Vạn Phật Thành mới được thành lập, mọi sự đều chưa ổn định, nên có những chuyện tạp loạn, không trật tự. Người ngoài tới đây trú ngụ thì hoàn toàn không hiểu rõ quy củ, nên nhiều chuyện làm chưa được viên mãn. Trong giai đoạn này, kẻ tới Vạn Phật Thành thì có tốt có xấu, rắn rồng lẫn lộn. Kỳ thật, kẻ xấu là cái gương cho người tốt, người tốt cũng là cái gương cho kẻ xấu, cho nên hai bên làm gương cho nhau, hỗ tương thuyết pháp, hỗ tương soi chiếu nhau. Con người như vậy, Phật, Bồ Tát, Hộ Pháp cũng thế, và thiên ma ngoại đạo cũng vậy.

Ởấ đây đạo tràng mới thành lập, có rất nhiều Hộ Pháp. Vì có lẽ từ xưa chưa hề làm qua công chuyện hộ pháp, hoặc vì làm biếng, muốn nghỉ xả hơi, cho nên gặp chuyện rắc rối xảy ra thì họ không biết làm sao giải quyết cho êm đẹp. Cũng giống như người mới tới Vạn Phật Thành, gặp chuyện gì cũng không biết làm sao xử lý. Do đó có rất nhiều thiên ma, yêu quái muốn nhân cơ hội tới đây thừa dịp "nước đục thả câu" để trục lợi.

Tuy nhiên không viên mãn là sự bắt đầu của viên mãn. Những người sống ở Vạn Phật Thành tuyệt đối cần phải có đức hạnh; không có đức hạnh thì không thể nào ở đây được vì họ sẽ cảm thấy không tự do, tự tại. Kẻ có đức hạnh thì thấy thân tâm rất an lạc, rất sung sướng, tự tại. Do nơi cảm giác đó mà có thể biết được Vạn Phật Thành là đạo tràng như thế nào. Người có đức hạnh thì Phật Bồ Tát, Hộ Pháp hết sức hoan hỷ; song bọn ma quỷ lại không ưa. Chúng muốn làm cho những người đức hạnh này phải bỏ đi; do đó chúng dùng mọi thứ ma thông, yêu thuật huyễn hoặc, để làm cho họ phải loạn tâm. Thậm chí có những thứ súc sanh ngu dốt, những thứ côn trùng, cũng tới Vạn Phật Thành để thi triển bản lĩnh, tác yêu tác quái.

Trên đời, có tốt thì có xấu, cho nên chúng ta phải biết:

"Trạch thiện nhi tùng,

Bất thiện nhi cải.

Thị Ðạo tắc tiến,

Phi Ðạo tắc thối."

Dịch là:

"Lựa tốt thì theo,

Không tốt thì sửa.

Là Ðạo thì tiến tới,

Không phải là Ðạo thì thối lui."

Cần có chánh tri, chánh kiến nghĩa là cần có sự hiểu biết đúng đắn, có quan niệm đúng đắn. Thế nào là hiểu biết và quan niệm đúng đắn? Tức là không tranh, không tham, không truy cầu, không ích kỷ, không làm điều tự lợi, mà cũng chẳng dối trá!

Tới Vạn Phật Thành mà còn cái ngã to tướng, cho rằng mình hay mình giỏi, thì các vị đã lầm lẫn rồi! Ở Vạn Phật Thành, nếu là rồng thì phải cuốn mình lại, nếu là cọp thì phải nằm phục xuống; tất cả đều phải nghiêm thủ quy luật, không có ngoại lệ. Nếu các vị nhận thức được đức hạnh và thiện căn của mình thì đừng lãng phí, đừng vào núi vàng mà chẳng biết rồi tay không rời núi!

Vạn Phật Thành và những đạo tràng khác chẳng có gì khác nhau. Chỉ có một điểm không giống nhau là Vạn Phật Thành không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, và không nói dối!

Trích từ: Khai Thị 2
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
2 Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
3 Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
4 Lá Thư Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
5 Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
6 Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Tịnh Độ Vấn Đáp, Thích Nhuận Nghi Tải Về
8 Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả Tải Về
9 Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm Tải Về
10 Tịnh Độ Hoặc Vấn, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
11 Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
12 Tịnh Độ Nhập Môn, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
13 Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về

48 Đại Nguyện Của Phật A Di Đà
Pháp Sư Khương Tăng Khải

Sự lý viên dung
Thượng Tọa Thích Tâm Hải

Mười Hiệu Như Lai
Cư Sĩ Phương Luân

Tịnh Độ Quyết Nghi Luận
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang

Trong mười phương cõi Đồng Cư Tịnh Độ rất nhiều
Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần