Home > Khai Thị Phật Học > Nhin-Thau-La-Hieu-Ro-Chan-Tuong-Su-That
Nhìn Thấu Là Hiểu Rõ Chân Tướng Sự Thật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch


“Nhìn thấu” là hiểu rõ chân tướng sự thật, “Buông xả” là buông xả tất cả chướng ngại, tất cả ô nhiễm, quay về tự tánh là chứng được đại viên mãn. Đại viên mãn là gì? Thế Giới Cực Lạc, chúng ta vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc. Thế Giới Cực Lạc là A Di Đà Phật biến hiện ra, đồng thời cũng là chính tự tánh chúng ta biến hiện ra. Việc này phải nên biết nếu trong tự tánh chúng ta không có Thế Giới Cực Lạc, thì A Di Đà Phật không thể kiến lập, chúng ta cũng không thể vãng sanh. Trong tự tánh chúng ta có, không phải từ bên ngoài đến, tự tánh của chúng ta với A Di Đà Phật là một tánh, cho nên Ngài có thể kiến tạo, ta có thể đến bên đó hưởng thụ. Vì sao vậy? Vì một thể, không phải hai sự việc, là một sư việc. Việc này không thể không tin tưởng, phải toàn tâm toàn lực rộng kết thắng duyên. “Thắng” là thù thắng, người thông thường chúng ta gọi là “Thiện duyên”. Nhưng “Thắng” là trí tuệ đã kết, còn gọi là “Thiện duyên” thì trong “Thiện-ác” vẫn còn có cảm tình, cũng chính là còn mang theo ô nhiễm, không mang theo bất cứ ô nhiễm nào, đây là thù thắng.

Cho nên chúng ta biết mục đích của Phật nói Pháp là để người lìa khổ được vui. Phương pháp của Phật dùng là phá mê khai ngộ, hoàn toàn thực tiễn ở giáo học. Giáo học nhất định phải tiếp nhận dạy người học có thể “Tín, Thọ, Phụng, Hành” thì họ liền đạt được lợi ích. Còn như họ không thể tin tưởng, không thể tiếp nhận, không thể thực tiễn, thì đó chỉ là trong A lại da gieo xuống hạt giống, ngay đời này không có được thọ dụng. Nếu như bạn tín thọ phụng hành, thì ngay đời này quyết định được lợi ích, bất kể nam nữ già trẻ.
 
Trích từ: Tịnh Độ Đại Khoa Chú 2014 Tập 001

Từ Ngữ Phật Học Trong: Nhìn Thấu Là Hiểu Rõ Chân Tướng Sự Thật

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
2.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
3.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
4.    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 600 Tập Giảng Thứ 11, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
5.    Tịnh Độ Hoặc Vấn, Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
6.    Tịnh Độ Nhập Môn, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
7.    Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch
8.    Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Sa Môn U Khê Truyền Đăng, ở núi Thiên Thai | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
9.    Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm
10.    Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Đại Sư Đời Tùy, Thiên Thai Trí Giả | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
11.    Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
12.    Tịnh Độ Vấn Đáp, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Thích Nhuận Nghi, Việt Dịch
13.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Đại Sư Liên Trì | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch