Quy củ của đạo tràng là nếu có công việc thì mọi người cùng làm chung với nhau. Ăn thì cùng nhau ăn, làm công quả thì cùng nhau làm. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ, ví dụ như những người thật sự biết dụng công ngồi Thiền, tịnh tọa hằng ngày, thì họ có thể bớt làm các công việc khác. Tại sao? Bởi vì họ dụng công như thế tức là tu hành rồi! Và niệm Phật hay lạy Phật thì cũng đều là dụng công tu hành cả. Nếu quả có tình trạng đặc thù như thế, thì đó là trường hợp cá biệt, chúng ta khỏi phải đề cập tới. Nếu không thuộc trường hợp đặc biệt, thì tuyệt đối không được lười biếng, không được trốn việc cho khỏe thân, mà phải đồng loạt tuân theo quy củ, nề nếp của đạo tràng.

Các bạn không phải là lúc nào cũng ngồi Thiền, cũng chẳng phải là luôn luôn lạy Phật, thế mà khi hành lễ Công Phu Khuya và Công Phu Tối thì lại không có thì giờ tham gia (nhưng lại có thì giờ để nói chuyện thị phi), hoặc là đã đến giờ hành lễ Công Phu Khuya và Công Phu Tối rồi mà cứ lần khân chần chờ, các bạn trễ, tôi trễ, và người khác cũng trễ nữa, thế thì các khóa Công Phu Khuya và Công Phu Tối để cho ai làm chứ? Người tu hành mà không làm lễ Công Phu Khuya và Công Phu Tối thì làm gì?

Trong đạo tràng, các thời khóa Công Phu Khuya và Công Phu Tối là việc chung của Thường Trụ, là công việc mà không một ai được trốn tránh. Không làm lễ Công Phu Khuya và Công Phu Tối tức là coi thường đạo tràng, mà coi thường đạo tràng tức là coi thường Phật, và coi thường Phật thì cũng như coi thường đại chúng. Nếu coi thường đại chúng, thì không thể "cộng trụ, " không thể cùng sống chung; và như thế tức là không thể cùng tu hành với mọi người được nữa!

Ngoại trừ thời gian hành trì Công Phu Khuya và Công Phu Tối, thời giờ còn lại là tùy ý mỗi người muốn làm gì thì làm. Ai muốn phiên dịch kinh điển thì phiên dịch kinh điển, ai muốn đọc sách Phật thì đọc sách Phật, ai muốn nói chuyện thị phi thì đi nói chuyện thị phi, ai muốn nghe chuyện thị phi thì cứ việc nghe chuyện thị phi, chẳng có ai can thiệp hoặc ngăn cấm các vị cả. Tuy nhiên, đến giờ hành lễ Công Phu Khuya và Công Phu Tối thì các bạn nhất định phải tham gia, bởi vì Công Phu Khuya và Công Phu Tối là pháp môn tất yếu, là thời khóa bắt buộc phải theo của đạo tràng.

Người tu Ðạo cần phải bảo vệ, gìn giữ và tôn trọng đạo tràng, và phải tuân theo mọi quy củ của đạo tràng. Hễ nghe tiếng chuông trống gióng lên báo hiệu sắp đến giờ hành lễ thì mọi người phải lập tức bỏ hết công việc đang làm dở để chuẩn bị lên Chánh Ðiện, không được chậm trễ. Ai nấy cần phải có tinh thần "tranh tiên khủng hậu" luôn luôn cố gắng tới trước, không được bỏ lại đằng sau. Nếu các bạn cho rằng các thời khóa Công Phu Khuya và Công Phu Tối không quan trọng, chỉ miễn cưỡng tham gia, thì quả thật là các bạn ở trong đạo tràng để chờ ngày xuống địa ngục! Có câu:

Ðịa ngục môn tiền Tăng Ðạo đa.

(Trước cửa địa ngục các thầy, ông Ðạo rất nhiều.)

Bất luận là người xuất gia hay là kẻ tại gia, một khi đã sống trong đạo tràng tất phải biết tùy hỷ công đức, nghiêm chỉnh làm Phật sự; chứ không thể a dua hoặc hùa theo kẻ khác, bởi như vậy thì thật không có triển vọng!

Trích từ: Khai Thị 3
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Đọc Tiếp Tải Về
3 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
4 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
5 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
6 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
8 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
9 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
10 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
11 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về

Niệm Phật Liễu Sanh Tử
Pháp Sư Thích Tự Liễu

Sanh Tử Đại Sự
Pháp Sư Thích Tự Liễu

Niệm Phật Đoạn Sanh Tử
Hòa Thượng Thích Phước Nhơn

Liễu Sanh Tử
Hòa Thượng Thích Tịnh Không