng sanh, thì xin chúc mừng bạn đó, bạn không những vượt ra khỏi luân hồi, bạn còn thoát ra mười pháp giới luôn. Vì chỉ có Pháp Thân Ðại Sĩ mới có thể hiếu kính tất cả chúng sanh được một cách chân thật. Kinh Hoa Nghiêm có nói Bồ Tát Viên Giáo Sơ Trụ trở lên mới làm được. Bởi vậy không thể không phát tâm; phát tâm rồi phải hết sức nỗ lực thực hiện, phải làm cho bằng được.

Trong các hành vi, tội nghiệp nặng nhất là nghiệp sát sanh, cho nên trọng tâm của các giới luật tổng hợp của Phật dạy cho chúng ta ‘từ tâm không sát hại sanh vật’. Trong nhà Phật thường nói: ‘Lấy từ bi làm căn bản, lấy phương tiện làm đường lối ’. Phải vun bồi tâm từ bi, tuyệt đối không được sát hại và không được làm tổn hại tất cả chúng sanh. Không có tâm từ bi không thể học Phật; làm não hại tất cả chúng sanh nhất định sẽ đem đến rất nhiều oán thù, những mối oan gia và chủ nợ liên tục báo đền lẫn nhau không khi nào dứt được.

Người thức tỉnh (giác ngộ) tuyệt đối không kết oán thù với chúng sanh. Người kết oán thù với chúng sanh đều vì họ còn mê hoặc điên đảo và bị vô minh phiền não trói buộc. Mười nghiệp thiện là nền móng căn bản của hành môn (phương pháp tu hành), chúng ta phải đem thập thiện nghiệp áp dụng trong đời sống sanh hoạt thường ngày, noi theo những tiêu chuẩn dạy trong kinh luận, phải từ cơ sở này mà bước vào cửa Phật. 

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
2.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
3.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
4.    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 600 Tập Giảng Thứ 11, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
5.    Tịnh Độ Hoặc Vấn, Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
6.    Tịnh Độ Nhập Môn, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
7.    Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch
8.    Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Sa Môn U Khê Truyền Đăng, ở núi Thiên Thai | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
9.    Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm
10.    Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Đại Sư Đời Tùy, Thiên Thai Trí Giả | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
11.    Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
12.    Tịnh Độ Vấn Đáp, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Thích Nhuận Nghi, Việt Dịch
13.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Đại Sư Liên Trì | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch