Cư sĩ Trầm Bính, tự Kính Phù, người đời Thanh, quê ở Trường Châu. Năm 15 tuổi, ông mang bịnh suyễn. Qua 30 tuổi, bịnh thêm nặng, nhân phát tâm xuất trần, niệm Phật tha thiết. Đến tuổi 50, bịnh càng tăng, từ tháng giêng đến tháng năm, chỉ còn một hơi thở thoi thóp. Thấy mình nghiệp nặng cái chết kề bên, ông bèn phát thệ trường trai.

Đồng bạn là Dương Quảng Văn đến thăm, dìu đỡ dậy, đọc kinh Kim Cang cho ông tụng theo. Quảng Văn ở lại ba ngày, Trầm Bính tăng lên mỗi bữa tụng được ba quyển. Như thế được nửa tháng, bịnh an lành. Từ đó về sau, mỗi ngày ông tụng ba quyển Kim Cang, kế tiếp niệm Phật. Lần lần thâm nhập, mỗi đêm ông thường ngồi tụng niệm đến sáng. Do đó bịnh suyễn dứt trừ, nhưng lưng còn hơi khom. Tu hành như thế được năm độ nắng mưa, đêm nọ trong khi đang ngồi, ông tự phát thệ: "Nếu chẳng thành chánh giác, nguyện không dừng nghỉ trên bước đường tu!". Phát thệ vừa xong, nơi xương sống bỗng phát lên một tiếng cụp, thân hình ngay thẳng như người thường. Kế đó, Trầm Bính đến thọ ngũ giới nơi ngài Lữ Đình Tế Hội. Cư sĩ thường nói: "Muôn pháp ở thế gian sanh diệt không dừng, duy chỉ có một câu A Di Đà Phật là chỗ nghỉ ngơi rất yên ổn. Công phu niệm Phật của tôi, trong khi bịnh lại càng đắc lực. Mặc cho cơn đau đớn dày vò, tôi cố gắng quên tất cả, chỉ còn giữ một câu niệm rành rẽ, rõ ràng, không từng lạc mất!".

Vào đầu tháng 11 năm Càn Long thứ 46, cư sĩ cảm bịnh nhẹ vài hôm. Đến ngày rằm, sớm mai ông thức dậy súc miệng rửa mặt xong, bịnh suyễn lại tái phát. Cư sĩ mặc áo tràng, ngồi kiết già day mặt về Tây, lâm râm niệm Phật. Bà vợ thấy đau bịnh, tỏ vẻ lo lắng đứng một bên, ông khoát tay ra dấu bảo đi. Niệm được một lúc rồi lặng yên, người nhà coi lại thì cư sĩ đã mãn phần. Trong tờ di chúc để lại, ông dặn nên tẩn liệm vào bảo khám và làm lễ trà tỳ như chư tăng. Vợ ông cũng trường trai niệm Phật, sau việc hậu sự của chồng, liền xuất gia làm ni.

Trích từ: Mấy Điệu Sen Thanh
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Mấy Điệu Sen Thanh, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về

Ưu Đàm Đại Sư
Cư Sĩ Bành Tế Thanh

Hoằng Tế Đại Sư
Cư Sĩ Bành Tế Thanh