Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Giai-Thich-Nghia-Niem-Phat-Tieu-Toi

Có người hỏi: Niệm Phật Tam Muội Trực Chỉ mới là cảnh giới y chánh cõi Cực-Lạc, phải có hạnh nguyện cầu sanh, nếu không thì chưa hoàn bị. Trong kinh nói niệm một tiếng Phật có thể tiêu tám mươi ức kiếp sanh tử trọng tội, đối với câu này tôi có điều nghi, nếu quả có lý này, nay trong đời có người giàu sang người bần tiện, chưa có một người nào không xưng danh hiệu Phật, như vậy phải tiêu diệt trọng tội và phải được sanh về thế giới Cực-Lạc? Cớ sao người đời theo nghiệp thức sâu dày khi chết đọa vào chốn đồng sôi, hoặc lên hoặc xuống không biết đi về đâu, vậy nghĩa diệt tội không đúng, vậy lời Phật nói có lẽ sai sao? Nguyện xin giải thích cho.

Đáp: Hay thay! Người đời sau chưa thấu triệt sẽ nhơn câu hỏi của ngươi đối với Tam-muội này quyết không thối chuyển nguyện sanh về Tịnh Độ. Hành nhơn đời nay cho lời này là phương tiện để khuyến tấn, đâu biết ấy là lời chơn thật Phật không dối gạt.

Ngươi há không nghe nghĩa câu “Ngươi từ vô lượng kiếp trước cùng với đức Thế Tôn Thích-Ca Mâu-Ni đồng là phàm phu” hay sao? Đức Thế Tôn chúng ta đã thành đạo đến nay trải qua vô số trần kiếp, trần số kiếp này trong kinh đều nói rõ, nhưng chúng ta ở trong trần số kiếp đó vẫn còn phàm phu phiêu lãng trong sáu đường tạo vô lượng nghiệp. Từ lâu đã đồng với Phật không khác, như vậy trần số kiếp ấy làm sao tính được.

Giả sử có một người suốt đời, đừng kể làm việc lành, chỉ xưng danh hiệu Phật thôi liên tục không dứt, theo số lượng xưng danh hiệu ấy mỗi mỗi đều tiêu hết trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử, dù cho trọn đời này cho đến đời sau đều xưng danh hiệu Phật, tuy diệt được nhiều kiếp tội nếu so với cực đại trần số kiếp cũng chỉ bằng chút đất trên móng tay sánh với lượng đất trên đại địa. Đâu thể bảo xưng danh hiệu Phật mà diệt tội trong nhiều kiếp, không còn nghiệp chướng ở những kiếp khác mà sanh về Tịnh Độ ư! Đâu biết được tội trong số kiếp từ vô thỉ lâu xa chưa còn diệt hết, thật quá nhiều ngoài cả số lượng tám mươi ức kiếp nữa. Như ngọn lửa lớn muốn làm tan hết tuyết trên đại địa, đâu thể được! Cho nên tuy niệm Phật diệt tội chưa sanh về là nghĩa như thế. Huống chi người tạo nghiệp từ nhiều kiếp, nay mới niệm Phật một lát đã sanh tâm mỏi mệt, trể lười thì dễ siêng năng lại khó, thêm nữa cùng là phàm phu đồng với đức Phật từ trước tính kiếp số lại càng gấp bội, cho đến phiền não từ vô thỉ mà nay mới phát tâm tội đâu dễ diệt hết được, há chẳng suy tư sao?

Nay nói từ một ngày đến bảy ngày nhứt tâm không loạn liền được vãng sanh và khi mạng chung nhứt tâm bất loạn xưng một tiếng Phật liền tiêu diệt trọng tội tám mươi ức kiếp sanh tử, cho đến người cực ác khi mạng chung tướng hoả ngục hiện trước mắt nếu niệm được mười niệm liền sanh về Tịnh Độ là nhờ công năng oai thần diệt tội xưng danh hiệu Phật, nhờ vào sức đại nguyện cứu hộ nhanh chóng của Phật. Ví như tráng sĩ chiến đấu tài ba, tuy bị bao vây nguy khốn, được người dũng mãnh trao cho cung tên, kiếm báu, ngựa hay, khích lệ ý chí phấn chấn, lên ngựa xông pha nỗ lực tung hoành phá tan vòng vây chiến thắng có công hồi trào thọ lộc quy phụng quân vương, vinh hưởng phong lạc. Đây cũng như vậy, được đức Phật tiếp dẫn sanh về Cực Lạc. Cho nên nói rằng xưng một tiếng Phật diệt tám mươi ức sanh tử trọng tội.

Người nay niệm Phật tuy hôm nay ba lần, ngày mai bốn lần nhưng lại còn do do dự dự, hoặc thấy cảnh giới thanh sắc trước mắt liền bị lôi cuốn sanh ra bỏ bê, đến nỗi không giữ được một lần, lại muốn do một lần niệm Phật diệt được nhiều kiếp tội, không còn nghiệp chướng được sanh về Tịnh Độ, điều đó có thể được ư? Sự niệm Phật như vậy mỗi tiếng mỗi tiếng không những không diệt hết kiếp số tội nhưng cũng làm nhơn tiệm tiến lúc sơ tâm và sanh báo cũng chậm rải, ấy chỉ làm duyên cho đời sau mà thôi. Nếu xưng niệm không dứt được công đức thành tựu như gộp các giọt sương thành một dòng nước đâu có thể so sánh sự ưu liệt với lời nói trên được. Nếu tinh tấn như vậy như người trở bàn tay, như người bắn tên nhắm vào đích há lại không trúng sao!

Cho nên biết rằng tán tâm niệm và chí thành niệm tuy chưa lìa vọng tưởng, hoặc bị kiếp tội của đời khác chướng ngại, chỉ có quả báo ở đời sau, không thể có kết quả mong muốn được. Nếu gắng sức quyết chí dõng mãnh xưng niệm không những diệt hết kiếp tội, do sự dõng mãnh ấy nên trừ diệt kiếp tội không còn chướng ngại, mười niệm được thành tựu vãng sanh về Tịnh Độ, ý nghĩa này thấy rõ chắc chắn không sai, há có thể bảo người niệm Phật còn lo lắng, sợ cho nghiệp thức xa xưa sâu dày khi chết như con cua vào nồi nước sôi mà cho lời Phật là dối, chỉ là lời khuyến tấn hay sao?

Nên biết rằng Phật lực rộng lớn trùm khắp mọi nơi, nhiếp thọ thiện nghiệp chúng ta vào đại nguyện của Phật khiến đồng một vị, đưa tất cả chúng sanh vào chốn an lạc, khiến cho tất cả kiếp tội đều được tiêu diệt đâu phải chỉ dứt trừ tám mươi ức kiếp tội không sao! Công đức xưng niệm Phật danh thật khó lường, đủ rõ thuộc về đại thừa viên đốn, tôn chỉ siêu vượt một cách nhanh chóng vậy.

Thập nghị luận nói rằng: Ví như mười vòng dây tơ ngàn người không bứt đứt, đứa bé khoa dao một cái là xong, như trong Quán Kinh nói nhơn của hàng hạ bối sanh (24) mới niệm Phật là tội diệt được vãng sanh vậy. Như trong thời đức Phật có người đến trong chúng hội cầu xin xuất gia, đến khắp Thánh chúng, các vị ấy dùng đạo nhãn thấy người này không có một chút thiện chủng nên không chấp nhận, sau người ấy đến chỗ đức Phật, đức Phật độ cho xuất gia, các vị Tỳ kheo hỏi Phật, đức Phật nói người này tuy không có thiện căn nhưng trong vô lượng kiếp về trước, không thể dùng đạo nhãn của nhị thừa thấy được, người này nhơn đi đốn củi bị cọp rượt đuổi mới leo lên cây để tránh, vì quá sợ nên niệm Nam mô Phật, do một lần xưng niệm như vậy nên trong hiền kiếp này gặp được ta độ cho được ngộ đạo. Do đây biết rằng một đời niệm Phật chưa được quả báo tức thì, nhưng đời sau sẽ được vãng sanh.

Do những dẫn chứng trên, biết được một lần xưng niệm danh hiệu Phật tuy chưa được gặp Phật cũng giúp cho chúng ta diệt tội ngộ đạo, huống là nguyện lực của đức Phật A-Di-Đà vượt quá mười phương, công đức chuyên chú niệm danh hiệu Phật ấy tội chướng tiêu diệt không thể nghĩ bàn được. Nên kinh nói: “Nhứt xưng Nam Mô Phật, giai dĩ thành Phật đạo”, (một lần xưng Nam Mô Phật đều đã thành Phật đạo), đúng theo lời này để minh chứng vậy.

Cho nên biết rằng nếu thường xưng danh hiệu đức Phật A-Di-Đà, niệm niệm không nghỉ công đức thật khó so lường, người tán tâm tuy nghiệp chướng có nặng làm cho thối chuyển nhưng ứng nghiệm vãng sanh quyết ở tương lai. Lại miệng niệm Phật là thuộc về công, tâm niệm Phật là sáng cho đức, công lao là chỉ cho ta không mỏi mệt, đức sáng ngời thì thấy Phật hiện tiền, hai nghĩa không đồng nhưng sự hơn kém đã thấy rõ, miệng niệm còn vậy huống là tâm niệm kết quả như thế nào?

Cho nên, tôi nay nhơn lời hỏi y kinh thuật lại để cho những bạn đồng hành quyết chí, nguyện theo nghĩa này mà tu tập, cẩn trọng đừng nên nghi.

_____________

24. Hạ bối sanh: chỉ cho ba bậc thượng, trung, hạ của hạ phẩm.
 

Trích từ: Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Luận Bảo Vương Tam Muội, Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn Tải Về
3 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
4 Luận Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Cư Sĩ Minh Chánh Tải Về
5 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
6 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
7 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
8 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
9 Quy Nguyên Trực Chỉ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
10 Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
11 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
12 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
13 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
14 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
15 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về