Trong đời sống con người, có thể nói không thứ gì lôi cuốn bằng sắc đẹp, tiền tài, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ. Năm món dục lạc này trong nhà Phật gọi chung là ngũ dục. Trên đời này, dù là người thế gian hay người tu theo pháp xuất thế gian, thì ngũ dục vẫn mãi là một chướng ngại lớn trong đời sống cũng như trên bước đường hành đạo. Đối với người đời, nếu quá mê đắm trong ngũ dục mà không lượng sức mình cũng sẽ rươc họa vào thân, bởi sắc đẹp ai mà không thích, tiền bạc ai mà không ham, danh vọng địa vị ai mà từ chối, ăn ngon mặc đẹp, chăn êm nệm ấm, tất cả đều rất hấp dẫn, khi chưa có thì người ta gắng hết sức tạo tác để làm cho có, khi có rồi thì người ta tha hồ thụ hưởng đắm chìm trong đó. Đối với ngũ dục, suốt cuộc đời này, con người hồn tồn không có lối ra, con người lẩn quẩn một đời đi tìm đầu vào và đầu ra cho nhu cầu ngũ dục, để rồi khổ đau bất hạnh vẫn hồn khổ đau bất hạnh.
Thật ra, ngũ dục là quả phước riêng của mỗi con người, không phải ai muốn có tiền tài danh vọng vợ đẹp con ngoan cũng dễ có được; nếu không đủ phước đức, không có một đời sống chuẩn mực, mà rắp tâm ham muốn cho bằng được năm món dục này, không khéo sẽ rơi vào con đường phạm pháp; còn nếu đó là quả phước do ta gieo tạo từ quá khứ, nhưng hiện tại không lo tu hành, chỉ đắm mình thụ hưởng, thì ngũ dục chính là con đường đưa ta đến chỗ diệt vọng. Chiến tranh bạo loạn xảy ra triền miên trên thế giới này cũng đều phát sinh từ lòng ham muốn, dục vọng vô biên của con người. Người tu hành bị đọa lạc phần nhiều cũng là do không thắng nổi ngũ dục.
Chương trước đây chúng tôi đã nêu lên tính thiết thực của ba điều căn bản mà đức Phật đã dạy; nếu giữ gìn ngũ giới một cách nghiêm túc, đồng thời siêng làm lành lánh dữ, giữ ý trong sạch, nhất tâm niệm Phật, thì tương lai chắc chắn chúng ta sẽ được sinh ra từ những đóa sen trong ao thất bảo ở thế giới Tây Phương Cực Lạc. Nơi đó là thế giới thanh tịnh, hồn tồn thuần khiết, không có ngũ dục nhơ nhớp bất tịnh như ở cõi Ta bà...
Nói là như vậy, nhưng liệu chúng ta có thực hiện được hay không? Nếu chúng ta thực hiện trọn vẹn những điều mà đức Phật đã dạy thì quả là thật tuyệt vời, nhưng nếu chúng ta chỉ thực hiện được nửa phần, nửa phần còn lại cứ trầy trật, trồi lên thụt xuống, thì chúng ta cũng cần suy nghĩ kỹ lưỡng lại xem, nguyên nhân do đâu mà con đường tu tập của chúng ta cứ ì ạch chậm tiến như vậy. Theo kinh nghiệm của bản thân, đó chính là do chúng ta đang bị sức cám dỗ của ngũ dục thôi miên chúng ta vào vòng xốy của cuộc đời.
Tham dục là một trong những bản năng lớn mạnh nhất của con người, theo như lời Phật dạy thì chúng ta đang sống trong cõi dục, bản thân mỗi chúng ta lại là một hạt giống dục vọng. Chúng ta thử nghĩ xem, hạt giống dục mà sinh sôi nẩy nở trong cõi dục thì chắc chắc nó sẽ đâm chồi dục, mọc cây dục và kết quả dục. Đây là một thực tế cũng là điều tất yếu. Thế nhưng khi đã là người con Phật, quyết tâm làm theo lời Phật dạy, thì đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự chuyển hóa, khi đó hạt giống mà chúng ta gieo trên đời sống thế gian này không còn là hạt giống dục vọng nữa, mà là hạt giống Bồ Đề, đã là hạt giống Bồ Đề thì chúng ta cần phải thay đổi tồn bộ nhận thức, thay đổi tồn bộ cách sống sao cho hợp với đạo lý giải thốt. Một sự thay đổi trên tinh thần tự giác và nỗ lực liên tục, nếu chúng ta muốn ngược dòng sanh tử, trở về với bản tâm thanh tịnh của chúng ta.
Trong năm món dục thì sắc dục đứng hàng đầu. Nói đến hấp lực của nữ sắc trong đời sống thế gian, có lẽ chúng ta đều không quên câu “Anh hùng không qua được ải mỹ nhân”. Thời xưa những vị anh hùng mặc áo giáp sắt ngồi trên lưng ngựa chiến, vùng vẫy ngang dọc khắp các chiến trường, chinh Nam phạt Bắc bất chiến bại trước muôn ngàn đối thủ, nhưng khi đối diện trước mỹ nhân thì đành phải xuống ngựa đầu hàng thúc thủ. Cũng chính sự lợi hại khôn lường của sắc đẹp mà trong các thủ thuật chính trị ở phương Đông, người ta thường hay dùng mỹ nhân kế để thôn tính lẫn nhau. Sự lợi hại của nữ sắc trong đời sống thế gian nói không cùng. Đã là con người thì ai cũng có tâm tham sắc, tham tài, tham danh, tham ăn, tham ngũ. Cái tâm tham dục này quả là không có đáy nên chúng sanh không bao giờ biết dừng lại. Thoạt nhìn thấy nhan sắc xinh đẹp, vóc dáng thướt tha mỹ miều, nghe âm thanh du dương trầm bổng, nếm hương vị ngon ngọt đậm đà thì tự nhiên sanh tâm mê đắm, rồi tìm cách chiếm hữu cho bằng được mới thỏa mãn dục tâm. Chỉ vì muốn hưởng thụ trong nhất thời mà con người đã không từ mọi thủ đoạn để tranh đoạt lẫn nhau, dẫu biết bất chính thì sẽ ôm quả khổ sau này nhưng vẫn cố phạm, điều này quả thật đáng thương xót biết chừng nào. Người xưa nói “Tri túc thường lạc, năng nhẫn tự an”. Nghĩa là biết đủ thì sung sướng hạnh phúc, biết nhẫn thì an thân. Lời nói này quả thật xác đáng biết bao. Chư tôn đức dạy rằng, nếu còn lòng tham thì con người vĩnh viễn không thể sung sướng được. Không tham lam thì tâm hồn thanh thản tự tại an vui hạnh phúc. Do vậy điều căn bản của người tu theo Phật pháp là cần phải tức thời đình chỉ ngay cái tâm tham dục. Như đã nói, lòng tham giống như cái hố sâu không đáy nên chẳng mấy ai thỏa mãn. Khi không thỏa mãn thì sinh ra sân hận, trong khi đó năm dục hẫy hừng đốt cháy tâm can, chúng sanh lao vào ngũ dục như con thiêu thân lao vào ánh đèn, bếp lửa, si mê chẳng tự biết, không những tự hủy hoại thân mạng đời này mà hủy hoại luôn con đường giác ngộ muôn kiếp về sau. Trong đời sống, do khởi lòng tham nên nhiều người đã thân bại danh liệt, làm quan mà tham dục nhiều thì rất dễ rơi vào vòng lao lý, cũng là tiềm ẩn nguy cơ khiến cho nước mất nhà tan. Tâm tham dục chính là thứ hại người, là người tu theo hạnh Phật chúng ta không thể không cẩn trọng.
Tướng trạng cái thế giới mà chúng ta đang sống luôn biến đổi theo chu kỳ thành trụ hoại không và cái thân xác nơi mỗi chúng ta cũng luôn biến đổi theo chu kỳ sanh lão bệnh tử. Vũ trụ quan thì thành rồi trụ, trụ rồi hoại, hoại rồi sẽ không. Nhân sinh quan thì có sanh ắt có già, già rồi sẽ bệnh, bệnh rồi chết. Nếu không sanh thì không già, không bệnh, không chết. Cái gì không sanh? Đây là nguyên lý phản bổn hồn nguyên, là tâm kinh vô tự, nhưng ngặt rằng chúng ta cứ mãi dùng vọng tâm phân biệt nên suốt đời lẩn quẩn trong vòng luân hồi không thốt ra được. Chư Phật chư Tổ dạy, nếu muốn thốt khỏi luân hồi sanh tử thì trước hết phải phá ngay cái tâm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, thì việc tu hành mới mong có ngày chứng ngộ được bản lai diện mục xưa nay vốn chẳng dơ chẳng sạch, chẳng đến chẳng đi, không sanh không diệt. Thế nhưng con người hầu như không những không dẹp bỏ được vọng tâm chấp trước mà còn kiên cố bảo thủ cái tâm phân biệt vọng tưởng tham dục của mình. Vì lẽ đó mà suốt đời lấy giả làm chân, lấy hư làm thật. Hòa thượng Tuyên Hóa dạy rằng, nếu không kiềm chế tánh hư vọng cuồng dại thì trí huệ chân chính không bao giờ xuất hiện được. Tư tánh bị che đậy bởi vô minh. Vô minh có hại kẻ giúp đỡ. Thứ nhất là thức ăn, thứ hai là sắc đẹp. Một cái là thực dục, một cái là sắc dục. Hai thứ này giúp đỡ cho vô minh làm đủ thứ chuyện xấu xa. Sách Nho có nói “Thực sắc tánh dã”, nghĩa là háo ăn háo sắc là bản tính của con người. Lời thế gian và xuất thế gian đều chỉ ra sự nguy hại của ngũ dục, con người cũng nhận ra lẽ thật này, nhưng hầu như khó ai vượt qua cái tâm tham dục của mình. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải hiểu vì sao chúng ta không vượt qua được nó, vì sao chúng ta không phá nổi vô minh, vì sao chúng ta vẫn không đoạn dứt được phiền não. Suy cho cùng, đó là chúng ta vẫn còn ham ăn háo sắc.
Trong tuyển tập khai thị của Hòa thượng Tuyên Hóa, trong mục “Bí quyết tu đạo”, ngài dạy rất rành mạch: “Ăn uống thì trợ giúp cho dục vọng, dục vọng lại làm tăng trưởng vô minh. Con người sinh ra thì biết ăn, con nít sinh ra là biết uống sữa. Không có sữa thì nó khóc, uống rồi lại muốn thêm nữa. Đúng vậy! lòng tham này mới sinh ra là đã có, sau khi có lòng tham ăn rồi thì sinh ra có lòng tham sắc. Con trai thì ham nữ sắc, con gái thì ham nam sắc, quyến luyến nhau, ham muốn không chịu buông bỏ... Ăn uống bao nhiêu thứ tinh hoa đều biến thành tinh. Hễ tinh mà sung mãn thì sinh ra lòng sắc dục, cho nên người xưa nói rằng “Bão nỗn tư dâm dục Cơ hàn khởi đạo tâm”, nghĩa là no ấm thì chuyên nghĩ chuyện dâm dục, đói lạnh mới khởi lòng trộm cắp. Khi ăn no rồi, con trai nghĩ đến con gái, con gái thì nghĩ đến con trai, chỉ có khởi dục niệm này. Khi nghèo thì nghĩ cách trộm cắp, cũng vì để có đồ mà ăn, ăn rồi tình dục lại khởi lên. Thế nên hễ ăn cho đủ chất dinh dưỡng, mập mạp phì nộn ra rồi thì lại chỉ khởi lòng dâm. Con người trước tiên là khởi lòng tham ăn, muốn ăn thật ngon miệng, muốn ăn để cơ thể cường tráng. Song ăn ít thì không đủ, mà ăn nhiều làm sao thỏa mãn được lòng tham? Cho nên người ta chết vì sắc vì thực. Nếu vô minh không có sắc và thực toa rập thì chẳng có thể tác hại được ai. Người xuất gia ăn đồ càng dở càng tốt, không có dinh dưỡng thì lại càng tốt hơn nữa. Thế nên đối với vấn đề ăn uống đừng có quá coi trọng. Ăn là để duy trì mạng sống mà hành đạo. Không cần phải có quá nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng không ăn những đồ hư hoại khiến cho cơ thể sinh bệnh, đó là thực hành Trung đạo”. (Trích Khai thị tập 2 – HT. Tuyên Hóa – NXB Tôn giáo 2005).
Trong cuốn Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng thuật, Hòa thượng Tuyên Hóa giảng giải rất rõ về cái tâm ham muốn vật chất tài sản và ham muốn tình dục của con người. Có lẽ đây là những đoạn văn rất có lợi cho quý Phật tử đang quyết tâm đoạn trừ cái tâm ham muốn dục vọng tai quái của mình. Chúng tôi xin trích đăng nguyên văn đoạn giảng giải này để giúp quý Phật tử có thể hình dung ra sự liên hệ mật thiết, nối kết liên tục và bất tận giữa vô minh và tâm tham dục của con người, vì vô minh mà con người không ngừng tham dục, vì tham dục hẫy hừng mà vô minh ngày càng tăng trưởng lớn mạnh che mất bồ đề tâm và trí huệ của tất cả chúng ta: “Chúng ta đang sống trong cõi Dục, mặc dù chúng ta đang sống trên trái đất, nhưng thật ra chúng ta là một phần của cõi trời Dục giới. Gọi là cõi Dục là vì con người ở đó luôn luôn có tâm niệm ham muốn mà không lúc nào biết dừng lại. Họ tham muốn hai thứ: Vật chất của cải và tình dục. Tham muốn của cải vật chất là thích sử dụng và có được mọi thứ. Chẳng hạn như khi quý vị chưa có nhà, thì thích mua một cái nhà. Còn khi quý vị đã có một cái nhà rồi, thì thích mua một cái khác đẹp hơn. Đó là tham muốn nhà cửa. Trong quá khứ người ta thường thích mua nhiều ngựa quí để cỡi, ngày nay họ thích mua xe hơi sang trọng. Đầu tiên họ tìm mua một chiếc xe cũ nát, nhưng khi họ lái chiếc xe ấy đi khắp nơi, mọi người đều nhìn với vẻ khinh khi, nên họ quyết định mua một chiếc đẹp hơn, nhưng họ vẫn chưa mua được một chiếc xe đời mới nhất. Một khi họ so sánh xe của họ với những chiếc xe đời mới nhất, họ lại thấy xe của mình chưa được tốt cho lắm, thế nên họ mua ngay một chiếc xe mới. Đó là ham muốn xe hơi. Cuối cùng tham vọng của họ lên đến mức khi đã có xe hơi rồi, họ lại quyết định mua máy bay. Khi đã có máy bay rồi, họ lại muốn mua tàu thủy. Họ ham muốn vật chất không bao giờ chán. Họ không bao giờ nói: “Ta đã thỏa mãn rồi, ta đã có đầy đủ rồi, ta không muốn thêm thứ gì nữa cả. Ta không ham muốn điều gì nữa cả”. Những ham muốn ấy do đâu mà có? Nó đến từ vô minh. Tham muốn sắc dục là điều mà có lẽ quý vị đều hiểu rõ, khỏi cần tôi phải nói. Có nghĩa là tham muốn sắc đẹp. Điều ấy cũng vậy, không thể nào thỏa mãn được. Một vợ chưa đủ, muốn có hai, rồi hai vợ chưa đủ, muốn có ba, có kẻ cần đến mười hoặc hai mươi người vợ. Các vị vua chúa thường có vài trăm vài ngàn phụ nữ sống trong cung. Quý vị có cho rằng như thế là không công bằng chăng? Nay trong chế độ dân chủ, người dân chỉ được phép có một vợ. Tục lệ đa thê bị cấm đốn, nhưng vẫn có nhiều người lén lút quan hệ bất chính. Bị sai sử bởi ham muốn sắc dục, nhiều nam nữ lén lút quan hệ với nhau một cách phóng đãng, chẳng theo luật pháp, theo đạo đức gì cả”.
Trong kinh đức Phật dạy, dâm dục là nguồn gốc của sanh tử luân hồi. Nếu không đoạn trừ được dâm dục thì muốn sanh lên cõi trời cũng không được huống hồ là muốn chứng đạo Vô Thượng Bồ Đề? Do vậy, nếu muốn tu pháp thiền định Tam Ma Đề, muốn giải thốt khổ đau luân hồi sanh tử hoặc muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì trước hết phải vượt qua cửa ải quan trọng này. Đối với quý Phật tử tu theo pháp môn Tịnh Độ, sau mỗi thời tụng kinh A Di Đà, chúng ta thường niệm Phật và Thánh chúng Bồ Tát, trước khi niệm Phật hồi hướng, chúng ta thường hay tụng bài kệ “Ái hà thiên xích lãng – Khổ hải vạn trùng ba. Dục thốt luân hồi khổ. Cấp cấp niệm Di Đà”, bài kệ này nói lên nguồn gốc của luân hồi sinh tử là biển khổ si mê ái dục, muốn thốt khỏi khổ nạn luân hồi thì phải mau mau niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà.
Như chúng ta đã biết, tâm con người là nơi giao nhau giữa hai cực âm dương, cũng là đấu trường giữa lý trí và tình cảm. Người xưa thường nói “Tình sanh thì trí cách”. Tình ở đây là tình cảm, tình ái, tình dục. Trí là lý trí, là trí tuệ, trí giác. Tuy nhiên đa phần thì lý trí của chúng ta luôn thúc thủ đầu hàng trước tình cảm, năng lực của lý trí ít khi thắng được bản năng dục vọng. Chính vì vậy mà con người cứ mãi khổ đau trong luân hồi sanh tử. Hòa thượng Tuyên Hóa dạy dằng: “Cái tật xấu lớn nhất của chúng sanh là si ái. Ngày đêm ở trong vòng si ái mà chẳng giây phút nào buông bỏ cho đặng. Nếu mình có thể đem long háo sắc biến thành lòng ham tu học Phật pháp, giờ phút nào cũng chẳng quên học Phật, thì rất mau có thể thành Phật”. Từ lời này, suy ra chúng ta sẽ thấy, nếu lúc nào chúng ta cũng nghĩ tưởng đến tình cảm ái ân, si mê dục vọng thì chúng ta cũng rất mau đầu thai vào thế giới súc sanh cho thỏa chí sự vô minh si ái của mình.
Tình ái và dục vọng chính là tảng đá lớn buộc chặt vào thân tâm người tu đạo giải thốt, nó nhấn chìm người tu đạo trong bể khổ luân hồi không có ngày ra. Điều này người tu nào cũng biết, vậy mà vẫn có không ít người thích thú và tình nguyện làm nô lệ cho ái dục. Đây là mạt pháp, chứ mạt pháp không phải ở thời nào, cũng chẳng ở đâu xa cả! Trong nghiệp sinh tử thì tình ái và dục vọng là gốc rễ chướng đạo. Có thể nói rõ hơn, ái dục là sinh tử, sinh tử là ái dục. Nếu không đoạn trừ được tình ái dục vọng thì chắc chắn chúng ta sẽ không ra khỏi luân hồi sanh tử. Dứt trừ dục vọng, diệt sạch ái tình một cách triệt để thì họa may chúng ta mới có thể tiến tu trên con đường Phật pháp.
Đã là một Phật tử, quý Phật tử nên hạn chế tối đa vấn đề tình ái, tránh được chừng nào thì tốt chừng nấy. Nếu chúng ta đã chọn cho mình con đường tu hành giải thốt làm lý tưởng thì càng không nên có tư tưởng và hành vi yêu đương, vì hễ có lòng yêu đương thì gốc khổ không thể tránh được, đã có lòng yêu đương thì sanh tử không thể thốt ra được. Để giúp chúng ta tránh xa tình ái và dâm dục, trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, đức Phật đã dạy: “Mình xem những người già như mẹ mình, những người lớn tuổi như chị mình, những người trẻ là em mình và những đứa nhỏ là con mình. Hãy sinh lòng từ bi độ thốt chúng và diệt trừ những niệm ác”.
Niệm ác mà đức Phật muốn nói ở đây chính là niệm dục, là ái ân tình dục. Là một Phật tử chân chính, chúng ta phải thường xuyên quán tưởng như vậy. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên lưu ý rằng, không vì việc quyết tâm đoạn trừ ái dục mà mình luôn có khoảng cách lạnh lùng xa lạ hay cáu gắt với người nữ, nếu xảy ra như vậy thì đó cũng là căn bệnh do tình và ái biến tướng ra, mà gốc rễ ái tình chúng ta chưa đoạn được. Là người tu học theo Phật pháp, chúng ta không nên vướng vào tình ái, không nên đem lòng yêu thương chạy theo tình ái, nhưng cũng không nên xua đuổi gắt gỏng với người khác phái, vì như vậy cũng là những sai lầm đáng tiếc. Diệt dục là diệt ở tâm, trừ dâm là trừ ở ý, chúng ta nên nhớ như vậy. Chúng ta không yêu thương ai bởi tình ái dục vọng thấp hèn, nhưng cũng không ghét bỏ ai vì sự đố kỵ đối phó không hợp lý. Chúng ta không thương cũng không ghét, ấy mới là không vướng vào tình cảm, không chấp vào thương ghét, ấy mới gọi là Trung đạo. Thực hành Trung đạo đòi hỏi chúng ta phải luôn bình đẳng từ bi với mọi người xung quanh, nhưng chúng ta cũng phải luôn cảnh giác đề phòng với dục tâm vọng tưởng chưa hồn tồn chấm dứt, nếu không khéo chúng ta cũng rất dễ rơi vào cạm bẫy ái tình. Sự thật thì đây quả là điều không đơn giản chút nào. Để khử ái đoạn dục, chúng ta phải luôn luôn kiểm sốt bản thân, nhất là đứng trước những hồn cảnh mà tâm ái dục dễ có cơ hội phát triển. Chẳng hạn như khi chúng ta nhận được một lá thư tình, khi đã chọn con đường tu đạo giải thốt rồi, đã nhận ra chân tướng của tình ái là sinh tử rồi, quý Phật tử cần phải xử lý như thế nào trong trường hợp này? Quý Phật tử có động tâm không? Có bị con ma tình ái mê hoặc không? Trước những hồn cảnh và tình huống có thể xảy ra trong đời sống, người Phật tử chúng ta phải xử lý ra sao? Thiết nghĩ đây là vấn đề trọng đại, Phật pháp không thể nói suông. Nếu chỉ nói suông mà không hành trì tu niệm, thì sự cố xảy ra, chúng ta sẽ rớt ngay dù là mọi việc thử thách chỉ là mới bắt đầu. Sự thật thì người gởi lá thư tình tán tỉnh kia chẳng qua là muốn cùng quý Phật tử tham quan địa ngục hay kết bạn với quý Phật tử trong thế giới súc sanh mà thôi, ngồi ra chẳng có gì khác. Từ vô lượng kiếp đến nay, sở dĩ chúng ta không ra khỏi luân hồi sanh tử cũng là do tình ái và dục vọng, mê hoặc buộc chặt chúng ta với vô minh. Trên thực tế đời sống, khi thích ai đó, hay thích điều gì đó thì mình yêu thương nồng nàn, còn khi không thích thì mình ghét bỏ. Thật ra yêu thương hay ghét bỏ cũng đều do tình cảm mà ra, mà tình cảm chính là khởi đầu của tình ái và dục vọng. Là người học Phật, chúng ta nên quán xét kỹ lưỡng trong các mối quan hệ trong đời sống, nhất là khi giao tiếp quan hệ với người khác phái, chúng ta luôn sáng suốt và tỉnh thức để nhằm giúp nhau tiến tu trên con đường Phật đạo. Về điều này, Hòa thượng Tuyên Hóa đã dạy rằng: “Đối với người khác mình phải có lòng từ bi, tìm phương tiện giúp đỡ họ. Lúc nào cũng nên nghĩ đến người khác và khiến họ sanh lòng hoan hỷ. Cho đến hơi thở cuối cùng cũng nên đối xử tốt với mọi người, nhưng đừng để tình ái xen vào. Các vị nhớ lấy! Đó là pháp môn vô cùng trọng yếu”.
Nói đến sức mạnh của ái dục phải nói là kinh khủng, người đời luôn bị nó lôi cuốn vào ma trận, đó là chuyện bình thường, nhưng đối với người tu hành thiếu lý trí, không đủ định lực cũng dễ dàng tự hủy hoại mình như trở lòng bàn tay. Trong kinh Lăng Nghiêm, câu chuyện ngài A Nan bị con gái của Ma Đăng Già quyến rũ, đến nỗi sắp sửa bị hủy hoại giới thể, nếu ngay đó mà không nhờ đức Phật dùng chú Lăng Nghiêm sai ngài Văn Thù Sư Lợi đến giải cứu kịp thời, thì con đường tiến tu của ngài A Nan cũng khó có thể thành tựu trọn vẹn. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thật của Hòa thượng Tuyên Hóa đã thuật lại rằng: “Một hôm A Nan đang đi trên đường khất thực, mang bình bát đến từng nhà theo thứ tự. Trong khi một mình trên đường đi thì gặp con gái của Ma Đăng Già... Khi con gái của Ma Đăng Già thấy A Nan, cô ta liền mê đắm, nhưng không biết làm sao cám dỗ A Nan được. Cô ta về nhà nói với mẹ rằng “Mẹ phải giúp con lấy A Nan làm chồng. Nếu không con chết mất”. Bấy giờ Ma Đăng Già là một tín đồ ngoại đạo, thuộc phái Ta Tỳ Ca La, còn gọi là Kim Đầu. Bà ta có một loại chú thuật gọi là Tiên Phạm Thiên. Bà ta tu luyện chú thuật ngoại đạo này và sử dụng nó rất linh nghiệm. Do bà Ma Đăng Già rất thương con gái mình, nên bà ta dùng chú Tiên Phạm Thiên để mê hoặc A Nan. Do thiếu định lực nên A Nan không thể tự chủ được, bị chú thuật dẫn dắt đến nhà cô con gái của Ma Đăng Già, nơi A Nan suýt bị phạm giới dâm” và “Khi đức Phật trì chú Thủ Lăng Nghiêm thì năng lực của minh chú liền phát khởi trong A Nan và quét sạch mọi mê muội trong tâm, khiến A Nan liền thức tỉnh. A Nan mới nhận ra được tại sao mình bị vướng vào tình huống như thế này. A Nan trở về tịnh xá, quỳ trước chân Phật khóc lóc thảm thiết: “Con từ trước đến nay, con chỉ ỷ lại vào học rộng hiểu nhiều, mà không chịu tu tập để hồn chỉnh đạo lực. Kính mong Thế Tôn chỉ bày cho con phương pháp tu tập định lực của chư Phật trong mười phương để thành tựu đạo lực”.
Qua trường hợp ngài A Nan gặp nạn Ma Đăng Già, chúng ta rút ra được một bài học hết sức bổ ích, đó là nếu chúng ta chỉ lo học mà lơ là không lo tu tập giới định huệ thì khi gặp môi trường ngũ dục, nhất là sắc dục, chúng ta rất dễ bị sa ngã, giới thể cũng dễ dàng bị hủy phạm. Quả thật, sắc đẹp rất dễ làm mê đắm lòng người, khi chạy theo sắc dục tức là chúng ta đã hủy hoại con đường giải thốt giác ngộ của mình. Nhất là đối với những Phật tử còn trai tráng, nếu không nỗ lực tu tập và rèn luyện ý chí, dõng mãnh tha thiết tu hành thì rất khó có thể chế ngự trước sự cám dỗ của dục vọng. Chư tôn đức dạy rằng, bất kỳ ai muốn đạt được năng lực chánh định, trước hết phải từ bỏ tâm luyến ái. Đối với người tu tập theo Phật pháp mà còn tâm luyến ái, tâm dâm dục thì không thể nào đạt được chánh định, cũng như nấu cát không thể biến thành cơm. Để vượt qua ái dục, đòi hỏi mỗi người học Phật chúng ta phải nỗ lực tu tập với một ý chí vững chắc, khi nào thành tựu được định lực thì khi đó chúng ta mới có thể chế ngự tâm ái dục. Chúng tôi thiết nghĩ, quý Phật tử cũng cần tìm hiểu về định, một yếu tố căn bản để người học Phật chúng ta có thể nhờ đó mà vượt qua ngũ dục.
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Thuật, Hòa thượng Tuyên Hóa đã giảng giải rất rõ về điều này như sau: “Bên cạnh việc tu tập giới luật, các vị Sa Môn còn tu tập thiền định, có nhiều loại định, nhưng tổng quát, nếu quý vị không bị xoay chuyển bởi bất kỳ ngoại cảnh, thì đó gọi là định”. Và “Để có định lực, quý vị phải chịu khổ nhọc, khi quý vị chịu khó tu tập, quý vị sẽ đạt được một số kinh nghiệm khác nhau. Nhưng ngay khi có được chút ít kinh nghiệm này, quý vị phải thận trọng đừng để cho nó xoay chuyển mình. Đó được gọi là định lực. Nếu chỉ bị một tình huống xoay chuyển tâm thức, thì quý vị chưa có định lực, chẳng hạn như khi quý vị nhận được một bức thư báo tin xấu khiến cho quý vị bận lòng, như vậy là chưa đủ định lực, là chưa qua được cuộc khảo nghiệm. Hoặc nếu quý vị gặp chuyện vui và quý vị truy đuổi theo việc ấy, như thế cũng là chưa có đủ định lực. Nếu quý vị đối đầu với một tình trạng bất như ý và quý vị nổi sân, cũng là do chưa có định lực. Quý vị nên không vui cũng chẳng buồn, không phấn khích cũng chẳng buồn rầu. Có định lực là ứng xử mọi việc mà tâm không dao động. Đó là quý vị ứng xử theo tâm đạo. Khi tu tập định lực, quý vị khai mở được trí huệ, nếu không có định lực thì không thể nào có được trí huệ lực. Không có năng lực của trí tuệ, làm sao quý vị tu học Phật pháp được? Định lực và trí tuệ do đâu mà có? Do giữ giới mà có. Hằng ngày quý vị phải thường hộ trì giới luật, rốt cuộc quý vị sẽ có được sự hành xử tương ứng với Phật pháp, một khi được tưới tẩm dòng nước pháp, Sa Môn phải tinh tấn tu tập giới định huệ, dừng hẳn tham sân si. Ba môn độc này là lý do khiến cho quý vị không chứng được Phật quả. Nếu quý vị đình chỉ hẳn ba món độc này thì sẽ rất mau thành Phật. Bất luận thứ gì, hễ quý vị muốn được càng nhiều càng tốt, thì đó gọi là tham. Quý vị gặp một vài tình huống không thích rồi nổi giận, thì đó gọi là sân. Si là những vọng tưởng phát sinh từ tâm niệm vô minh và lang thang trong những tâm niệm này với tinh thần bối rối. Nếu quý vị chuyển hóa sạch ba món độc này sẽ tương hợp với đạo, là rất dễ dàng thành tựu đạo nghiệp”.
Đối với người học Phật thì sanh tử là vấn đề trọng đại, trong khi đó ái dục là nguồn gốc của sanh tử. Trong ngũ dục thì ái dục đứng đầu, chính vì vậy mà trong chương Tai hại của ngũ dục này, chúng tôi muốn đề cập thật nhiều đến tác hại của ái dục, với tâm niệm mong sao quý Phật tử khi đã tự giác đi theo con đường giải thốt mà ba đời chư Phật đã đi qua, cần phải lưu ý đến điều này chớ khinh suất mà tổn hại cho bản thân cũng như ảnh hưởng không tốt cho Phật pháp. Trong Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Ngữ Lục, Đại Sư Ấn Quang đã dạy rất kỹ về tai hại của nghiệp dâm dục và chỉ ra những phương pháp đối trị khi tâm chúng sanh vọng khởi về nó: “Một sự sắc dục là bệnh chung của tồn bộ người đời. Chẳng những kẻ Trung, Hạ bị mê hoặc, ngay cả người Thượng căn, nếu chẳng tự giữ gìn, run sợ, luôn nghĩ kiêng dè thì cũng khó tránh khỏi bị nó mê hoặc. Hãy thử nhìn xem, từ xưa đến nay, không ít bậc hào kiệt phi thường đáng coi là bậc Thánh, bậc Hiền, chỉ do chẳng vượt qua được cái ải này, lại thành ra kẻ hạ ngu, bất tiếu, còn vĩnh viễn đọa lạc trong ác đạo. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nếu lục đạo chúng sanh trong các thế giới tâm chẳng dâm sẽ chẳng sinh tử nối tiếp”. Các ông tu Tam Muội vốn là để thốt trần lao, nhưng chưa trừ dâm tâm, chưa thốt khỏi trần. Người học đạo vốn là để xuất ly sinh tử, nếu chẳng thể đau đáu trừ khỏi bệnh này, nhất định sẽ khó thốt lìa sinh tử... Như vậy, pháp môn niệm Phật tuy đới nghiệp vãng sanh, nhưng nếu thói quen dâm dục cố kết sẽ xa cách Phật, khó có thể cảm ứng đạo giao. Đối với họa sắc dục này thì không gì bằng đối với hết thảy nữ nhân luôn khởi lên Thân tưởng, Oán tưởng, Bất tịnh tưởng. Thân tưởng là thấy người già coi như mẹ, thấy người lớn coi như chị, coi người nhỏ hơn như em, với trẻ nhỏ coi như con gái của mình. Dù dục tâm mạnh mẽ, quyết chẳng khởi ý niệm bất chánh đối với mẹ, chị, em, con. Thấy hết thảy nữ nhân đều là mẹ, chị, em gái, con gái thì đương nhiên chế ngự được dục, do đó dục sẽ không do đâu phát khởi được. Oán tưởng là phàm thấy mỹ nữ bèn khởi tâm yêu mến. Do tâm yêu mến đó thì mình sẽ bị đọa lạc ác đạo, bao kiếp dài lâu thọ khổ, chẳng thể xuất ly. Như thế cái gọi là mỹ lệ còn kịch hại hơn giặc cướp, cọp, sói, rắn độc, rết dữ, tỳ sương, trầm độc gấp trăm ngàn lần. Với kẻ ốn gia cực lớn ấy, vẫn còn quyến luyến mơ tưởng, chẳng phải là kẻ mê muội quá sức hay sao? Bất tịnh tưởng là vẻ xinh đẹp rung động lòng người chỉ là một lớp da mỏng bên ngồi. Nếu bóc lớp da ấy đi, sẽ chẳng can đảm nhìn nữa. Xương, thịt, máu, mủ, phân, tiểu đầm đìa, lông, tóc loạn xị, trọn chẳng có vật nào đáng để người khác yêu thích được cả. Chỉ vì một lớp da mỏng che phủ bên ngồi bèn lầm sinh luyến ái. Bình đẹp đựng phân, không ai ưa mến. Nay lớp da mỏng của mỹ nhân khác gì bình đẹp, những thứ được gói trong da khác gì phẩn uế, sao lại yêu mến lớp da, quên đi các thứ vật dơ chứa trong da đó, khởi lên vọng tưởng miên man. Nếu chẳng run rẩy kinh sợ, quyết liệt trừ khử thói quen này, sẽ chỉ thấy người nữ kia tư chất mỹ lệ, đến nỗi mũi tên ái dục đâm thấu xương mà chẳng chịu nhổ ra. Nếu cứ luôn như vậy mà lại muốn sau khi mất thân này. Chẳng vào bụng người nữ quyết chẳng thể được. Vào bụng người nữ còn khá, vào bụng súc sanh cái thì chẳng biết làm sao! Thử nghĩ đến đây, tâm thần kinh hãi! Nhưng muốn đối với những cảnh trông thấy chẳng khởi nhiễm tâm thì lúc chưa thấy cảnh phải thường tập ba thứ tưởng nói trên, khi thấy cảnh sẽ tự có thể chẳng bị cảnh chuyển. Nếu không, dù chẳng thấy cảnh nhưng tâm ý vẫn cứ triền miên dục vọng, rốt cuộc vẫn bị tập khí dâm dục trói buộc. Bởi thế phải nhận chân, gột trừ ác nghiệp tập khí thì tự do mới được có phần” (trích Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục. Như Hòa dịch – NXB Phương Đông – 2006). Khi đọc qua những lời dạy của Tổ Ấn Quang, với một người có lương tâm đạo đức ở đời sống thế gian, có lẽ cũng phải rùng mình kinh hãi bởi tác hại và hậu quả đáng sợ của tội dâm dục, huống gì nói đến người học Phật... Nếu quý Phật tử có duyên đọc qua chương Tai hại của ngũ dục này, mà vẫn chưa thức tỉnh, hoặc đọc chưa kỹ, thì xin theo dõi tiếp tội trạng và quả báo của tâm dâm dục được nói rõ trong Từ Bi Thủy Sám Pháp: “Trong kinh nói “Chỉ vì tham dục nên bị giam hãm trong ngục si mê, chìm đắm trong vòng sinh tử, không biết ngõ ra”. Chúng sinh vì say đắm ngũ dục, nên từ xưa tới nay bị lưu chuyển mãi trong đường sinh tử. Giá cứ lấy xương tất cả chúng sanh trong muôn ngàn kiếp chất đống lại thì bằng núi Tỳ Phú La ở thành Vương Xá, sữa mẹ cho con bú nhiều như nước bốn biển, máu huyết trong mình chảy ra còn hơn thế nữa, nước mắt cha mẹ anh em bà con quyến thuộc thương khóc khi lâm chung, cũng nhiều như nước bốn biển. Vì thế nên nói còn tham ái thì còn sinh tử, hết tham ái thì sinh tử diệt. Thế mới biết tham ái là gốc sinh tử. Trong kinh nói: “Tội dâm dục hay khiến chúng sanh bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, chịu khổ vô cùng”. Nếu ở trong lồi súc sinh phải làm chim bồ câu, chim sẻ, chim uyên ương. Nếu sinh trong lồi người, thì gặp phải vợ hay chồng phụ bạc, bà con tồn với những người trái ý. Sự dâm dục có quả báo xấu xa như thế, nên ngày nay chúng con chí thành cầu ai sám hối. Lại từ vô thỉ đến nay, chúng con hoặc quyến rũ thê thiếp hoặc chiếm đoạt vợ con của người, hoặc làm ô nhục Ni cô, phá phạm hạnh người khác, hiếp bức một cách vô đạo, đem tâm bất chính xem ngó lẳng lơ, nói cười bỡn cợt, hoặc điếm nhục thanh danh gia tộc của người, hoặc làm nhơ tiếng tốt của người, hoặc làm hạnh bất tịnh với ngươi bán nam bán nữ. Những tội như thế thật vô lượng vô biên, ngày nay chúng con đều xin chí thành sám hối”. Khi đọc qua đoạn kinh văn này, chúng tôi rất mong quý Phật tử luôn khắc kỹ lòng mình, tâm tâm niệm niệm thảy đều nghĩ đến điều chân chánh, trong sạch, không nên phạm giới dâm mà đọa vào ác đạo khổ sở bứt ngặt vô cùng.
Chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng đều có trí huệ quang minh vô lượng, có được trí huệ quang minh là từ vô lậu. Chư Phật, Bồ Tát là các bậc vô lậu vì các ngài không còn vô minh nữa, còn đối với tất cả chúng ta đều là hữu lậu, vì chúng ta còn vô minh dày đặc, cùng dãy đầy nghiệp chướng phiền não trong tâm. Vô minh tức là không hiểu biết, không phân biệt được đúng sai, không biết đâu là tà là chánh, đâu là chân là ngụy. Cái lậu lớn nhất của con người chúng ta đó chính là dục lậu, tức là tâm dâm duc, nếu chúng ta còn lòng dâm thì tài sản chúng ta bị bọn cướp (tức là tâm dâm dục) cướp đoạt hết. Người tu hành giải thốt mà còn lòng dâm dục thì tồn bộ công đức đều bị dâm tâm phá hủy thiêu rụi. Điều này cũng giống như một thân cây tuy cao lớn nhưng không thể dùng vào việc gì được, vì nó bị sâu trùng đục khoét trong cốt lõi của cây rồi.
Trong đời sống thế gian, người ta thường hay biện bạch rằng dâm dục ai mà không có, nhưng họ không biết dâm dục chính là cội nguồn của sinh tử, là gốc rễ của vô minh, là phụ mẫu của giặc cướp công đức, vì không biết điều này nên họ an phận sống trong sanh tử, lấy dâm dục làm lạc thú vui sống ở đời, bằng lòng với những gì nhất thời đang có, không nghĩ đến ngày mai tốt xấu ra sao. Thế nhưng đối với người tu theo Phật pháp, thì nhất nhất phải đoạn dâm tâm, nhổ sạch gốc rễ dục vọng thì trí huệ quang minh từ bản lai mới hiển bày. Do vậy vô lậu là mục đích mà người tu theo Phật pháp phải hướng đến, đây là báu vật vô giá, người con Phật chúng ta nhất định phải đạt được. Trong sáu loại thần thông: Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Thần túc thông, Tha tam thông, Túc mạng thông và Lậu tận thông, thì Lậu tận thông chính là không còn dục lậu, hồn tồn không còn tâm dâm dục nữa. Vì không còn dâm dục nên chấm dứt được sinh tử, cũng không còn vô minh phiền não, mỗi mỗi đều được tự do tự tại. Đây là chỗ thiết yếu mà người học Phật cần phải tha thiết dụng công, chúng tôi rất mong quý Phật tử phải thường xuyên cảnh tĩnh bản thân, đặc biệt là hãy phát Bồ Đề Tâm tha thiết vì Phật pháp, tha thiết và giải quyết khổ đau luân hồi sanh tử thì mới có cơ hội phá tan cánh cửa tử sinh... Chúng ta cần phải thường xuyên cật vấn lòng mình vì sao chúng ta cứ mãi bị ngũ dục lôi cuốn cám dỗ? Vì sao ta không đủ định lực, ý chí để chế ngự nó? Vì sao tâm ta vọng động lăng xăng nhiều hơn là tĩnh tâm niệm Phật? Vì sao ta vẫn còn nhiều phiền não? Vì sao ta niệm Phật mà vẫn không được nhất tâm? Vì sao cho đến bây giờ ta vẫn còn đam mê ngũ dục, lười biếng, hôn trầm, dãi đãi?.. Đối với người chân thật tu hành thì đây là những vấn đề cấp thiết mà chúng ta cần phải giải quyết cho thông suốt, kịp thời, có như vậy thì mới có thể liểu sanh thốt tử, đạt đến nhất tâm bất loạn, thốt khỏi nhà lửa Tam Giới, thẳng tiến đến Tây Phương Cực Lạc.
Hòa thượng Quảng Khâm thường dạy chúng đệ tử rằng: “Mình đã hồ đồ mê muội lúc đầu thai, giờ mình phải sáng suốt tìm đường đi lúc chết. Con đường ấy chính là niệm “A Di Đà Phật”. Đúng như lời ngài dạy, niệm Phật là để cho nghiệp chướng tiêu trừ, thân tâm thanh tịnh, có thanh tịnh thì mới có cơ hội đạt đến nhất tâm, mức có thể vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, nếu chúng ta niệm Phật mà cứ nghĩ ngợi điều này điều nọ, tham lam vọng tưởng, ham muốn lung tung thì làm sao đạt được nhất tâm. Đối với người học Phật, muốn tâm của mình thanh tịnh thì phải kiên quyết đoạn tuyệt với ngũ dục, nếu không buông nổi nó thì không những không về được Tây Phương Cực Lạc, mà nguy cơ đọa vào ba đường dữ vẫn là điều có thể.
Trên đây chúng ta bàn nhiều đến sắc dục, vì đó là các gốc của vô minh sinh tử. Tuy nhiên, năm món dục này có liên quan mật thiết với nhau, đó là liên minh ma quỷ luôn cám dỗ hãm hại con người vào vòng vô minh đen tối, do vậy chúng ta cũng cần đề cập đôi dòng đến các món dục còn lại.
Nói về tiền tài danh vọng thì không chỉ có người đời mê đắm, mà ngay cả trong giới tu hành cũng không ít người buông chẳng đặng. Vì sao vậy? Đó là do cái tâm tham đắm tiền bạc tài sản nó lớn hơn cái tâm tha thiết tu hành, đây là hậu quả mà người tu hành đã để cho cái tâm tham dục nó lộng hành chi phối và điều khiển ngược lại mình. Đối với người tu theo pháp môn trì danh niệm Phật, một lòng cầu vãng sanh về Tây Phương Tịnh Độ thì việc buông xả ngũ dục là việc cực kỳ quan trọng. Khi đã Tin sâu – Nguyện thiết, thì chúng ta phải buông xả cho sạch hết trần lao phiền não, có như vậy thì hạnh mới chuyên, hạnh có chuyên và nguyện có khẩn thì mới được nhất tâm. Muốn vậy thì mỗi chúng ta tự phải biết đủ, biết kham nhẫn, chịu khắc khổ, dẫu thiếu thốn một chút sẽ không sao, nhưng chỉ cần dư một chút thì hãy coi chừng. Vì dư một chút lâu ngày chúng ta sẽ muốn dư thêm chút nữa, nếu chúng ta không tập trung vào tu niệm, không cảnh giác đề phòng thì lòng tham ẩn nấp sẵn bên trong tâm sẽ được dịp xui khiến chúng ta phòng cơ tích trữ với đủ lý do rất thuyết phục, nhưng ẩn tàng đằng sau đó chính là cái tâm tham dục. Do vậy nếu tiền bạc của cải dư một chút thì hãy coi chừng đó là cái họa. Đã là họa thì chẳng ai muốn chất chứa nó trong nhà. Nhận ra điều này, người học Phật cần phải thực hiện một đời sống tri túc, không nên tích trữ tiền bạc, không mong cầu chùa to Phật lớn cùng nhiều tiện ích khác thì tự nhiên chúng ta được an ổn, tâm ta được thanh thản, đương nhiên công phu trì danh niệm Phật của chúng ta sẽ dễ dàng đạt đến chỗ chuyên nhất.
Như chúng ta đã biết, tiền của tài sản trên thế gian này thuộc về phước báu hữu lậu. Phật dạy, tiền tài có được là do cái nhân bố thí tài vật ở kiếp trước, không phải do cái nhân thông minh lanh lợi, bon chen lương lẹo mà có được. Trên thực tế, con người khi đã có chút ít tiền của vừa đủ sống thì hầu như không ai biết đủ cả, trong khi quả phước chỉ có bấy nhiêu mà thôi thì làm sao muốn có thêm nhiều tiền được. Thế là con người cố tâm làm mọi cách để cho có được nhiều tiền. Dù cho việc làm chánh đáng, kết quả nhẹ thì cũng bị lao tâm lao trí, tổn hại tinh thần, hư hao sức lực (mà sức khỏe thì lại quý hơn vàng) nếu việc làm không chánh đáng thì tất nhiên phải bị tù bị tội khổ sở trăm điều.
Hòa thượng Tuyên Hóa cho biết, ở Đài Loan có Hòa thượng Thủy Quả là một mẫu người có thể nói là thốt khỏi sự cám dỗ của ngũ dục rất đáng được chúng ta trân trọng kính ngưỡng. Theo như Hòa thượng Tuyên Hóa, thì Hòa thượng Thủy Quả không ham tiền cũng không ham sắc, đối với phẩm vật mà Phật tử gần xa dâng lên cúng dường, ngài chẳng bao giờ nhìn đến. Đây là một việc ít người làm nổi, bởi vì tâm tham dục nơi mỗi con người rất sâu dày, trong đời sống có người xem đồng tiền còn quý hơn tánh mạng của mình, khi bị mất một số tiền lớn, có người chỉ vì quá tiếc đồng tiền sinh ra đau khổ vật vả, thậm chí nhảy sông nhảy lầu hay uống thuốc rầy tự tử kết liễu đời mình, có chứng kiến những trường hợp này, chúng ta mới thấy được ma lực kinh hồng của đồng tiền, mới thấy bản năng tham dục nơi mỗi con người nó dữ dội biết chừng nào. Thế nhưng ngài Thủy Quả lại rất xem nhẹ tiền bạc vật chất, rất vô tư thanh thản trước những núi tiền núi bạc bao vây tứ phía mà ngài không hề vướng mắc gì cả, lễ vật tiền tài bá tánh cúng dường chất thành đống, ai muốn dùng cứ đến mà lấy, ngài cũng không bao giờ để ý đến. Không những ngài không quản lý tiền bạc mà ngay cả nhìn ngài cũng không thèm nhìn đến nó, điều này cho thấy định lực của ngài rất lớn, công phu tu hành của ngài rất thâm hậu. Nhìn tấm gương buông xả ngũ dục của ngài, rồi soi rọi lại hành trang mà chúng ta mang theo bấy lâu nay trên bước đường học Phật mới cảm thấy vô cùng hổ thẹn.
Trong đời sống xã hội ngày nay, giới trẻ đã sớm bộc lộ bản năng tham đắm trong ngũ dục. Ngày nay lớp trẻ cố gắng học là để kiếm nhiều tiền chứ không phải vì hiểu biết hay phục vụ nhân sinh. Động cơ học để sau này ra trường kiếm thật nhiều tiền luôn được các em đặt lên trên, cũng là động cơ chính mà các em nỗ lực học tập chớ hiếm có trường hợp đặt lợi ích phục vụ đời sống con người lên trên. Nên ngay từ những ngày chập chững bước vào đời, các em đã sớm có thái độ ích kỷ, hẹp hòi như vậy, các em đã bỏ gốc chạy theo ngọn, cũng từ quan điểm sống này mà các em dễ dàng đánh mất những điểm căn bản làm người. Trên thực tế đời sống, có rất nhiều em giỏi tiếng Anh, vi tính cùng các môn khoa học tự nhiên và xã hội khác, tuy nhiên, sự hiếu kính cha mẹ, tinh thần tôn sư trọng đạo hay sống sao cho có đạo đức, sống sao cho có trách nhiệm với gia đình và xã hội, trở thành một công dân hữu ích, thật sự đầy đủ nhân cách và tài năng, thì hình như các em ít quan tâm đến. Đây là điều thật đáng tiếc và điều này đã xảy ra trong đời sống. Ngài Tuyên Hóa có nói một câu rất hay: “Bà mẹ đẻ ra bom nguyên tử, bom khinh khí cầu, tia laser là ai? Chính là tham sân si. Do vậy nếu mình diệt trừ tham sân si thì bom nguyên tử sẽ không nổ, bom khinh khí cầu cũng chẳng bạo phát, mà tia laser cũng chẳng còn dùng được”. Thiết nghĩ, chế ra bom nguyên tử hay bom khinh khí cầu không phải ai cũng làm được, muốn làm được điều này trước hết chúng ta phải học cho thật giỏi, phải là bác học mới làm được. Nhưng học cho giỏi, học để trở thành nhà bác học mà không có đạo đức, không có thiện tâm thì cuối cùng cũng chỉ làm nô lệ cho ngũ dục, cho vô minh sai khiến mà thôi, vì thế nên mới ngồi nghĩ ra cách chế bom nguyên tử hay vô số phương tiện chiến tranh hủy diệt khác. Chúng tôi cho rằng, nguyên nhân chiến tranh và những nguy cơ chết chóc đau thương trên thế giới này đều là do lòng tham không đáy của con người. Lòng tham vô đáy đó cũng bắt đầu từ cái tâm ham tiền, ham gái, ham danh, ham ăn, ham ngủ. Nếu mọi người trên thế giới này không tham, không tranh, không cầu, không ích kỷ, không tư lợi, không đánh mất mình vì ngũ dục, thì thế giới này chẳng còn chiến tranh đau thương nữa, thậm chí thiên tai dịch bệnh từ từ sẽ lui đi, bầu trời sẽ trở lại thanh khí như thuở ban sơ, nếu tâm tham dục trong tâm mỗi con người không còn nữa. Vì tâm tham lam tiền của mà con người đã phạm phải không biết bao nhiêu là tội lỗi, như trong kinh Thủy Sám đã ghi: “Lại từ vô thỉ đến nay, chúng con hoặc trộm tiền tài, bảo vật kẻ khác, hoặc cầm dao cưỡng đoạt, hoặc tự mình xông đến bức người lấy của, hoặc ỷ quyền nương vào thế lực, dùng kìm to kẹp lớn ép chế oan người lương thiện, hoặc thâu tiền đút lót của bọn gian, đánh khảo người ngay buộc cho là tù vạy, vì những nguyên nhân ấy khiến họ sa vào lưới pháp luật, hoặc ăn tiền của kẻ dưới để dung túng họ làm bậy, hoặc lấy của công làm lợi riêng, lấy của riêng vào việc công, làm tổn hại người kia để đem lợi cho người này, làm tổn hại người này để đem lợi cho người kia, lấy bớt của kẻ khác để làm lợi cho mình, miệng hay nói bố thí mà tâm thì bỏn sẻn, ăn cắp thuế ruộng thuế chợ, trốn thuế đò ải, bớt của công để dùng vào việc riêng, dấu sưu dịch để sai làm việc mình. Những tội như thế ngày nay đều xin xám hối”. Và “Lại từ vô thỉ đến nay, buôn bán hàng hóa, lập quán đổi chác đồ vật, dùng cân non đấu nhỏ, giảm bớt thước tấc, xén lấn phân thù, lường gạt từng ly, đem của xấu đổi của tốt, đem thứ ngắn đổi thứ dài, giả dối trăm chiều để mong cầu chút lợi. Những tội như thế ngày nay chúng con đều xin sám hối”. Theo như kinh Thủy Sám, vì ham mê tiền của tài sản mà chúng sanh nghĩ ra trăm phương ngàn kế hòng trục lợi về mình cho bằng được. Tất nhiên quả báo dành cho những tội mê đắm tiền tài như đã kể trên cũng sẽ vô cùng khốc liệt.
Sở dĩ nhân loại còn đau khổ là vì còn lòng tham, có những người quá đau khổ vì họ quá tham lam độc ác. Nếu muốn được an lành, bình yên thì hãy buông bỏ lòng tham, vì ngay trong cái tâm tham nó đã đầy đủ tham sân si trong đó. Tham mà không thỏa mãn thì rất dễ sân, đã nổi sân lên thì không phân biệt được đúng sai phải quấy. Đó gọi là tham dục ba trong một. Khi sân si nổi lên thì đốt cháy tâm can, thiêu rụi tồn bộ công đức mà bấy lâu nay mình chắt chiu dành dụm. Do vậy người học Phật cần phải thực hành nhẫn nhịn, nếu buông không trọn, xả không xong, thì chúng ta phải học cách nhẫn nhịn, nhẫn nhịn trước sức lôi cuốn của sắc đẹp, tiền tài, danh vọng. Chúng ta phải nhẫn nhịn chịu đựng trước những lời khinh khi phỉ báng nhục mạ đã dành, mà ta còn phải nhẫn nhịn trước những lời tung hô, tôn vinh, khen tặng của những người xung quanh. Nhẫn được những điều nghịch nhĩ, nếu có chút ít tự chủ và công phu thì ta vẫn có thể thực hiện tốt được, thế nhưng phải nhẫn nhịn trước những điều thuận tai vừa ý thì quả là điều không dễ dàng thực hiện chút nào. Tuy nhiên đã là người học Phật chân chính quyết tâm buông xả vạn duyên, chí tâm thành kính niệm Phật để mai hậu vãng sanh Cực Lạc, thì bắt buộc chúng ta phải lưu ý những điều quan trọng này. Nếu nhẫn nhịn được trọn vẹn, chúng ta dần dần sẽ thâm nhập pháp môn nhẫn nhục ba la mật, khi công phu trì danh niệm Phật của chúng ta chín mùi, thì lửa sân hận và nước ái dục trong chúng ta, tự nhiên sẽ chuyển hóa thành tâm từ bi và năng lượng độ thốt chúng sanh.
Ngũ dục (sắc, tài, danh, thực, thùy) và tam độc (tham, sân, si) là giặc dữ trú ngụ kiên cố trong tâm thức chúng ta, là mũi tên độc cắm sâu vào tâm can chúng ta. Do vậy chúng ta cần phải gấp rút nhổ nó ra thì chúng ta mới mong an ổn thanh tịnh được, khi đó chúng ta mới có phần tự chủ, lúc đó chúng ta sẽ được nhẹ nhàng thanh thốt, tiêu dao tự tại. Chiến thắng ngũ dục, tức là chiến thắng bản thân, chiến thắng được bản thân là bước đầu trở về với bản thể vô ngã, là người học Phật, chúng ta nên lưu ý điều này để dụng tâm cho sáng suốt, để trợ duyên cho công phu trì danh niệm Phật của mình.
Năm món dục cuốn hút người đời trôi lăn trong vòng sanh tử không có ngày ra, là chướng ngại lớn cho người học Phật trên bước đường tu tập, không chỉ người cơ sơ học Phật như chúng ta bao phen bị vấp ngã mà ngay cả những bậc chân tu nhiều đời cũng khó vượt qua. Trong phần Duyên khởi trong kinh Thủy Sám, thuật lại rằng, ngài Ngộ Đạt là một vị Quốc Sư đạo cao đức trọng dưới triều vua Đường Ý Tôn. Vào thời Tây Hán, tiền kiếp của ngài là một vị quan có tên là Viên Áng, vì xử nhầm một vụ án gây oan uổng đối với Tiều Thố, khiến cho Tiều Thố phải bị chết oan ở phía Đông cửa chợ, Tiều Thố một lòng ôm hận tìm cách báo thù. Song trải qua mười kiếp, ngài Ngộ Đạt luôn là một bậc cao Tăng đạo hạnh, giới luật tinh nghiêm, nên Tiều
Thố vẫn không thể nào trút ốn. Khi ngài Ngộ Đạt đến chùa An Quốc thì đạo đức của ngài nức tiếng gần xa, khiến cho vua Ý Tôn phải thân hành đến lễ bái nghe ngài giảng pháp. Nhân đó, vua mới đặc ân ban tặng cho ngài cái pháp tòa bằng gỗ trầm hương rất quý hiếm. Cũng từ đó, trên đầu gối của ngài bỗng xuất hiện một mụn ghẻ tựa như mặt người, đau nhức không thể nào chịu nổi. Dù đã được không biết bao nhiêu danh y cứu chữa nhưng không ai chữa khỏi, duy chỉ có Tôn giả Ca Lặc Na biết trước điều này nên đã ra tay hóa giải nghiệp chướng oan khiên.
Sở dĩ, Tiều Thố có thể hóa thành mụn ghẻ to lớn có hình mặt người trên đầu gối chân của ngài Ngộ Đạt là do ngài Ngộ Đạt khởi tâm danh lợi khi ngồi trên tòa trầm hương do vua Đường Ý Tôn dâng tặng trước đó, vì lý do này mà ngài Ngộ Đạt đã tự làm tổn giảm giới đức của mình và nhân cơ hội này Tiều Thố mới ra tay báo ốn. Ngài Ngộ Đạt làm Quốc Sư, suốt mười đời làm cao Tăng tinh nghiêm giới luật, oai đức vang xa, thần dân đều nức lòng ngưỡng mộ, vậy mà chỉ một chút danh lợi vì được ngồi lên pháp tọa trầm hương do đích thân vua dâng tặng, thì ngay đó liền bị tổn giảm giới đức. Qua câu chuyện này, ngẫm nghĩ chúng ta mới thấy sức mạnh của ngũ dục thật đáng kinh sợ và cái tâm tham dục nơi mỗi con người cũng đáng để cho chúng ta suy ngẩm.
Trên đây chúng ta đã cùng nhau bàn về những tai hại của ngũ dục đến đây thiết nghĩ cũng là quá đủ để cho chúng ta kinh sợ nó. Tuy nhiên trước khi chuyển qua chương năm, chúng tôi chợt nhớ đến món dục cuối cùng, đó là ngủ dục, tức là cái tâm mê ngủ của chúng ta. Trong đời sống con người, ngủ nghỉ là một hoạt động sinh lý bình thường, nhưng ham ngủ là một căn bệnh, nhất là đối với người tu học theo Phật pháp thì sự lười biếng, dãi đãi thảy đều do hôn trầm buồn ngủ gây ra, đây là một chướng nạn lớn trên bước đường tu tập. Đối với người đời, khi người ta đương ăn cơm, nếu vì một việc gì đó mà phải bỏ bữa ăn nửa chừng thì cũng không sao, thế nhưng khi đang ngủ mà bị phá giấc ngủ thì quả là rất khó chịu, khi đó phiền não tức giận sẽ lộ hẳn ra ngay, nhất là đối với người có bệnh mất ngủ hay quan trọng hóa giấc ngủ của mình, thì gặp những trường hợp này chúng ta mới thấy sức mạnh của sự ham ngủ nó lớn đến cỡ nào. Sự thật thì sức mạnh của sự ham ngủ nó lớn rất nhiều lần so với ham ăn, ham danh, ham lợi, chỉ có điều chúng ta không để ý đến mà thôi.
Như chúng ta biết, niệm Phật là từ vô minh bước ra ánh sáng, còn hôn trầm mê ngủ là từ vô minh đi sâu vào hầm tối vô minh, càng ngày càng mờ mịt không có lối ra. Đối với người tu theo pháp môn Tịnh Độ, lấy việc trì danh niệm Phật làm công phu tu tập thì sự buồn ngủ và hôn trầm là chướng ngại rất lớn. Căn bệnh tưởng chừng không nguy hiểm này lại có sức tàn phá công đức lớn rất nhiều lần so với các món dục khác, bởi khi mê ngủ, chúng ta không chỉ ôm cái thây thối nầy chìm trong vô minh không thôi, mà kèm theo đó là những vọng tưởng về dâm dục. Dâm dục phát triển mạnh mẽ là do ăn và ngủ quá độ giúp sức. Ăn vừa đủ, ngủ có chừng, điều độ hai thứ này sẽ làm giảm bớt lực lượng của con ma dâm dục. Riêng đối với người tu theo pháp môn trì danh niệm Phật, để đối trị với căn bệnh hôn trầm mê ngủ, Hòa thượng Tịnh Không đã dạy: “Niệm Phật phải lấy kinh hành niệm Phật làm chính, khi nào quý vị mỏi thì ngồi xuống nghỉ ngơi, giờ giấc ngủ nghỉ cố gắng giảm thiểu tới mức tối đa. Bởi vì ngủ là hôn trầm, người nào ngủ nhiều chứng tỏ người đó còn nhiều hôn trầm. Hôn trầm là lạc vào vô minh, không riêng gì trong lúc niệm Phật, nếu làm việc mà hôn trầm cũng sẽ bị chướng ngại... Nếu trong lúc ngồi niệm Phật bị hôn trầm, tốt hơn hết hãy đứng lên lạy Phật và kinh hành niệm Phật đối trị hôn trầm rất có hiệu quả. Lạy Phật làm cho tinh thần tỉnh thức, trong lúc lạy Phật, điểm đặc biệt cần lưu ý là lạy Phật để sám hối. Bởi vì nghiệp chướng tập khí của chúng ta rất nặng nề, cho nên trong niệm Phật đường, nhất là người sơ cơ học Phật, nếu mỗi ngày đạt tiêu chuẩn trên 300 lạy là rất tốt, rất có lợi”...
Hòa thượng Tuyên Hóa dạy rằng: “Vì sao con người ai cũng ở trong trạng thái mê mờ? Đó là do họ không hiểu được mình từ đâu tới, chết đi về đâu, mỗi ngày bóng dáng bạn thấy khi tự soi gương nào phải là bạn. Nếu bạn muốn biết đích thị bạn (chân tâm) thì phải quay mặt soi lòng, tìm nơi tự tâm. Người đời thị bị ngũ dục làm mê mờ, ngày ngày bị tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ kiềm tỏa đến ngột ngạt khó thở, song họ vẫn cứ muốn can tâm tình nguyện làm nô lệ cho những thứ ấy”. Theo như lời dạy này, là người chân thật học Phật, nếu chúng ta không chịu buông bỏ năm món dục hư vọng đó, thì chắc chắn vĩnh viễn không thể đạt đến chỗ chân thật trong tu tập. Vì sao? Đó là vì chúng ta cứ mãi chạy theo sau đuôi ngũ dục hư vọng thì làm sao nhận thức được mặt mũi của cái chân thật. Chân thật của người tu theo pháp môn niệm Phật là buông bỏ tất cả, một lòng thành kính thiết tha niệm A Di Đà Phật, không có thời gian, không có không gian, chỉ có duy nhất danh hiệu Phật A Di Đà mà thôi!
Tóm tắt về tai hại của ngũ dục, trong chương này, chúng tôi đã nêu ra hai trường hợp rất đặc biệt: Một là ngài A Nan vốn đa văn, ham học rộng hiểu nhiều, vì không lo tu tập nên không có định lực, bị Ma Đăng Già mê hoặc suýt dẫn đến hủy hoại giới thể, nếu không nhờ đức Phật dùng chú Lăng Nghiêm giải cứu kịp thời, thì sự tu hành về sau cũng khó mà tiến triển thuận lợi. Hai là ngài Ngộ Đạt quốc sư, vốn là một cao Tăng giới luật tinh nghiêm, đạo cao đức trọng, dù cho tu hành nghiêm mật đến mười đời liên tục, nhưng vì một giây phút lơ là mất cảnh giác với ngũ dục (danh lợi) mà phải bị đau đớn khổ sở, nếu không nhờ Tôn giả Ca Lặc Ca từ bi dùng nước Tam Muội rửa sạch oan khiên nhiều đời nhiều kiếp thì cũng khó thốt khỏi đau đớn do báo ốn kéo về.
Như vậy một người lo học không lo tu và một người chí tâm tu hành quyết liệt liên tục suốt mười đời nhưng chỉ một phút lơ là cảnh giác, cả hai trường hợp này suýt nữa là nạn nhân của ngũ dục. Chúng ta là kẻ hậu học, nói về sự học thì không thể nào sánh với ngài A Nan nổi, còn nói về sự tu hành càng không thể nào sánh với ngài Ngộ Đạt được. Do vậy chúng ta cần phải nỗ lực tinh tấn trì danh niệm Phật nhiều hơn nữa, thành kính và tha thiết niệm Phật nhiều hơn nữa, mới có thể vượt qua sự cám dỗ lôi cuốn của ngũ dục. Sự thành tâm trì danh niệm Phật của chúng ta cảm đến mười phương chư Phật, chư đại Bồ tát, thì khi gặp nạn, may ra chúng ta mới có cơ hội được giải cứu kịp thời, nếu không thành tâm và chân thật trong tu niệm, thì biết bao chướng nạn đang chờ phía trước làm sao chúng ta có thể vượt qua.