Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Bot-Noi-Mot-Vai-Loi-Niem-Them-Nhieu-Tieng-Phat

Bớt Nói Một Vài Lời Niệm Thêm Nhiều Tiếng Phật
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa | Dịch Giả : Ban Phiên Dịch Vạn Phật Thánh Thành

Con người ở đời, ai cũng bị ngoại cảnh sáu trần làm xoay chuyển . Khi sáu căn bị sáu trần chuyển, bạn sẽ lạc mất phương hướng. Lúc ấy, hễ mắt nhìn hình sắc, bạn liền chạy theo hình sắc. Khi nghe âm thanh, bạn liền đuổi theo âm thanh. Khi nếm mùi vị, bạn rượt theo mùi vị. Khi ngửi hương vị, bạn cũng truy đuổi nó. Xúc chạm vật gì là bạn chấp trước vào vật ấy. Vi tế nhất là khi pháp trần – hình ảnh trong tâm thức nổi lên – thì bạn chạy theo nó ngay. đấy gọi là bị cảnh giới-thứ mình cảm nhận xoay-chuyển, hay bị lục tặc làm dao động.

Bạn cần phải :  

“Nhãn quán hình sắc, nội vô hữu. 
Nhĩ thính trần sự, tâm bất tri.” 

Nghĩa là :

“ Mắt nhìn hình sắc, lòng trống không. 
Tai nghe mọi chuyện, tâm chẳng động.” 

Lại nữa :

“ Đụng chuyện liền tỉnh ngộ tức thoát trần gian. 
Đụng chuyện mà mê mờ thì đọa trầm luân.”

 Gặp bất kỳ việc gì, bạn hãy tự hỏi xem mình co Trạch Pháp Nhãn – cái nhìn thâm thủng biện biệt chân lý – chăng  ?  Hay bạn chẳng nhận thức ? 

Rằng :

 “ Niệm niệm chiếu soi chân lý 
Tâm tâm dứt sạch vọng trần. 
Nhìn suốt tánh chất mọi việc
chẳng có việc gì mới mẻ.” 

Nguyên văn : 

Niệm niệm chiếu chân lý
Tâm tâm tức vọng trần 
 Biến quán chư pháp tánh
Cánh vô nhất pháp tân 
 
Niệm niệm chiếu soi chân lý : Trong mỗi suy tư, bạn hãy luôn chiếu  soi chân lý. Chân lý là sự thật chí lý, là chỗ trở về rốt ráo nhất. Chân lý không thể tách rời mọi sự mọi việc. Rời mọi sự ra thì không có chân lý. Rời chân lý thì cũng không còn có việc gì tồn tại. Chân lý và sự việc thì Bất Nhị. Khi mội tư tưởng, bạn đều không tách rời chân lý thì đó chính là bạn chiếu soi chân lý đấy.                                                                                                                                                                                      

Tâm tâm dứt sạch vọng trần : Trong mỗi tích tắc, mỗi ý niệm, bạn hãy ngừng bặt vọng trần. Nghĩa là ngừng bặt vọng tưởng  tư lự, trần lao của lòng bạn. Khi vọng tưởng trần lao lắng bặt, chân lý sẽ tư hiện. Lúc đó công phu quán chiếu của bạn kể như thành tựu đấy.

Nhìn suốt tánh chất mọi việc :  Bây giờ bạn hãy quan sát bản tính của tất cả mọi sự mọi việc xem.  

Chẳng có việc gì mới mẻ : Mọi thứ xưa nay vốn như vậy ! Có thứ gì là mới mẻ đâu ! Nếu bạn hiểu rõ bốn câu trên, thì bạn có một chút ít nhận thức về Phật giáo đấy. Tiếc thay, chúng ta có kẻ còn chẳng hiểu chi về đạo Phật ! Thế mà ta lại cứ nói cứ giảng thứ pháp cao siêu, cống cao ngã mạn, khinh thường mọi sự. Khi mình chưa hàng phục được sáu căn và sáu trần, mà lại kiêu ngạo vì cho rằng mình có nhớ biết được chút chuyện, thì mình thật là lầm lẫn lắm ! Làm vậy, chẳng những mình không thấu hiểu chân lý, mà ngược lại, đã dụng công phu nơi thứ trần lao đấy. Do đó, tốt nhất là ta đừng nên nói chuyện. Mỗi ngày bớt nói vài lời, niệm thêm vài tiếng Phật.

Rằng :

 "Vọng tưởng đập cho chết, 
Pháp thân mới đặng sống."  

Nguyên văn : 

Đả đắc niệm đầu tủ 
Kế nhữ pháp thân hoạt.

Môt khi bạn đánh chết tiệt chuỗi vọng tưởng, thì khi ấy, pháp thân lập tức hiển  lộ. Thật dễ như trỡ bàn tay !  Nếu bạn có thể trở ngược lại thì phiền não là Bồ đề. Bạn trở không được thì Bồ đề chỉ là phiền não. Do vậy, Bồ đề ví như nước, phiền não ví như băng. Băng là do nước mà ra, song nước không phải là băng. Khi nước đông đặc thì thành băng. Trong băng thì đủ thành phần của nước. Khi nước gặp lạnh, nước mới kết băng. Gặp lạnh là ví dụ lúc bạn đụng phải cảnh giới, rồi sanh phiền não. Nếu khi đụng phải cảnh giới, bạn biết dùng dương quang chiếu soi, thì băng sẽ tan. Khi ấy băng là nước, nước cũng là băng. Nếu bạn chẳng thể chiếu dọi, làm tan băng thì băng vẫn sẽ là băng mà nước vẫn là nước. Chỉ khác nhau một chút xíu thôi, song tiếc thay, chúng ta không ai hiểu đặng cái chút xíu dị biệt ấy ! Vì vậy từ sáng tới chiều ta cứ thích ăn phiền não hơn ăn bánh bao, chả giò ! Ăn hết bữa này đến bữa khác, ăn hoài mà không no, lại phải ăn tiếp, ăn mãi. A ! Bồ đề ! Nào nghe nào biết đến nó! 

Hãy hỏi xem trong chúng ta, ai biết hồi quang tự xét ? Bạn hãy hỏi chính mình : “ Ta có bao giờ nổi giận chăng ?’ Nếu là không thì bạn chẳng xa Bồ đề lắm đâu. Nếu bạn từng nóng giận, từng sanh phiền não, thì Bồ đề cách bạn xa lắc. Đấy là quan điểm của tôi, quan điểm của các bạn ra sao thì “I don’t know ! ‘.

(Long Beach Thánh Tự - ngày 17 tháng 4, 1993)
Trích từ: Bồ Đề Hải
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Bồ Đề Chánh Đạo Bồ Tát Giới Luận, Hòa Thượng Thích Tịnh Nghiêm Tải Về
2 Bồ Đề Tư Lương Luận, Hòa Thượng Thích Như Điển Tải Về
3 Niệm Phật Thành Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
4 Niệm Phật Thập Yếu, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
5 Niệm Phật Pháp Yếu, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
6 Niệm Phật Chỉ Nam, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
7 Niệm Phật Sinh Tịnh Độ, Thượng Tọa Thích Chân Tính Tải Về
8 Niệm Phật Sám Pháp, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
9 Hương Thơm Niệm Phật, Thượng Tọa Thích Phổ Huân Tải Về
10 Niệm Phật Kính, Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn Tải Về

Công Phu Niệm Phật Chẳng Đắc Lực
Pháp Sư Thích Tự Liễu

Niệm Phật Để Thoát Ly Lục Đạo Luân Hồi
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Niệm Phật Như Con Nhớ Mẹ
Pháp Sư Thích Tự Liễu

Thời Thời Chỗ Chỗ Đều Niệm Phật
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm