Home > Khai Thị Niệm Phật
Tín Tâm Đối Với Với Pháp Môn Niệm Phật Không Kiên Cố
Pháp Sư Thích Tự Liễu | Khuyết Danh, Việt Dịch


Đúng ra, phải nói là tín tâm nguyên thủy của chúng ta đối với Tịnh độ vốn chẳng kiên cố. Chẳng phải là người khác muốn lay động chúng ta, mà là tín tâm của chúng ta đối với A Di Đà Phật quá mỏng manh! Do vậy, gió thổi nhẹ bèn lung lay, gió thổi mạnh, bèn ngả rạp xuống. Chư vị có nhớ hay không, trong Tịnh độ Đại Kinh Khoa Chú tập một trăm lẻ ba, sư phụ thượng nhân đã có nói: “Chúng ta ở đây học Giới Luật, Giới Luật thuộc trong phạm vi của câu Phật hiệu, chẳng ở ngoài câu Phật hiệu”.

Vì muốn kiên định lòng tin của chúng ta đối với pháp môn Tịnh độ, nên Thiện Đạo Đại sư trong Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ có nói: “Dù mười phương chư Phật, tận hư không, trọn khắp pháp giới, hiện thân phóng quang, khuyên chúng ta bỏ Tịnh độ, rồi sẽ dạy diệu pháp thù thắng cho chúng ta, chúng ta cũng chẳng chấp nhận”. Đây là lời dạy thấu tận tim gan của tổ sư, đối với chúng ta, thật đúng như câu nói “hận luyện sắt không thành gang”, bi tâm khẩn thiết.

Trong Văn Sao, Ấn Quang Đại sư đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại, và nhấn mạnh:

“Trong đời Mạt Pháp, muốn liễu sanh thoát tử ngay trong đời này chỉ có một pháp môn Tịnh độ mà thôi. Đây là con đường sống sót duy nhất của chúng ta”. Và Hành Sách Đại sư có nói:

“Nếu không chuyên niệm đức Phật đó (chỉ A Di Đà Phật), cầu sanh nước ấy (chỉ Cực Lạc thế giới), ắt sẽ tùy theo nghiệp mà lưu chuyển, chịu khổ vô lượng”.

Ngẫu Ích Đại sư cũng đã nói hai câu mà chưa từng có ai nói qua:

“Tùy thuận lời dạy dỗ chân thật của chư Phật, quyết chí cầu sanh, càng không có nghi hoặc”.

Khi Ngẫu Ích Đại sư năm mươi tuổi, Ngài nói với đệ tử của Ngài là pháp sư Thành Thời: “Đến lúc về già, tôi niệm niệm đều muốn khôi phục tỳ kheo giới pháp; gần đây, niệm niệm cầu sanh Tịnh độ”. Pháp sư Thành Thời lúc đó không hiểu, sau này mới biết ý của Đại sư Ngẫu Ích là: “Chỉ có sau khi tôi vãng sanh về Cực Lạc thế giới, nhờ bổn nguyện oai thần của A Di Đà Phật gia trì, tôi mới có khả năng trở về đây khôi phục giới pháp. Ở thế giới Ta bà này, thấy người xuất gia không giữ giới luật, thật sự là tâm có thừa mà sức không đủ. Do vậy, một lòng hướng về Tây!”Tổ sư một lòng hướng về Tây đáng khiến cho chúng ta suy nghĩ. Đoạn này trích từ sách Ngẫu Ích Đại Sư Niên Phổ do Hoằng Nhất Đại sư soạn.

Hoằng Nhất Đại sư là bậc đại đức trong Luật Tông. Lão pháp sư Đàm Hư đã từng mời Ngài đến chùa Trạm Sơn ở Thanh Đảo dạy giới luật. Hoằng Nhất Đại sư trụ ở đó khoảng nửa năm, lúc gần ra đi, nói với đại chúng lời khai thị cuối cùng. Ngài cứ nhắc đi nhắc lại, khuyên mọi người niệm Phật. Tứ chúng đệ tử tiễn đưa Đại sư đến chân núi, Ngài nói có hai câu tặng cho đại chúng. Ngài lấy ra một miếng giấy nhỏ, trên đó viết tám chữ: “Thừa thử thời cơ, tối hảo niệm Phật”(Nhân thời cơ này, tốt nhất là niệm Phật). Chuyện này được ghi trong cuốn Ảnh Trần Hồi Ức Lục, rất cảm động!
Lão hòa thượng Hải Hiền thường nói: “Lão Phật Gia (A Di Đà Phật) là gốc rễ (căn) của vị hòa thượng già như tôi!”Câu này có ý nghĩa gì? “Căn”là mạng căn. Chúng ta dùng một câu của Ấn Quang Đại sư để giải thích cho dễ hiểu hơn: “Dùng một câu Phật hiệu này làm bổn mạng nguyên thần, phát lời thề cầu vãng sanh. Dù lấy cái chết bức bách làm cho mình thay đổi cũng không được!”Đó là ý nghĩa của chữ “căn”, A Di Đà Phật là mạng căn của chúng ta.

Chúng ta hãy xem Liên Trì Đại sư nói như thế nào:

“Người đời nay không chịu niệm Phật, khinh thường Tây Phương. Không biết sanh về Tây Phương là hành vi của những người có phước lớn, đức dầy, đại trí, đại huệ, đại thánh, đại hiền. Chuyển Ta bà thành Tịnh độ là nhân duyên rất đặc biệt. Quý vị hãy xem, người trong kinh thành một ngày một đêm chết đi biết bao nhiều người? Đừng nói là sanh về Tây Phương, chỉ đếm số người sanh lên trời, trong trăm ngàn người, chưa được một ai! Những kẻ tự phụ là người tu hành, chỉ là chẳng đánh mất thân người mà thôi!”.

“Những kẻ tự phụ là người tu hành chỉ là chẳng đánh mất thân người mà thôi”, đáng sợ hay không? “Chỉ là chẳng đánh mất thân người mà thôi”, đây là tình trạng thật sự. Điều này là một tiếng chuông gõ, nhằm cảnh giác chúng ta. Chúng ta tự phụ là người niệm Phật, cuối cùng có thể vãng sanh hay không?

Ấn Quang Đại sư tự xưng là vị Tăng tự liễu, chỉ biết cơm cháo, chẳng mộng làm việc hoằng pháp lợi sanh. Ngẫu Ích Đại sư cũng có hai câu khác điệu đồng âm:

“Đợi đến Tây Phương quay trở lại,
Trống pháp rền vang khắp đại thiên”

Thật ra tự liễu thật sự có phải là tự liễu hay chăng? Các vị tổ sư chẳng phải là kẻ tự liễu (chỉ lo cho riêng mình thoát ly sanh tử), cử chỉ hành động của các Ngài đáng cho chúng ta suy nghĩ sâu xa! Nhiều người trong bọn chúng ta, tự mình còn chưa liễu sanh tử, mà cứ bận bịu đi hóa độ chúng sanh. Một câu trong Di Đà Yếu Giải đã nói toạc ra: “Năng tự độ tức phổ lợi nhất thiết”(Có thể tự độ tức là mang lại lợi ích rộng khắp cho hết thảy). Lão hòa thượng Hải Hiền chính là thí dụ điển hình, sự vãng sanh của Ngài đã độ được vô số chúng sanh.

Nếu sanh đến thế giới cực lạc những thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp trước kia bây giờ họ đang ở cõi nào bạn đều biết rõ. Việc cứu độ họ cũng hết sức dễ dàng, chúng ta nếu có tâm từ bi, có tâm yêu thương. Hiện nay, xã hội này xảy ra vấn đề, vì sao? Những người chân thật yêu thương thân bằng quyến thuộc của mình, họ đang ở trong tam ác đạo, muốn đi giúp đỡ họ, ý niệm này đã rất ít rồi. Vì sao vậy? vì cha mẹ hiện tại của mình đều không hiểu được việc tận hiếu, mà cha mẹ trong đời quá khứ, họ cũng quên sạch cả rồi, tuy rằng hiểu được, thấy được rồi, nhưng dường như cái ý niệm đó cũng không sâu sắc gì vô cùng mờ nhạt, điều này có nghĩa gì? Đây là do vô minh chướng ngại, vô minh phiền não.

Đem tà niệm, ý niệm sai lầm, ý niệm bất thiện thảy đều buông bỏ, vĩnh viễn đừng nghĩ về nó. Bạn nghĩ 1 lần đồng nghĩa tạo thêm 1 lần, sau khi chân thật sám hối, không bao giờ nghĩ tới nữa, chỉ cần bạn nghĩ 1 lần, thì sự sám hối coi như chưa được sám trừ sạch sẽ, vẫn còn sót lại tàn dư bên trong. Nhất định phải niệm đến tâm thanh tịnh, cho nên người niệm Phật chắc chắn có lợi ích, lợi ích gì, đó là thiện niệm.

Ý niệm thiện nhất chính là niệm A Di Đà Phật, thiện nhất trong các thiện, không có ý niệm nào thiện hơn ý niệm này. Nếu bạn thật sự niệm Phật, niệm đến tâm thanh tịnh hiện tiền, bạn sẽ không có đau bệnh. Chân thật tin vào câu Phật hiệu này có thể độ cho chúng ta, có thể giúp đỡ chúng ta, chúng ta 1 chút hoài nghi cũng không có. Tiến sĩ hoew len nói với chúng tôi, ông nói, chúng ta khởi tâm động niệm, đừng cho rằng không có ai biết, cái bàn này biết, cái ghế biết, trần nhà biết, sàn nhà biết, mà bức tường cũng biết, bên ngoài cây cối hoa cỏ, với sơn hà đại địa, cho đến mỗi hạt vi trần, mỗi hạt hát thảy đều biết tất cả, chẳng có thứ nào không biết. Đều có thọ tưởng hành thức, nên làm sao mà không biết được chứ. Bạn làm sao mà gạt người được, gạt chính mình thì có thể, ngay cả 1 hạt cát, bạn cũng không cách gì lừa được nó, bạn khởi tâm động niệm, ngôn ngữ việc làm, chúng đều biết rõ ràng, minh bạch.

Điều này chúng ta phải biết cho nên, tâm thanh tịnh chính là thần thông, thần thông có lớn nhỏ, do mức độ thanh tịnh khác nhau, đến tây phương thế giới cực lạc, được oai thần bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì, ai ai cũng có thần thông quảng đại, bất khả tư nghì. Chúng ta vô phương tưởng tượng, thần thông viên mãn, người niệm Phật chân thật dùng cái tâm chuyên nhất không xen tạp, 1 câu Phật hiệu tức là lấy công đức của A Di Đà Phật, làm thành công đức của chính mình, câu nói này rất quan trọng. Tâm đồng tâm với A Di Đà Phật, nguyện đồng nguyện với A Di Đà Phật, hạnh đồng hạnh với A Di Đà Phật, năng lực thần thông có thứ nào không giống với A Di Đà Phật.

A Di Đà Phật thần thông quảng đại, không những con người tưởng tượng không nổi, ngay cả thiên nhân cũng chẳng thể suy lường, thanh văn, duyên giác, bồ tát cũng chẳng cách gì nghĩ ra, thật sự chỉ có chư Phật như lai mới biết rõ. A la hán, các ngài có túc mạng thong, nhưng chỉ biết được 500 đời trong quá khứ, nếu thêm 500 đời nữa thì các ngài không biết còn như chúng ta sanh đến tây phương cực lạc thế giới, thân bằng quyến thuộc đời đời kiếp kiếp trong quá khứ, hiện nay sanh vào cõi nào thảy đều biết rõ bây giờ họ là thân phận gì, có hoàn cảnh sinh sống ra sao, bạn đều biết toàn bộ, cứu độ họ sẽ rất dễ dàng.
Chúng ta vì sao phải học Phật, vì sao phải niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, không có gì khác chính là ta muốn giúp đỡ người thân, nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ vô lượng kiếp đến nay. Người thân quyến thuộc, và những chúng sanh có duyên, phát cái tâm này, đây gọi là tâm đại bồ đề.

Bồ đề là giác ngộ, chân thật giác ngộ rồi, ta giác ngộ, ta phải giúp đỡ tất cả chúng sanh giác ngộ. Phật ko thể độ người vô duyên, chỉ cần có duyên, đều có thể được độ, bạn đem pháp môn này truyền lại cho họ, khi căn cơ họ đến rồi, họ sẽ tiếp nhận ngay, liền có thể y giáo phụng hànhnhư vậy lập tức liền được độ.

Chúng sanh trong 10 phương thế giới vô lượng vô biên, chúng ta khởi tâm động niệm, người của cõi tây phương cực lạc đều biết. Chúng ta thật sự muốn vãng sanh thế giới cực lạc. 

Còn như là giả muốn, muốn đi, nhưng lại tham luyến cái thế giới này không nỡ rời bỏ, ý niệm này có thể che giấu được người thế gian, nhưng không giấu nỗi người của thế giới cực lạc. Chúng sanh ở cõi cực lạc biết được sẽ thấy rất tức cười, ngay cả người của thế giới cực lạc đều biết, thì A Di Đà Phật làm sao ko biết được chứ. Cho nên, cái nguyện cầu sanh của chúng ta phải thật, không được giả, nguyện phải tha thiết, phải khẩn thiết. Bây giờ, tôi chỉ cầu vãng sanh, đối với cõi đời này tôi chẳng còn chút tham luyến nào, niệm niệm đều hy vọng, sớm 1 ngày được vãng sanh thế giới cực lạc, niệm niệm đều mong chờ.   

A Di Đà Phật sớm đến tiếp dẫn tôi. Vì sao đức Phật chưa đến tiếp dẫn tôi? Điều thứ 1, chúng ta vẫn chưa hết duyên với thế giới này bị nghiệp lực khống chế. Điều thứ 2, nghiệp duyên với thế giới này thật hết rồi, vì sao chưa đón bạn đi? Vì bạn không còn để việc đó trong tâm, nên A Di Đà Phật chưa đến tiếp dẫn bạn vãng sanh, để bạn ở lại thế giới này thêm ít năm để làm gì? Làm 1 tấm gương học Phật tốt, làm tấm gương niệm Phật tốt, cho nên ngài không đến đón bạn ngay lập tức. Khi thời gian đến rồi, ngài tự nhiên sẽ hiện thân, người như vậy tôi tin chẳng phải ít. Phật để những người này làm tấm gương cho mọi người xem là thật, không phải giả.

Lời nói của chúng ta, người cực lạc nghe được, không những nghe thấy, họ còn nghe hiểu, ko hề nghe nhầm, bạn muốn đến cõi tây phương, họ cũng biết, nếu ngôn hành của bạn không nhất quán. Miệng nói muốn đi, nhưng tâm lại không thể buông xả, họ cũng biết. Cho nên chúng ta tuyệt đối không thể lừa mình dối người, câu nói này phải luôn ghi nhớ, nhất định không được gạt mình gạt người, Phật bồ tát luôn ở xung quanh chúng ta, nhất cử nhất động của chúng ta họ đều biết. Nếu có thể thường có cách nhìn như vậy, tịnh nghiệp của chúng ta rất nhanh liền thành tựu đây là sự thật, có rất nhiều người đang giám sát chúng ta vô lượng vô biên chư Phật bồ tát,. chúng sanh của thế giới cực lạc, cũng đều là bồ tát. Nếu chúng ta tường tận chân tướng sự thật, sẽ có sự giúp đỡ rất lớn đối với tịnh nghiệp của chính mình.
 
Trích từ: Báo Cáo Tâm Đắc Và Những Lời Khai Thị Vàng Ngọc