Home > Linh Cảm Ứng
Trong mộng niệm Phật gặp dữ hóa lành
Cư Sĩ Lâm Khán Trị | Sa Môn Thích Hoằng Chí, Việt Dịch


Lại qua đi một năm, chồng của A Kiều là ông Trần, có một đêm trong mộng nhìn thấy một cảnh giới: có một ông già để râu trắng dài dẫn ông ta đi đường, đi được rất lâu, rất xa đến một địa phương lạ ở trong một cánh đồng hoang, bốn bề không có một người, chỉ có một cái hòm gỗ dài. Ông già kia nói: “Ông Trần, ông phải ngã ở đó”. Ông Trần nghĩ ngã vào trong cái hòm đó tức là tiêu đời rồi! Trong lòng không khỏi cảm thấy sợ hãi nổi lên, liền chắp tay lại to tiếng niệm liên tiếp “Nam mô A Di Đà Phật!”. Niệm chưa được vài chục tiếng, bỗng nhiên có một người con gái ở trong làng khoảng mười bảy, mười tám tuổi đi đến, dùng tay chỉ tôi nói (tôi: ông Trần) “Ông mau đi về đi thôi”. Vừa tỉnh dậy, thì ra là một giấc mộng Nam Kha, sáng sớm thức dậy liền nói với vợ ông ta A Kiều, giấc mộng dữ tối qua, may mà ở trong mộng biết niệm Phật, nếu không thì không biết sẽ ra sao! A Kiều tức khắc đến trước bàn Phật thắp hương đốt đèn cầu nguyện Phật, Bồ Tát từ bi gia bị khiến cho việc lớn hóa thành việc nhỏ, việc nhỏ hóa thành không.

Ông Trần lúc đó đang bao thầu xây dựng một tòa lầu ba tầng, công trình đã sắp hoàn thành rồi. Sáng sớm hôm đó sau khi ăn cơm xong, do vì ảnh hưởng nỗi sợ hãi giấc mộng dữ đêm qua, trong lòng rầu rĩ không vui, liền đến hiện trường công sự. Vừa nghĩ muốn lên tầng lầu ba để xem xét, bỗng nhiên có một công nhân đi đến nói với ông Trần: “Ông không cần phải lên, để tôi đi xem được rồi”. Vị công nhân này liền bước lên cái giá cây của cầu thang đi, ông Trần vẫn đứng ngay chỗ cũ, tay thò vào trong túi lấy ra một điếu thuốc thơm, lúc đang đánh lửa, bỗng nhiên nghe “rầm” một tiếng, vừa nhìn thì ra là vị công nhân vừa mới thay mình đi lên tầng lầu ba, mới hơi không đề phòng chân đạp lệch, từ trên lầu té xuống ngã trên đất. Lúc đó điếu thuốc thơm của ông Trần còn chưa hút, giựt mình hết hồn, lập tức bước đến đỡ dậy thì đã bất tỉnh nhân sự rồi. Ông Trần ôm anh ta ra mướn một chiếc taxi đưa đi bệnh viện cấp cứu, nhưng vì bị thương nặng chấn thương sọ não đã dứt thở trong xe, đến bệnh viện đã về trời rồi! Ông Trần lo đám tang cho anh ta rất là long trọng xong rồi lại cấp mấy vạn đồng cho trong gia quyến mới kết thúc viên mãn.

Ông Trần trải qua lần tai họa này có thể nói là “phá tài quá vận” (hao tài mà qua được vận hạn) nhưng từ ngày hôm bị một phen hoảng vía quá sức đó trở đi dường như ba hồn bảy vía không còn ở trong thân nữa, tinh thần không thoải mái, chẳng thiết gì đến ăn uống. Vợ ông ta A Kiều rất là lo lắng, liền đi hỏi thăm ý kiến sư tỷ Kim Chi, đem những việc trên kể cho sư tỷ nghe. Sư tỷ Kim Chi liền bảo cô ta dùng một ly nước sôi, ở trước Phật sau khi thành khẩn tụng bảy biến chú đại bi rồi cho ông ta uống, nếu hiệu nghiệm thì là rất may mắn, nếu không hiệu nghiệm thì phải mau đưa đi bệnh viện khám. A Kiều y theo cách của sư tỷ Kim Chi, rất là cung kính nhất tâm tụng bảy biến chú đại bi xong, cho chồng cô ta uống. Thật là linh nghiệm dị thường, nước vào thì bệnh dứt, tinh thần của chồng cô ta dần dần hồi phục như cũ, không cần thuốc mà khỏi bệnh.

Chuyện kể đến đây, chắc có người sanh nghi vấn: “Phật, Bồ Tát là bực đại từ đại bi, tại sao chỉ cứu có một người, cái chết của anh công nhân đáng thương kia lại không ra tay cứu?”. Mọi người chúng ta nên biết: tâm có thể tạo nghiệp, tâm cũng có thể chuyển nghiệp. Ông Trần nhờ sự huân tập niệm Phật của vợ, mà trong tàng thức đã gieo được hạt giống kim cang A Di Đà Phật, cho nên những cái tốt xấu chưa đến mà đã có điềm trước. Trong giấc mộng đêm đó, một ông già dẫn ông ta đi đến cảnh giới khác bảo ông ta chun vào trong cái hòm, may mà hạt giống Phật A Di Đà trong tàng thức của ông ta phát khởi hiện hành, bỗng nhiên khiến ông ta chắp tay lại niệm Phật, đây là gặp dữ hóa lành, tiêu tai giải nạn, việc lớn hóa thành việc nhỏ, việc nhỏ hóa không.

Đến như anh công nhân kia, không phải là Phật, Bồ Tát không cứu anh ta; do vì phàm phu đều là nhận giả làm chân, lấy khổ làm vui, cứ hưởng thụ những cái trước mắt, suốt ngày mê hoặc điên đảo, chẳng kể gì việc tốt xấu đến, Phật, Bồ Tát có chỉ điểm như thế nào thì cũng vẫn cứ mơ mơ hồ hồ, như thế làm sao có thể chắp tay xưng niệm Thánh hiệu của Phật, Bồ Tát được? Không biết niệm Phật thì không có thể chuyển nghiệp, lúc sắp đến thành của vua Diêm la báo hiện diện thì phải đi thôi. Tục ngữ có câu “Diêm vương chỉ định canh ba chết thì không cho lưu đến canh năm!”. Như thế có thể suy ra cái chết của người công nhân kia cũng không ngoại lệ, đây là định nghiệp không thể chuyển!

Có lẽ vẫn còn có người sanh nghi vấn: Tại sao ông Trần mấy năm trước lúc bao thầu công sự xây dựng nhờ Phật, Bồ Tát cảm ứng đã không bị lỗ vốn lại vẫn được bình an; lần này lại tổn thất quá nhiều và bị một phen nguy hiểm sợ hãi, Phật, Bồ Tát sao không gia bị? Nên biết phàm người tu hành lúc mới phát tâm phần nhiều rất thành khẩn, nhưng qua một thời gian, hoàn cảnh thay đổi đều là tùy theo nhân quả thuận cảnh, nghịch cảnh của mỗi người tự làm thì tự chịu. Lúc đó vợ chồng của A Kiều, cả đứa con, cả nhà là sơ phát tâm, dùng lòng chí thành, ngày đêm do vì thành kính khẩn thiết xưng niệm. Về sau, lần này như thế là do vì đời người tai nạn, nghịch cảnh phiền não nhiều, những tai nạn, nghịch cảnh phiền não này luôn hiện ra trước mắt, giống như cái tai họa đột nhiên này, ông Trần mặc dù có bị kinh sợ, hao của, vẫn là từ trọng báo chuyển thành khinh báo, cũng là cái may lớn trong cái xui xẻo, trong sâu xa vẫn có Phật, Bồ Tát ngầm phò hộ. 



Kinh Sách Liên Quan

 
1.    48 Pháp Niệm Phật, Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am | Sa Môn Thích Tịnh Lạc, Việt Dịch
2.    Cảm Ứng Thiên Vựng Biên, Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
3.    Hương Thơm Niệm Phật, Thượng Tọa Thích Phổ Huân
4.    Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Pháp Sư Viên Anh | Thích Nguyên Anh, Việt Dịch
5.    Những Truyện Cảm Ửng Về Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, Lão Cư Sĩ Định Huệ | Diệu Tuyền, Việt Dịch
6.    Những Truyện Tích Triết Lý, Hòa Thượng Thích Hồng Tại (Đoàn Trung Còn), Việt Dịch
7.    Niệm Phật Căn Bản Cho Người Tại Gia, Thiện Phúc
8.    Niệm Phật Cảnh, Sa Môn Đạo Cảnh và Thiện Đạo Đại Sư | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
9.    Niệm Phật Chỉ Nam, Mao Dịch Viên | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
10.    Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư, Pháp Sư Đạo Chứng | Thích Minh Quang, Việt Dịch
11.    Niệm Phật Dẫn Đi Khỏi Luân Hồi, Lý Lâm Qúy | Mạt Nhân Đạo Quang, Việt Dịch
12.    Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
13.    Niệm Phật Kiếm, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Cư Sĩ Nguyễn Xuân Chiến, Việt Dịch
14.    Niệm Phật Kính, Đại Sư Thiện Đạo Đời Đường | Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn, Việt Dịch
15.    Niệm Phật Luận, Pháp Sư Đàm Hư | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
16.    Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Pháp Sư Huệ Tịnh | Hòa Thượng Thích Giác Qủa, Việt Dịch
17.    Niệm Phật Pháp Yếu, Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
18.    Niệm Phật Sám Pháp, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
19.    Niệm Phật Sinh Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Thượng Tọa Thích Chân Tính, Việt Dịch
20.    Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Đại Sư Phi Tích | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch