Home > Khai Thị Niệm Phật
Công Phu Niệm Phật Chẳng Đắc Lực
Pháp Sư Thích Tự Liễu


Nhiều người niệm Phật mười năm, hai mươi năm công phu chẳng đắc lực, chẳng nắm chắc vãng sanh, nguyên nhân là gì?

Khi dự Phật Thất, lúc ban đầu dường như niệm giỏi lắm, rất tinh tấn, nhưng dần dần càng niệm càng cảm thấy khô khan, chẳng có mùi vị, càng niệm càng chán, chẳng muốn niệm tiếp, nguyên nhân là gì?

Khi bế quan niệm Phật, lúc bắt đầu thì ba giờ sáng thức dậy niệm Phật, vài ngày sau năm giờ mới thức; qua một thời gian sau tám giờ mới thức. Sau cùng, ngủ miết chẳng muốn thức sớm nữa!

Mọi người đừng cười, quý vị cũng có thể lâm vào tình trạng này. Phần đông mọi người thường có tình trạng như sau: Khi niệm Phật, nếu không khởi vọng tưởng thì ngủ gục. Dù biết rõ pháp môn Tịnh độ thù thắng, biết công đức danh hiệu chẳng thể nghĩ bàn, nhưng câu Phật hiệu này càng niệm càng chẳng có hứng thú gì, càng niệm càng chẳng có động lực, cuối cùng chịu thua, bỏ luôn. Nguyên nhân là gì?

Giải đãi, đây cũng là điều rất phiền phức. Biết bao nhiêu người học tập nhưng không thể thành tựu đều do giải đãi. Nên trong chùa thời xưa, hiện nay không có, thời xưa mọi người cùng nhau học tập, đều theo chúng, nương chúng, không thể biếng nhác. Thời khóa có quy định, 3 giờ sáng mọi người cùng thức dậy, 3 giờ thức dậy là tiêu chuẩn thông thường.

Không làm bạn với những người chê bai ngôi Tam bảo. Không làm bạn với người viết truyện khiêu dâm. Không làm bạn với những người hay bàn luận đến chuyện phòng the. Không làm bạn với người trẻ dẫn dắt gái lầu xanh. Không làm bạn với những người thích rượu chè cờ bạc. Thường khuyên người qui y Tam bảo. Lưu hành sách khuyên làm việc thiện. Tin sâu nhân quả. Giữ giới dâm dục.

2. Nguyên nhân căn bản là tâm vì sanh tử chẳng tha thiết.

Chúng ta tìm trong các trước tác của tổ sư đại đức nhiều đời trước, rốt cuộc tìm ra câu trả lời cho những vấn đề nêu trên: Nguyên nhân căn bản là tâm vì sanh tử chẳng tha thiết. Đây là một vấn đề lớn, rất phổ biến của chúng ta hiện nay. Do vậy, niệm Phật lâu năm, thậm chí niệm cả đời, công phu cũng chẳng đắc lực, chẳng nắm chắc vãng sanh. Chúng ta hãy khoan nói có nắm chắc vãng sanh hay không, ngay cả chuyện không đọa trong tam ác đạo cũng chẳng nắm chắc, có đúng hay không?

3. Tâm vì sanh tử là cơ sở nhập đạo.

Bài báo cáo này trích một lời dạy của Triệt Ngộ Đại sư: “Nếu chẳng khởi tâm thật sự vì sanh tử, hết thảy khai thị đều là hý luận”làm đề tài. Nếu tâm sanh tử không tha thiết, có nói nhiều với họ cũng là dư thừa, vô ích. Ngược lại, nếu tâm vì sanh tử thật sự tha thiết, chẳng cần khai thị thì người đó cũng tranh thủ từng phút từng giây, ngày đêm chẳng gián đoạn để niệm câu A Di Đà Phật giống như hòa thượng Hải Hiền vậy. Tâm vì sanh tử là cơ sở nhập đạo! Xin trích dẫn nguyên văn một đoạn khai thị của Đại sư Triệt Ngộ:

“Hết thảy những nỗi khổ trong thế gian chẳng vượt hơn nỗi khổ sanh tử. Nếu không liễu sanh tử thì sanh rồi chết, chết rồi sanh, sanh sanh tử tử. Vừa xuất một bào thai này, lại nhập một bào thai khác; vừa thoát một đãy da liền khoác lên một đãy da khác, khổ chẳng nói nổi! Huống chi chưa thoát luân hồi, khó tránh khỏi đọa lạc. Bào thai heo, bào thai chó, chẳng có chỗ nào không vào. Đãy da lừa, đãy da ngựa, chẳng chừa thứ nào. Được làm thân người là khó có nhất, nhưng rất dễ đánh mất. Chỉ sai sót một niệm liền đọa vào ác thú. Tam đồ dễ vào khó ra, địa ngục thời gian lâu dài nỗi khổ nặng nề. Qua bảy thời đức Phật ra đời, một bầy kiến vẫn còn mang thân kiến. Tám vạn kiếp sau chưa thoát thân bồ câu. Thời gian trong cõi súc sanh dài lâu, thời gian trong cõi ngạ quỷ, địa ngục còn lâu dài gấp nhiều lần. Trải qua nhiều kiếp dài đăng đẳng tới lúc nào mới dứt, mới thoát? Vạn nỗi khổ nung nấu, chẳng thoát được, chẳng cứu vớt được. Mỗi lần nhắc đến, lông tóc dựng đứng. Mỗi lần nghĩ tới, ngũ tạng như đang bị thiêu như đang bị đốt”.

Ấn Quang Đại sư đánh giá đoạn văn trên của Triệt Ngộ Đại sư như sau: “Đoạn khai thị này tinh túy thiết tha đến cùng cực, mọi ngườihãy nên đọc cho nhuần nhuyễn”.

Nếu không may rơi vào địa ngục, địa ngục rất phức tạp, không phải một thứ, rất nhiều, có người ở rất lâu, đó là do tạo tội nghiệp quá nặng, cũng có người ở rất nhanh.

Hồi tôi học kinh điển ở Đài Trung, thầy giáo kể cho chúng tôi về một địa ngục, đây là bình thường, không phải quá nghiêm trọng, mạng sống người ở địa ngục bao lâu? Trước hết phải nói một ngày ở địa ngục là bao nhiêu năm của nhân gian. Thầy giáo cho chúng tôi biết. địa ngục này một ngày ở địa ngục này là hai nghìn bảy trăm năm ở nhân gian. Trung Quốc thường nói có lịch sử năm nghìn năm, trong địa ngục chưa đến hai ngày. Từ đó mới biết rằng, trăm nghìn vạn kiếp, rất có khả năng, không phải bịa đặt.

Quý vị chịu khổ thời gian dài như thế trong địa ngục, luân hồi ác thú, không có thời hạn ra, không có cách nào để ra. Bởi thế tam ác đạo rất dễ vào, rất khó đi ra. Thời gian ở cõi ngạ quỉ cách xa chúng ta, một ngày ở cõi quỉ là một tháng ở nhân gian. Bởi thế chúng ta cúng quỉ thần vào các ngày mùng một và rằm, gặp đúng một ngày ba bữa của họ. Bữa sáng, bữa trưa và bữa tối, mỗi ngày ba bữa. Một ngày của họ bằng một tháng của ta, thọ mạng cõi quỉ, sống ngắn nhất cũng được nghìn tuổi, một nghìn tuổi. Mười hai ngày cõi quỉ bằng ta một năm, thử tính xem, thời gian như thế bao lâu. Vì thế không nên vào ác đạo.

Cõi súc sinh, mạng sống rất ngắn, nhưng nó không thể rời khỏi cõi súc sinh. Chúng ta xem trùng nhỏ trên mặt nước, gọi là phù du, sáng sinh chiều chết. Chúng sống độ mấy tiếng, tạo nghiệp gì mà đoạ làm thân ấy? Người tạo nghiệp giết hại quá nặng, giết hàng vạn, họ sẽ đoạ vào cõi súc sinh. Một ngày chúng nó sống chết ba, bốn lần, suốt ngày chịu khổ trong sinh tử.

Như nhân gian chúng ta làm việc, ban ngày làm việc, tối về có nghỉ ngơi, ở đó họ chịu khổ không được nghỉ ngơi. Ngục tù của thế gian, ban ngày chịu hình phạt, đêm về có thể nghỉ chút ít, địa ngục Vô gián không có ngừng nghỉ.

Tôi giảng Kinh thường hay phụng khuyến các vị: “Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”. Không có nền tảng này, bạn muốn không bị những tà tri, tà kiến, tà hạnh của xã hội này mê hoặc thì e rằng không có người nào làm được, trừ khi bạn là Phật Bồ Tát tái sanh; nếu bạn không phải là người tái sanh, bạn không thể nào thoát khỏi bàn tay của ma, bạn chắc chắn sẽ đọa vào ma đạo. Do đó, giáo học là phương tiện cứu độ tất cả chúng sanh tốt nhất.

Người bây giờ phiền phức, trên người có mang theo điện thoại. Niệm được mấy câu Phật hiệu thì điện thoại reo rồi, lập tức bị dừng lại, liền bị gián đoạn. Điện thoại chính là ma chướng lớn nhất, Có người tặng cho tôi, tôi cũng cám ơn họ. Họ tặng một cái điện thoại cho tôi. Nhưng mà làm sao? Tôi đem nó bỏ đi. Tôi không có bị lừa, Không có điện thoại thanh tịnh biết bao nhiêu!

Không có điện thoại, Tôi không quấy nhiễu ai, Người khác cũng đừng quấy nhiễu tôi. Thâu nhiếp sáu căn đó là công phu thật sự.

Thế gian này trước đây lão sư Lý thường hay nhắc nhở chúng tôi. Người niệm Phật chúng ta, 10 ngàn người niệm Phật, đại khái chân thật có thể vãng sanh chỉ có 5-3 người, đó là lời nói của 60 năm trước.
Ngày nay sau 60 năm nếu người ta hỏi tôi, đại khái trong 10 ngàn người chỉ có 1-2 người, 60 năm trước có 5-3 người, hiện nay chỉ có 1-2 người.

Tại vì sao? Càng về sau càng khó khan, hoàn cảnh quấy nhiễu quá nghiêm trọng, bạn không vượt qua được, bạn không buông xả được, sự quấy nhiễu của 60 năm trước so với hiện nay nhẹ hơn rất nhiều. Lúc đó trung quốc vẫn chưa phổ biến ti vi, thậm chí đến điện thoại cũng không có, điện thoại di động chưa được phát minh, truyền đạt tin tức rất không thuận tiện, 60 năm trước còn phải đánh điện báo, hiện nay không còn người sử dụng nữa.

Vì thế chúng ta biết rằng, khoa học kỹ thuật càng phát đạt, vãng sanh càng khó khan, sức quấy nhiễu của nó quá lớn. Cho nên Hải hiền lão hòa thường, vì chúng ta thị hiện sự vi diệu, thật quá diệu, chỉ cần dùng phương pháp đó của ngài, phương pháp đó của ngài là chân thật vạn duyên buông xuống.

Then chốt vẫn là Chương Gia Đại sư dạy một cách đơn giản quan trọng: nhìn thấu, buông bỏ. Đặc biệt là trong thời đại hiện nay của chúng ta, thời đại này nếu đầu ốc tỉnh táo một chút, dễ dàng buông bỏ. Quý vị không thể không nhìn thấu, không nhìn thấu phiền phức sẽ rất lớn, vì sao vậy? Vì quý vị không ra khỏi luân hồi lục đạo, đây là việc lớn.

Đời đời kiếp kiếp trong quá khứ chúng ta chắc chắn đã từng gặp được Phật pháp, nhất định có tu hành trong Phật pháp, nhưng không thành công, không thể thành công. Chúng ta có duyên với Tịnh độ, có nhân duyên rất sâu dày, đời này lại gặp được. Nếu đời này còn không thể nhìn thấu, như vậy vẫn phải luân chuyển trong luân hồi.

Thầy Lý nói phải luân hồi nhiều kiếp, không phải thời gian ngắn, rất gian khổ! Nếu chúng ta giác ngộ, đã biết, không muốn trôi lăn trong luân hồi, như vậy thì phải y giáo phụng hành. Nắm bắt vài cương lĩnh trong kinh nói, từng giờ từng phút cảnh tỉnh mình là được. Những điều trong 600 quyển Kinh Đại Bát Nhã nói tôi tổng kết thành 12 chữ. Đức Phật giảng 22 năm, ngài nói những gì? “Tất cả pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”ý này chính là đối với tất cả pháp đều phải nhìn thấu không nên để trong lòng, để trong lòng là sai.

Tôi nhớ vào dịp Tết năm nọ, thầy Lý khai thị cho mọi người tại Liên Xã, vừa mở đầu, thầy nói: “Tết đến mọi người gặp nhau vui sướng tràn trề. Câu chào hỏi đầu tiên khi gặp mặt là cung hỷ phát tài; suy nghĩ cặn kẽ, có chuyện gì đáng mừng? Thọ mạng ít đi một năm, nghiệp chướng lại tăng thêm không ít. Nói nghiêm ngặt là bi ai, có gì đáng mừng đâu? Người thế gian điên đảo, lầm loạn, coi chuyện đáng buồn là đáng mừng, quên sạch sành sanh chuyện thật sự đáng mừng. Nếu chúng ta mỗi năm một nhạt bớt chuyện tình cảm thế gian, đạo niệm mỗi năm một nồng hậu hơn, đó là đáng mừng! Vẫn tạo tiếng tăm, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần, chẳng nghĩ một câu Phật hiệu là chuyện đáng nên làm thì có gì đáng mừng đâu!”Người niệm Phật lui sụt nhiều, thành tựu ít ỏi, đạo lý là như vậy đó!

Trích từ: Báo Cáo Tâm Đắc Và Những Lời Khai Thị Vàng Ngọc