Xưa Chân Hiết hòa thượng nói: “Phật Phật trao tay, tổ tổ truyền thừa, chỉ có mỗi một sự, không còn sự nào khác. Ông cụ Thích Ca trụ thế bảy mươi chín năm thuyết pháp hơn ba trăm hội, riêng đối với giáo pháp Tịnh Độ khen nói bao lượt vẫn chưa thôi, há chẳng phải là đường tắt để siêu phàm nhập thánh đó ư?”

Nhưng pháp môn này thật dễ mà cũng thật khó. Phàm chấp trì danh hiệu, tu các phước thiện, chí tâm hồi hướng liền được vãng sanh. Nếu được vãng sanh bèn cắt ngang năm đường, nhanh chóng siêu thoát ba cõi, đạt thẳng vào Bất Thoái không phải trải qua nhiều a-tăng-kỳ kiếp, chẳng phải là giản dị ư? Nếu như sự nghiệp Sa Bà vẫn còn vương vấn, một nóng mười lạnh, tâm chẳng chuyên dốc, lúc gặp ngũ dục bèn như keo như sơn, khi gặp phải nghịch cảnh liền kết oán nuôi hận, mà muốn lúc mạng chung đức Phật đến tiếp dẫn, ắt chẳng thể được cứu, há chẳng phải là chuyện khó ư?

Xét theo đó, pháp môn Tịnh Độ là thuốc, nhưng tham ái Sa Bà là chất kỵ thuốc ấy. Chúng sanh nghiệp bệnh tuân lời uống thuốc của đấng Y Vương, vừa uống thuốc ấy xong liền ăn no ứ chất kỵ thuốc, có nên hay chăng? Lúc mạng sắp hết, tâm đặt nặng vào đâu sẽ đọa về đó, tịnh nhân yếu nhỏ, khó thoát khổ luân, bèn đổ ngược Y Vương khiến người lầm lạc, Phật pháp chẳng linh! Xót thay! Bọn họ điên đảo đến cùng cực vậy!

Sao chẳng nghĩ đến pháp xã nơi núi Khuông Lư, mười tám vị cao hiền, một trăm hai mươi ba người lưu hiện điềm lành chép đầy trong sách vở. Cổ kim nhật nguyệt, cổ kim sơn hà (2), họ đã là trượng phu, sao ta chẳng được như họ? Phải biết rằng ta chẳng được như họ chỉ vì còn chưa buông xuống được những điều mình đặt nặng đó thôi!

Phàm những bạn tăng, tục, già, trẻ đồng tu với tôi ai nấy nên đau đáu nghĩ Sa Bà hiểm ác, sớm cầu thoát khỏi sáu nẻo gập ghềnh, tiêu dao chín phẩm, lợi hại như trời với vực! Phải mạnh mẽ thức tỉnh, sanh lòng ưa - chán, bỏ uế cầu tịnh, tin rằng chuyện “lấy - bỏ” này cùng với chuyện “chẳng lấy -bỏ” vốn chẳng khác đường, đừng chuộng hư danh, chớ chấp Không Kiến, chớ bị lầm lạc bởi những kẻ tham thiền có địa vị cao nhưng chỉ đắc tam muội nơi cửa miệng, chớ mong đạt hiệu quả nhanh chóng trong sớm tối, chớ vọng cầu ngoài tâm có Phật đến tiếp nghênh khiến cho ma sự phát khởi!

Chẳng luận là lúc ở nhà hay lúc đến tham dự liên xã, luôn lấy niệm Phật làm chánh hạnh, gắng tu các việc thiện làm trợ hạnh; lại phải quyết ý trừ khử tập khí tham - sân, khiến cho những chỗ nặng nề trở thành nhẹ nhàng, chỗ sống dần biến thành chín. Tịnh niệm tiếp nối, hạnh nguyện hỗ trợ, sẽ tự nhiên ngàn phần ổn thỏa, trăm phần thích đáng.

Trong các hạnh, phóng sanh là việc tốt lành nhất, hãy nên nghĩ kỹ: Chúng nó tuy đồng tánh với mình, dẫu thuộc trong dị loại vẫn mong được cứu vớt, huống hồ những kẻ đồng loại với mình vì chướng sâu nghiệp nặng, chẳng bao lâu nữa sẽ phải đọa trong ác đạo, có kẻ hiện đang phải chịu khổ trong địa ngục. Nỗi khổ dữ dội trong địa ngục sánh với cái khổ vì lửa đốt, dao xẻ trong thế gian còn hơn mười, trăm, ngàn, ức lần, nỡ nào bỏ mặc, chẳng nghĩ cách cứu vớt?

Nhưng cách để cứu vớt họ cũng chỉ là hiện tại nhất tâm niệm Phật để mau sanh về An Dưỡng. Sau đấy, nương vào bổn nguyện, vận đại thần lực, khởi lòng Vô Duyên Từ, mở rộng lòng Bi đồng thể, phân chia thân hình trong các cõi nước mười phương, trong các nẻo ác mà tầm thanh cứu khổ như Quán Thế Âm Bồ Tát, thề khiến địa ngục trống rỗng như Địa Tạng Vương Bồ Tát, dẹp tan hết thảy khổ nhân, khổ quả của hết thảy chúng sanh, ban sự vui thế gian và xuất thế gian cho hết thảy chúng sanh, nhiếp thủ hết thảy chúng sanh khiến cùng được thân cận từ phụ Di Đà, đạt đến chỗ rốt ráo an ổn.

Chí nguyện như thế mới là bậc đại trượng phu. Nếu chẳng có được chí nguyện như thế thì chỉ là cứ đến kỳ bèn họp nhau lại tu hành qua quít, dù niệm Phật phóng sanh cũng chỉ là một cái hội tầm thường, há chẳng phải là vô phước ư? Đấy chẳng phải là điều lão nạp mong mỏi, xin các thượng thiện hữu rủ lòng xét đoán cho!

________________________

(2) Tông tượng: các vị đại sư có khả năng giáo hóa rộng lớn trong các tông, đào tạo được các đồ đệ tài giỏi nên được ví như thợ khéo (tượng) có khả năng chế ra những vật dụng tinh xảo.
Trích từ: Tịnh Độ Cảnh Ngữ
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Lá Thư Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
2 Tịnh Độ Nhập Môn, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
3 Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả Tải Về
4 Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm Tải Về
5 Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
6 Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
7 Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
8 Tịnh Độ Hoặc Vấn, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
9 Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
10 An Sĩ Toàn Thư - Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
11 Tịnh Độ Vấn Đáp, Thích Nhuận Nghi Tải Về
12 Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
13 Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về

Khuyên Phát Tâm Bồ Đề
Đại Sư Thật Hiền

Văn Khuyên Niệm Phật
Đại Sư Vi Lâm Đạo Bái

Khuyên Phát Tâm Niệm Phật
Cư Sĩ Bành Tế Thanh

Văn Khuyên Niệm Phật Phóng Sanh
Đại Sư Vi Lâm Đạo Bái

Khuyên Phát Lòng Tin Chân Thật
Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu