Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Tri-Danh-Noi-La-Thap-Song-Hanh-Tri-Khong-De

Trì Danh Nói Là Thấp Song Hành Trì Không Dễ
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

“Trì danh nói là thấp song hành trì không dễ. Phải tin thực sâu, nguyện thực thiết và công hạnh phải chuyên cần thì mới hiệu nghiệm, nếu không thì cảnh khác chen vô phá hết. Khi niệm thì tâm và tiếng phải hiệp khắn nhau. Nghĩa là tâm phải duyên theo tiếng, tiếng phải ở trong tâm, đừng để nó xao lãng theo một tiếng gì khác, hễ nó rời ra thì phải kéo nó lại. Muốn được vậy, tiếng niệm phải cho rõ ràng, rành rẽ. Niệm như vậy phải chuyên cần, phải nhiều thời gian, phải đều đặn, phải tinh tấn lắm mới đắc lực. Khi niệm đã đắc lực thì tự nhiên trong tâm mình nổi lên tiếng niệm Phật mà mình không cần đề khởi, không cần nghĩ đến nó vẫn tự niệm. Ban đầu thì lúc được lúc mất, được thì ít mà mất thì nhiều. Cố gắng thêm thì được nhiều mất ít, cho đến khi không còn gián đoạn nữa thì gọi là niệm lực tương tục. Và như vậy mới đúng nghĩa “chấp trì danh hiệu”. Đó mới là nhơn của niệm Phật tam muội. Được vậy thì sự vãng sanh mới bảo đảm”.

“Tôi nói với mấy huynh đệ về chữ “chấp trì danh hiệu”. Chấp nghĩa là cầm, còn trì là giữ lại. Giống như tôi nắm quyển sách không buông ra vậy, hễ bỏ ra là không trì. Khi mình xưng danh hiệu ‘Nam Mô A Di Đà Phật’, làm sao trong tâm mình chỉ có ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ mà thôi. Đừng có cái gì khác, đừng cho một niệm gì xen vào hết. Trong lúc niệm Phật mà còn niệm những thứ khac nữa thì không phải niệm Phật. Nếu chấp trì được danh hiệu như Phật Thích Ca nói thì nhất định vãng sanh. Làm không đúng thì không có kết quả. Lời Phật nói không khi nào sai cả, chỉ tại mình hiểu chưa đúng, mà khi hiểu đúng thì cũng không hẳn đã làm đúng”.

“Cũng có nhiều người đến than thở với tôi là muốn giữ cái tâm lại, nhiếp tâm để chấp trì danh Phật mà làm hoài nó vẫn cứ chạy. Vì cái chạy đó nó quen lâu năm rồi. Không phải lâu năm trong đời này, mà nó đã lâu năm trong nhiều đời trước nữa. Cho nên, mình phải cột, phải nắm lại, rồi lần lần ‘cột nắm’ cũng dần quen. Khi đứng lại thì nó cũng quen đứng luôn. Vậy nên, phải thật chịu khó để đạt nhất tâm bất loạn, tức niệm Phật tam muội. Trong Quán kinh nói, lúc Phật Di Đà hiện tiền thì các Phật khác cũng hiện tiền. Hiện tiền là hiện ra trước mắt chứ không phải chiêm bao”.

Hòa thượng nói thêm: “Khi dịch các kinh điển Đại thừa khác, tôi thấy trong các kinh đó đều có nói đến cảnh giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Như trong kinh Hoa Nghiêm, ngay cả các vị Đại Bồ tát nhập Bất khả tư nghì Giải thoát cảnh giới, khi các vị ngồi kề bên Phật còn khuyên với nhau xả bỏ thân này để về Cực Lạc, bởi duyên Cực Lạc khó có nước nào bằng. Vậy nên, chúng ta hãy chuyên tâm niệm Phật”.

Trích từ: https://chuavanduc.vn/
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
2 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
3 Khuyên Người Niệm Phật Tập 1 - Tập 4, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
4 Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Luận, Ni Sư Hải Triều Âm Tải Về
5 Niệm Phật Thập Yếu, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về

Yếu Chỉ Pháp Trì Danh Niệm Phật
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Luận Về Trì Danh Niệm Phật Cửu Phẩm Vãng Sanh
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc

Pháp Học Và Pháp Hành Trì Danh Niệm Phật
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang

Trì Danh Niệm Phật
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang

Yếu Chỉ Pháp Trì Danh Niệm Phật Và Kệ Gia Hạnh Tu Trì
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Mười Phương Thức Trì Danh
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Các Phương Pháp Trì Danh
Hòa Thượng Thích Trí Thủ

Trì Danh Niệm Phật Đơn Giản Lắm
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Xin Sư Ông Chỉ Dạy Về Tôn Chỉ Trì Danh Niệm Phật...?
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Tôi Cả Đời Chuyên Tâm Nơi Pháp Môn Trì Danh Niệm Phật
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh