Home > Khai Thị Phật Học > Tro-Duyen-De-Niem-Phat-Thanh-Cong
Trợ Duyên Để Niệm Phật Thành Công
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch


1. Tiêu chuẩn đơn giản để phân biệt thiện ác

Niệm Phật là chánh nhân, làm lành là trợ duyên, giống như chim có hai cánh mới có thể bay cao. Nhưng người đời thường chẳng nhận rõ giới tuyến giữa thiện ác. Chuyện lành vằng vặc chẳng hay là lành, điều ác rành rành nào hay là ác. Ở đây, tôi căn cứ theo kinh Thập Thiện Nghiệp Ðạo để nêu ra một tiêu chuẩn: nếu ngăn dè thì là thiện, nhược bằng trái phạm thì là ác. Ðể dễ hiểu, tôi dùng biểu đồ như sau:

 
Ba nghiệp nơi than
Sát sanh
Trộm cắp
Tà dâm
 
Bốn nghiệp nơi miệng
Nói dối (vọng ngữ)
Nói thêu dệt (ỷ ngữ)
Ác khẩu
Nói đôi chiều (lưỡng thiệt)
 
Ba nghiệp nơi ý
Tham
Sân
Si

Phàm là động vật có sanh mạng, bất luận lớn hay nhỏ, cứ làm thương tổn chúng đều là “sát sanh”. Phàm là tài vật hay danh dự, dù nhiều, ít, lớn nhỏ, nếu chẳng phải là vật của mình, chưa được đối phương chấp thuận mà công khai đoạt lấy, hay trộm lén, cưỡng chiếm, lừa lấy thì đều là “trộm cắp”. Ngoài vợ chồng chánh thức, hễ hành dâm với hết thảy chúng sanh, chẳng luận vì lý do nào đều là “tà dâm”.

Ôm lòng khinh lừa, nói lời giả dối thì gọi là “vọng ngữ”. Chẳng luận là ngôn ngữ hay văn tự, đã viết ra, đã nói ra, tự mình đề xướng, hoặc hùa theo, tạo ảnh hưởng thương phong bại tục thì gọi là “ỷ ngữ”. Lời lẽ thô bạo, chửi mắng người thì gọi là “ác khẩu”. Khuấy động thị phi giữa hai bên, ly gián cảm tình người khác thì gọi là “lưỡng thiệt”.

Mê đắm các thứ vật dục chẳng bỏ, đã có lại mong có thêm là Tham. Có việc bất như ý, tâm nổi nóng, phát nộ khí thì là Sân. Không có lý trí, gặp việc mê hoặc; đối với đạo lý Phật nói, kinh sách thánh hiền đều chẳng nghe theo, lại chẳng tin nhân quả thì là Si.

2. Ba đại yếu quyết để vãng sanh Cực Lạc: Tín, Hạnh, Nguyện

Niệm Phật vãng sanh Cực Lạc là một phương pháp đặc biệt ngoài tám vạn bốn ngàn pháp môn của Phật, được gọi là “môn dư đại đạo” (đạo lớn nằm ngoài các pháp môn). Sự tuy đơn giản, lý thực thâm áo, chẳng thể dùng dăm ba câu để trình bày tường tận được.

Cần phải biết là đức Phật đạo đức tối cao không ai bằng được, lời Ngài nói ra tuyệt không dối người. Chỉ nên tin thật có cõi Cực Lạc, niệm Phật được sanh về đấy. Ðó chính là yếu quyết thành công thứ nhất.

Lại phải chịu nhận rõ đời ác ngũ trược đây, phát khởi tấm lòng chân thật, nguyện sanh về thế giới Cực Lạc. Ðấy chính là yếu quyết thành công thứ hai.

Ðã tín, nguyện rồi lại nên theo đúng phương pháp, mỗi ngày định giờ giấc thực hành công khóa. Ðấy chính là yếu quyết thành công thứ ba.

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
2.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
3.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
4.    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 600 Tập Giảng Thứ 11, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
5.    Tịnh Độ Hoặc Vấn, Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
6.    Tịnh Độ Nhập Môn, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
7.    Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch
8.    Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Sa Môn U Khê Truyền Đăng, ở núi Thiên Thai | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
9.    Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm
10.    Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Đại Sư Đời Tùy, Thiên Thai Trí Giả | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
11.    Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
12.    Tịnh Độ Vấn Đáp, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Thích Nhuận Nghi, Việt Dịch
13.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Đại Sư Liên Trì | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
14.    Tử Thư Tây Tạng, Cư Sĩ Nguyên Phong, Việt Dịch
15.    Tuyết Lư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập, Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch