Phật Học Vấn Đáp


Niệm Phật là pháp môn không phổ biến trong Phật Giáo Nam Tông. Con nên dùng pháp môn nào để phát khởi tâm tín ngưỡng?
Pháp môn Niệm Phật là một pháp môn không phổ biến lắm trong Phật Giáo Nam Tông. Như vậy Hòa Thượng khuyên nên dùng pháp môn nào để phát khởi tâm tín ngưỡng?
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa | Dịch Giả : Ban Phiên Dịch Vạn Phật Thánh Thành | Xem: 62

5/11/2024 7:42:06 AM
Tín có thể ví dụ như năm mùi vị. Tất cả các pháp môn Đức Phật dạy đều giống như là những mùi vị khác nhau, nào là chua, ngọt, đắng, cay và mặn. Quý vị không thể cho vị chua là ngon nhất, quý vị không thể nói vị ngọt là đệ nhất. Quý vị cũng không thể cho là vị đắng, cay hay mặn là đệ nhất tại vì mỗi người đều có sở thích riêng. Những người thích ăn đồ chua cho rằng chua là ngon đối với họ, những người thích ngọt thì lại bảo ngọt thì ngon đối với họ, còn người thích đắng cho rằng vị đắng ngon đối với họ. Còn những người thích ăn cay thì món ăn không thể nào thiếu gia vị cay. Bất kể là chúng ta tin vào pháp môn nào, nếu chúng ta tu tập đúng pháp thì tất nhiên sẽ có kết quả, còn nếu làm không đúng thì sẽ không có cảm ứng. Để chọn pháp môn nào còn tùy thuộc vào căn tánh của từng người. Mỗi người đều có nhân duyên của họ, nhưng dù là pháp môn nào đi nữa, nếu quý vị có thể nhất tâm tu trì thì quý vị sẽ được cảm ứng. Thí dụ quý vị tu pháp môn niệm Phật, nó không tốn nhiều công sức hay tiền bạc và cũng không cản trở các công việc khác vì quý vị có ễthể trì niệm cho dù là đang đi đứng, nằm hay ngồi, là ban ngày hay ban đêm. Đây là một pháp môn mà nhiều người có thể thực hành một cách dễ dàng, cho nên nói chung nó thích hợp với nhiều người. Nhưng nếu quý vị không chuyên chú thì có thể sẽ không có cảm ứng. Có câu kệ như sau:

Miệng niệm A Di Đà, tâm tán loạn
Niệm đến khan cổ chỉ phí công. (4)

Cho nên quý vị dù tu pháp môn nào, cũng đều cần có niềm tin. " Lòng tin là cội nguồn của Đạo, là mẹ của công đức, nuôi lớn tất cả các căn lành." Tại sao chúng ta không có niềm tin kiên cố? Là vì chúng ta trồng gốc rể chưa được sâu nên chúng ta chúng ta không thể thâm nhập Phật pháp. Vậy thì phải cần làm gì? Chúng ta nên lập công, lập đức và lập ngôn (nói lời thiện lợi ích). Lập Công là làm việc giúp ích cho người. Lập Đức là làm lợi cho người mà không để họ biết. Và Lập Ngôn là:

Với miệng từ bi và lưỡi khéo léo,
Dù nghèo giàu đều tạo nhiều công đức (5)

Nếu chúng ta có thể nói lời chân thật, không nói dối, nếu có thể nói lên đạo lý mà mình đã chứng nghiệm sau bao gian nan khổ cực thì không ai có thể bác bỏ chân lý đó được. Chân lý thì bất biến, không thay đổi, nhưng lại tuỳ duyên. Tuy tùy duyên nhưng lại bất biến. Đây là sự khác biệt giữa chân lý và hư giả. Nếu quý vị nhận ra chân lý và hàng ngày nghiên cứu chân lý thì tự nhiên quý vị sẽ có niềm tin.

(4) Nguyên văn Hoa ngữ:
口念彌陀心散亂 
喉嚨喊破也徒然
Khẩu niệm di đà tâm tán loạn
Hầu lung hảm phá dã đồ nhiên
 

Trích từ:  Âu Châu Hoằng Pháp Ký.

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật