Home > Kinh Điển > Kinh-Hoa-Sen-Chanh-Phap

Ghi Sau Khi Duyệt Pháp Hoa


Pháp hoa đáng lẽ phải ghi nhiều lắm. Nhưng tôi chỉ ghi mấy điều tôi cần ghi mà thôi.

Trước hết ghi về văn bản thì có 2 điều. Một, Chánh pháp hoa và Thiêm pháp hoa dĩ nhiên chỉ để tham khảo. Nhưng giả sử có ai dịch thẳng Phạn văn ra Việt văn thì Pháp hoa ấy chắc chắn không trong sáng gì. Vậy nói Pháp hoa, ít nhất là cho đến ngày nay, vẫn là Pháp hoa của ngài La thập. Giá trị của Pháp hoa này ở chỗ rất phù hợp với luận Pháp hoa của bồ tát Thế thân. Hai, cũng chính cái lý do sau này mà nói Pháp hoa của ngài La thập thiếu chỗ này thiếu chỗ kia, thì xét ra, trừ kệ của phẩm Phổ môn, những chỗ gọi là thiếu ấy thật ra là thừa, thêm thắt, nhất là lạc lõng thấy rõ.

Kế đến ghi về văn dịch. Pháp hoa của ngài La thập có không ít chỗ cần nói. Nhưng 2 chỗ sau đây tôi cho là cần nói hơn cả. Một, trong phẩm Thọ lượng, kệ thứ 4, ngài La thập dịch: ngã thường trú ư thử, diệ chư thần thông lực, linh điên đảo chúng sinh, tuy cận nhi bất kiến (Chính 9/43). Ngài Pháp hộ dịch: kỳ tâm điên đảo, nhi bất giác liễu (Chính 9/114). Chỗ này nói gì? Nói Phật không mất đi đâu cả. Phật ở bên ta. Ta không thấy Phật vì cái thấy của ta thấy sống chết mà Phật thì bất sinh diệt. Lý do thật rõ và đơn giản. Thêm câu dĩ chư thần thông lực thì để dễ hiểu mà thành ra rất kém. Hai, trong phẩm Phổ môn, ngài La thập dịch: Quan thế âm bồ tát tức thời quán kỳ âm thanh, giai đắc giải thoát (Chính 9/56). Nhưng ngài Pháp hộ dịch: Thích văn Quang thế âm bồ tát danh giả triếp đắc giải thoát (Chính 9/128). Ở đây cũng vậy, chỉ vì để dễ hiểu mà thêm và kém thấy rõ. Mặc dầu đã cố gắng dịch cho nghe được, 2 chỗ nói trên lòng tôi vẫn không thỏa.

Bây giờ ghi về Pháp hoa. Tu học Pháp hoa thì phải thấy nhiều điều. Một, thấy Phật ở ngay bên ta. Phật không nhập diệt. Ta đừng thấy sinh diệt thì thế là thấy Phật. Hai, thấy các pháp toàn là Pháp hoa, là đạo lý Pháp hoa. Ba, thấy ta từng là đệ tử của Phật, không của ngài Thường bất khinh thì của vị sa di 16. Bốn, bất cứ làm gì cũng không mất và vô hiệu: 1 tiếng nam mô Phật rồi ra cũng thành Phật. Năm, thấy lúc nào cũng có bồ tát Phổ hiền và các bồ tát tùng địa dũng xuất quanh quẩn gia hộ. Sáu, chết thì sinh chỗ đức Di đà hoặc chỗ đức Di lạc, sinh lại tại đây.

Đến đây nên ghi thêm vài điều nữa. Thứ nhất, Pháp hoa công nhận tiểu thừa nhưng không công nhận tiểu thừa có niết bàn. Niết bàn phải chính là Phật tri kiến ẩ với bao nhiêu phẩm chất Phật. Thứ hai, tu học Pháp hoa là vào nhà Phật, mặc áo Phật, ngồi chỗ Phật ẩ đó là từ bi, nhẫn nhục và pháp không.

Có 1 chi tiết cực nhỏ mà cũng không nên quên. Ấy là Pháp hoa rất trọng tướng tốt, vô bịnh, "hơi miệng thơm như hoa sen".

Mồng 8 tháng 4, 2537.

Trí Quang

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Lược Giải Kinh Pháp Hoa, Hòa Thượng Thích Trí Quảng
2.    Kinh Pháp Hoa, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Thượng Tọa Thích Chánh Lạc, Việt Dịch
3.    Kinh Pháp Hoa Tinh Yếu, Hòa Thượng Thích Thái Hòa
4.    Kinh Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền
5.    Kinh Pháp Hoa Giảng Giải, Cư Sĩ Lê Sỹ Minh Tùng
6.    Yếu Chỉ Kinh Pháp Hoa, Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan
7.    Pháp Hoa Tông Yếu, Đại Sư Hám Sơn | Ni Sư Hải Triều Âm, Việt Dịch
8.    Pháp Hoa Huyền Luận, Đại Sư Gia Tường Cát Tạng | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
9.    Pháp Hoa Nghĩa Sớ, Đại Sư Gia Tường Cát Tạng | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
10.    Pháp Hoa Kinh Nghĩa Ký, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
11.    Pháp Hoa Bộ 1, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
12.    Pháp Hoa Bộ 2, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
13.    Kinh Pháp Hoa Giảng Luận, Hòa Thượng Thích Thông Bửu
14.    Pháp Hoa Thông Nghĩa, Ni Sư Hải Triều Âm
15.    Pháp Hoa Tông Yếu, Sư Nguyên Hiểu Nước Tân La | Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
16.    Pháp Hoa Huyền Tán Nghĩa, Tỳ Kheo Thích Huệ Chiểu Chùa Đại Vân Ở Chuy Châu | Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch