Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Tu-Hanh-Chu-Vi-Nhat-Dinh-Phai-Hieu-Ban-Than-Chung-Ta-Co-Loai-Phien-Nao-Nao-Nang-Nhat

Tu Hành Chư Vị Nhất Định Phải Hiểu Bản Thân Chúng Ta Có Loại Phiền Não Nào Nặng Nhất
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Dịch Giả :Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

Tu hành, chư vị nhất định phải hiểu, bản thân chúng ta có loại phiền não nào nặng nhất, loại tập khí nào nặng nhất, trước hết phải dốc sức từ chỗ đó. Giống như chữa bệnh, trên thân quý vị có rất nhiều thứ bệnh, không phải chỉ là một loại! Bệnh nào nguy hiểm đến tánh mạng, bệnh nào gây mất mạng thì phải trị lành căn bệnh ấy trước, sau đó mới trị các bệnh khác, mới trị các bệnh nhẹ hơn, trước hết, hãy đối phó chứng bệnh nặng nhất, đó mới là biện pháp đúng đắn. Nếu quý vị điên đảo đầu đuôi, trị bệnh nhẹ trước, đối với bệnh nặng vẫn chẳng nghĩ là khẩn yếu, bệnh nhẹ còn chưa trị lành, bệnh nặng bộc phát liền ô hô ai tai, chẳng có cách nào trị được, chỉ có một con đường chết! Nhất định phải là trước hết tìm được căn bệnh nặng nhất của chính mình, dốc sức sửa đổi nơi đó, trừ bỏ ở chỗ đó trước!

 Vì thế, bố thí hết phiền não, bố thí sạch sanh tử. Phiền não đã bị bố thí hết, chẳng còn phiền não. Sanh tử đã bố thí sạch, bèn bất sanh, bất diệt. Có thể thấy là đối với hai điều này, quý vị đều chẳng thể bố thí, nên hằng ngày sanh phiền não, còn có sanh tử luân hồi! Vì sao không thể buông sanh tử luân hồi xuống? Có thể buông những thứ ấy xuống, sẽ được gọi là đại trượng phu trong Phật môn, lỗi lạc thay! Những thứ ấy đều buông xuống, huống gì vật ngoài thân? Vật ngoài thân đều là lông gà, vỏ tỏi, có gì là chẳng thể bỏ? Trong Niệm Phật Đường, vị chủ trì Phật Thất thường nói: “Buông thân tâm Thế Giới xuống”. Đó là thật sự bố thí, phải buông xuống, trong tâm quý vị mới được thanh lương tự tại. Nói cách khác, trong tâm quý vị có ưu lự, có vướng mắc, những thứ ấy đều là bệnh, đều là gốc bệnh của sự luân hồi trong sáu đường. Quý vị phải buông sạch những thứ vướng mắc xuống, bỏ càng nhiều càng hay! Lục Tổ nói trong cái tâm thanh tịnh của quý vị “Vốn chẳng có một vật”, đó mới là chân tâm và bổn tánh của quý vị. Nếu quý vị chẳng thể bỏ sạch sành sanh, chân tâm bổn tánh sẽ chẳng thấu lộ, Thiền Tông nói “Minh tâm kiến tánh”, chắc chắn quý vị chẳng minh tâm, mà cũng chẳng kiến tánh, vì sao? Quý vị không chịu buông xuống, chẳng bỏ những thứ đó.

Có thể thấy trong Pháp môn của Bồ Tát, Pháp môn này được gọi là pháp căn bản, Bồ Tát tu gì? Từ đầu tới cuối, từ Sơ Phát Tâm mãi cho đến khi thành Phật là tu bố thí, cũng là tu buông xuống. Quý vị nói Phật pháp rắc rối, nhưng Phật pháp chẳng rắc rối mà rất đơn giản! Thuở ấy, tôi gặp Chương Gia Đại Sư, thỉnh giáo lão nhân gia, Ngài khai thị sáu chữ: “Khán đắc phá, phóng đắc hạ” thấy thấu suốt, buông xuống được. Buông xuống là bố thí, thấy thấu suốt là Bát Nhã, là trí huệ. Trí huệ khai từ chỗ nào? Phải buông xuống, trí huệ mới khai. Trí huệ đã khai, quý vị thật sự chịu buông xuống. Bởi lẽ, hai phương pháp ấy giúp đỡ, thành tựu lẫn nhau. Càng bằng lòng buông xuống, trí huệ càng tăng trưởng. Trí huệ càng tăng trưởng, buông xuống càng triệt để.

Bồ Tát khác chúng ta, Bồ Tát biết đạo lý này, nghiêm túc thực hiện. Phàm phu chúng ta chẳng hiểu đạo lý này, mà cũng chẳng chịu làm! Người sơ học nói nghiệp chướng nặng nề, nặng ở chỗ nào? Đã biết đạo lý này mà vẫn chẳng chịu làm, đúng là nghiệp chướng nặng nề! Hiểu đạo lý, học thuyết hiện đại gọi là “Tri dị hành nan” (biết dễ làm khó), thật ra, đạo lý thật sự là “Tri nan hành dị”, biết khó, làm chẳng khó! Biết nguyên lý, nguyên tắc, chân tướng sự thật này, rất khó! Nếu Đức Phật chẳng xuất thế, làm sao chúng ta biết cho được? Người biết điều này, ngay lập tức buông xuống, đó là “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”(buông dao đồ tể xuống, lập tức thành Phật), “Dao đồ tể” là tỷ dụ, “Dao đồ tể” là tạo nghiệp, “Buông dao đồ tể xuống” là quý vị buông hết thảy những thứ tạo nghiệp xuống, bèn thành Phật, mang ý nghĩa ấy. Đó là từ bi và Ba La Mật, Ba La Mật là phương tiện.

Trích từ: A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bổn
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Kinh A Di Đà Lược Giải, Ban Phiên Dịch Vạn Phật Thánh Thành Tải Về
2 A Di Đà Kinh Yếu Giải, Hòa Thượng Thích Tuệ Nhuận Đọc Tiếp
3 Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
4 Phật Thuyết A Di Đà Kinh Hợp Giải, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
5 A Di Đà Phật Thánh Điển, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
6 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Quyển 1, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Lăng Nghiêm Kinh Thế Chí Niệm Phật Viên Thông chương sớ sao, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
8 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Quyển 9, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
9 A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
10 Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
11 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Quyển 2, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
12 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Quyển 3, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
13 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Quyển 4, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
14 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Quyển 5, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
15 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Quyển 6, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về