Home > Khai Thị Niệm Phật
Biết Quả Sợ Nhân Nên Cẩn Thận; Gặp Duyên Đụng Cảnh Gắng Tu Tập
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch


Có người hỏi: Nói Niệm Phật Trực chỉ, khuyên giữ giới sát thì bảo chỉ cần chú trọng sự lý giới sát là đủ, thật hành lời dạy làm lành lợi vật mà thôi. Lại hỏi: Chỉ nghiệp sát này là cực trọng giới cũng kiêm cả giới trộm cắp, dâm dục, vọng ngữ v.v…nếu kiêm các giới sao lại lược nói giới sát thôi?

Đáp: Đừng nói như vậy. Há lại không thấy trong kinh đều nói đủ các giới đâu chỉ riêng nói một giới sát, nhưng nghiệp sát rất nặng dù là người cao quý hay hạ tiện cũng khó tránh khỏi, lấy chánh hạnh làm đầu nên trước tiên phải đoạn trừ nghiệp sát mới có thể giữ các giới khác, cho nên phải nói cho rõ.

Giới thể đâu được thủ xả, giới đức nếu không giữ thì bằng vào đâu mà lập hạnh. Như cái bình muốn đựng đề hồ trước tiên phải rửa sạch vết nhơ, tu tam muội cũng như vậy, tất cả giới phải thanh tịnh mới có thể thành tựu, dù cho túc nghiệp sâu nặng không thể dứt sạch tức thời nên phải phương tiện đặc cách tự khuyên bản tâm, yên thân hối lỗi, tu tứ niệm xứ, để biết thế gian vui ít khổ nhiều, vô thường phân hoại không lâu bị tiêu diệt, tất cả pháp đều không thanh tịnh, như mộng huyễn vô ngã. Lập các phương tiện để dứt sạch tất cả, há lại theo vọng niệm để mất mục đích chính. Lại giới đức tuy đủ, nếu không để thân tâm trừng tịnh dứt hết tạp loạn thế gian, cho đến tâm phân biệt những điều thiện ác không lui hết thì làm sao được nhứt tâm tu tập tam muội này, tam muội bất nhứt vãng sanh do đâu mà được. Ngày nay chúng sanh do vô minh nghiệp chướng đầy khắp pháp giới, khởi một niệm thế gian liền bị bao nhiêu trần lao ma nghiệp dắt dẫn, toàn thân đọa lạc cầu thoát không biết ngày ra. Như cá dưới nước tuy có tự do nhưng với một sợi dây nhỏ cũng có thể bị bắt lại, nguy hại không phải không to lớn. Tâm niệm còn như vậy huống là thân hành ư!

Nay đã tu theo tam muội chính là mong được như bắn tên là phải trúng đích, chẳng đợi đến khi mãn báo thân mới thoát khỏi rừng rậm sanh về cõi Tịnh-Độ. Đâu dễ để mất giới pháp rong ruổi duyên trần làm theo thói quen khiến cho tam muội không thành, sa vào ác đạo rất là đau khổ. Nếu thật đã hiểu mà không răng dè đến khi lâm chung tất nhiên không có kết quả rồi cho Phật lực không cảm ứng.
 


Kinh Sách Liên Quan

 
1.    48 Pháp Niệm Phật, Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am | Sa Môn Thích Tịnh Lạc, Việt Dịch
2.    Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Đại Sư Diệu Hiệp | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
3.    Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Pháp Sư Viên Anh | Thích Nguyên Anh, Việt Dịch
4.    Kinh Bát Chu Tam Muội, Hòa Thượng Thích Minh Lễ, Việt Dịch
5.    Luận Bảo Vương Tam Muội, Đại Sư Phi Tích | Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn, Việt Dịch
6.    Luận Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Đại Sư Diệu Hiệp | Cư Sĩ Minh Chánh, Việt Dịch
7.    Niệm Phật Cảnh, Sa Môn Đạo Cảnh và Thiện Đạo Đại Sư | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
8.    Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
9.    Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Pháp Sư Huệ Tịnh | Hòa Thượng Thích Giác Qủa, Việt Dịch
10.    Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Đại Sư Phi Tích | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
11.    Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Đại Sư Phi Tích | Tịnh Sĩ, Việt Dịch
12.    Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn
13.    Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Pháp Sư Luyến Tây Đại Sư Ngọc Phong Cổ Côn | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
14.    Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Tiểu Bình Thật | Cư Sĩ Hạnh Cơ, Việt Dịch
15.    Quy Nguyên Trực Chỉ, Đại Sư Tông Bổn | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
16.    Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch