1.  Xa lìa chỗ huyên náo.

Kế đến, Phật dạy chúng ta nên rời xa những nơi náo nhiệt; nếu bạn thích chỗ náo nhiệt, bạn thử nghĩ xem cái tâm đó làm sao an định được?  Phàm những gì Phật cấm không cho chúng ta làm, bạn suy nghĩ xem các thứ đó đều gây chướng ngại cho định và huệ.  Cho nên Phật khuyên những người tu hành chúng ta nên an tịnh lại, hoàn cảnh càng thanh tịnh càng tốt, thật giống như câu nói ‘Nhiều một việc không bằng ít một việc, ít một việc không bằng không có việc [gì xảy ra]’.  Không có việc gì thì tương ứng với đạo.  Ðạo là định và huệ.

2.  Thiểu dục tri túc (Ham muốn ít và biết đủ).

Trong đời sống sinh hoạt thường ngày Phật dạy chúng ta phải tri túc, tri túc thì thường lạc; bỏ đi ý niệm ham muốn dục vọng này vì nó là căn bản của lục đạo luân hồi; nếu những ý niệm này không đoạn dứt mà còn tăng trưởng thì rất khó thoát ly sáu nẻo luân hồi; nên thân chúng ta phải thanh tịnh, tâm phải thanh tịnh, hoàn cảnh xung quanh cũng phải thanh tịnh, đó mới là trợ duyên tốt.

Dùng phương pháp gì để đoạn dứt vọng tưởng?  Ðiều này rất quan trọng, vọng tưởng là gốc rễ của lục đạo luân hồi, là gốc rễ của ba đường ác.  Tịnh Tông dạy cho chúng ta phương pháp niệm Phật.  Chúng ta không có biện pháp không suy nghĩ, tự nhiên đầu óc phải suy nghĩ, muốn không suy nghĩ cũng không được.  Phật biết được đây là tập khí (thói quen) từ vô lượng kiếp đến nay, nếu vậy thì nên nghĩ những gì?  Nên nghĩ về Phật và nghĩ đến kinh.  Ðọc kinh thật thuộc, thường nên suy nghĩ về những đạo lý trong kinh, phải suy nghĩ những thứ này mới tốt.  Hoặc là suy nghĩ về y báo và chánh báo trang nghiêm của Tây phương Cực Lạc thế giới miêu tả trong kinh, nghĩ như vậy cũng tốt.

Kinh điển Ðại thừa thường nói: ‘Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh ra’.  Thường nghĩ về Tây phương Cực Lạc thế giới, cảnh giới này sẽ biến thành Tây phương Cực Lạc thế giới; thường nghĩ về A Di Ðà Phật, chánh báo thân hình sẽ biến thành A Di Ðà Phật, điều này rất hợp lý; không nên nghĩ sai, nghĩ tưởng sai sẽ hỏng mất.  Thấy sai, nghĩ tưởng sai, quả báo sẽ không thể tưởng tượng được.
 
3. Viễn ly lợi dưỡng (Xa lìa danh lợi hưởng thụ).

Phật nói thời mạt pháp của chúng ta hiện nay có một số Bồ Tát không có trí huệ.  Những Bồ Tát này bao gồm xuất gia lẫn tại gia.  Chúng ta hiện nay thường thọ Bồ Tát giới, đều mang danh là Bồ Tát hết; chúng ta xây dựng một đạo tràng, trong đạo tràng rất là náo nhiệt, ngày nào cũng làm Phật sự, đây thường được gọi là ‘hoằng pháp lợi sanh’.

Chúng ta ở Ðài Loan thường nghe đến danh từ ‘Mở tiệm Phật’.  Khi xây dựng một đạo tràng đem nó kinh doanh như một tiệm buôn, đó gọi là ‘mở tiệm Phật’.  Những người này được gọi là  ‘Bồ Tát ngu si’, Bồ Tát không có trí huệ.  Họ đi làm sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh có mục đích gì?  Mục đích là để kiếm lời, kiếm tiền.  Khi tín chúng cúng dường tiền bạc càng ngày càng nhiều thì họ sanh tâm vui mừng.  Nếu không có tiền thì họ không vui, dùng tâm trạng này mà làm việc, thậm chí còn đi thuyết pháp, tất cả đều là lỗi lầm, tất cả đều là đang tạo nghiệp tội.

Huống chi còn dùng các thứ thủ đoạn để kéo tất cả thân hữu tín đồ về với mình.  Không những vậy mà còn muốn những vị xuất gia và tại gia phải cung kính, cúng dường cho mình, phải tuyệt đối tin tưởng mình.  Phật nói những Bồ Tát ngu si này vì tài lợi để thuyết pháp, nếu không có lợi nhuận thì họ sẽ sanh tâm nhàm chán mệt mỏi.  Những chỗ nào không lợi nhuận (cúng dường ít) thì không vừa lòng hợp ý, họ sẽ thấy rằng những chỗ này không có thú vị và sẽ không đến những chỗ này lần thứ hai nữa.

Họ chuyên tìm cầu cúng dường, tìm cầu sự hầu hạ và sự cung kính của người khác, làm ra những chuyện quái gở; người xưa có nói ‘Hòa thượng bất tác quái, cư sĩ bất lai bái!’ (‘Ông sư không làm chuyện quái lạ thì cư sĩ không lại cúng kiếng!’).  Rõ ràng là không vì lợi ích của tất cả chúng sanh, không vì giúp đỡ tất cả chúng sanh liễu sanh tử xuất tam giới, không thể giúp đỡ chúng sanh cải thiện hoàn cảnh sinh hoạt, đây đều là những người mà Phật gọi là Bồ Tát ngu si, không có trí huệ, tạo ra nghiệp tội, quả báo đều ở trong tam đồ (ba đường ác).

4. Dùng tâm không hy vọng (mong cầu) để thuyết pháp

Cho nên đức Phật trong kinh nói với chúng ta rõ ràng, phàm là có tâm mong cầu cho dù là vì chúng sanh mà thuyết pháp thì pháp đó cũng không thanh tịnh, pháp đó nói thật ra là ‘bất như pháp’ (pháp không đúng).  ‘Bất như pháp’ nghĩa là kinh điển thì không sai mà họ nói pháp lại sai, những gì họ nói ra đều không phải ý của Phật.  Họ không ‘nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa’ mà là ‘giải sai Như Lai chân thật nghĩa’, tội nghiệp này rất nặng!

5.  Không dùng tâm tham ô để thuyết pháp

Phật tuyệt đối không nói tâm tham ô có thể giúp đỡ chúng sanh?  Mình còn độ không nổi cho chính mình thì làm sao độ được người khác?  Chữ tham mà Phật nói ở đây là chỉ tham, sân, và si.  Chữ ô là nhiễm ô, ngày nay chúng ta nói là tâm lý ô nhiễm, tinh thần, tư tưởng, và kiến giải ô nhiễm.  Tự mình có sự ô nhiễm trầm trọng như vậy làm sao có thể giúp đỡ người khác?

6.  Không lấy sự cung kính, cúng dường, và mưu cầu cho thân này an lạc làm sự lợi ích chân thật

Phật không nói (khuyến khích) sự hưởng thụ các thứ cung kính, tôn trọng, cúng dường, và hưởng thụ ngũ dục lục trần; không những kinh điển Tiểu Thừa không có, kinh điển Ðại Thừa cũng không có, huống hồ là dùng những thủ đoạn và phương pháp lường gạt để mưu cầu những sự hưởng thụ này. Chuyện này thì Phật tuyệt đối không cho phép làm, chúng ta nhất quyết không làm những chuyện này.  Không những không thể làm, cái tâm niệm tham này cũng không thể có, tại sao vậy?  Tại vì nếu có những tâm niệm như vậy nhất quyết không vãng sanh được; cho dù bạn một ngày niệm một trăm bộ kinh, niệm một triệu danh hiệu Phật, cổ đức có nói: ‘Hét bể cổ họng cũng luống công’, bạn nghĩ là bạn có thể vãng sanh sao?

7.  Dùng tụng kinh niệm Phật để đè nén vọng niệm.

Tụng kinh niệm Phật chỉ là phương pháp, mục đích của nó là để làm cho tâm thanh tịnh; dùng phương pháp này đem những vọng tưởng, phân biệt, chấp trước niệm mất hết, niệm cho tâm thanh tịnh hiện ra; tâm tịnh thì cõi tịnh, như vậy mới có thể vãng sanh.  Xin chớ đem ý tưởng nghĩ sai đi, đừng tưởng là niệm cho nhiều Phật hiệu mới được vãng sanh, vừa niệm Phật mà còn sanh tâm tham, sân, si, mà còn lập mưu kế để làm hại kẻ khác, như vậy có thể vãng sanh được sao?

 Phải nên biết rằng, dùng phương pháp này để niệm mất hết những phiền não, vọng tưởng, phân biệt, và chấp trước, để cho tâm thanh tịnh và tâm từ bi hiện ra thì mới có thể vãng sanh. 

Cho nên khi chúng ta khởi tâm động niệm, ngôn ngữ hành động phải đem so sánh với những gì Phật đã dạy trong kinh.  Tại sao Phật Bồ Tát dạy chúng ta phải làm công phu sáng và tối?  Tôi đã nói với chư vị nhiều lần về ý nghĩa của việc này, khóa sáng và tối là dùng để ‘trị bịnh’; hồi xưa khóa công phu sáng tối là mỗi cá nhân tự làm.  Lúc Phật còn tại thế và lúc Phật Pháp mới truyền đến Trung Quốc, đại chúng tập hợp tu tập chung là để nghe kinh, nghiên cứu, thảo luận cũng như vào lớp học nghe giảng; tu hành thì mỗi cá nhân tu hành riêng rẽ chứ không có hợp lại tu tập chung, chỉ khi nghe kinh, nghiên cứu, và thảo luận mới tụ hội lại.
Trong Tịnh Ðộ Tông, người đề xướng đầu tiên việc tụ hội lại để tu tập chung là Huệ Viễn đại sư.  Ngài kiến lập Niệm Phật Ðường tại Lô Sơn, có 123 người đồng chung chí hướng hợp lại để tu niệm.  Các môn phái khác thì chưa có mãi đến sau đời Ðường mới bắt đầu phổ biến.  Ðúng ra là hai vị đại sư Bách Trượng và Mã Tổ đề xướng xây dựng tòng lâm.  Xây dựng tòng lâm là chủ trương không những phải học chung mà còn phải tu tập chung nữa.  Cho nên chế độ tòng lâm là đặc sắc của Phật giáo Trung Quốc [sau đời Ðường], trong đó đại chúng tập hợp lại cùng nhau tu tập.  Cùng nhau tu tập có ích lợi gì?  Tức là nương dựa vào đại chúng, mỗi người riêng rẽ có lúc sẽ làm biếng giải đãi, khi đại chúng ở chung với nhau bắt buộc mỗi người không dụng công tu hành không được; mỗi người trong đại chúng khích lệ và đốc thúc lẫn nhau, ai cũng không dám lười biếng.  Cùng chung tu tập là có mục đích và ý nghĩa này!

Cho nên chế độ tòng lâm đối với chúng sanh thời mạt pháp rất có ích lợi; một người riêng rẽ thì dễ làm biếng giải đãi và dễ thoái chuyển; nhưng đại chúng ở chung  một chỗ để tu tập chân chánh có nhiều thuận lợi hơn nên mới lập ra công khóa (buổi tu chung) sáng và tối.  Nội dung của khóa tu sáng tối là xem chúng ta có bịnh gì phải dùng thuốc gì để chữa trị.  Những kinh để tụng trong khóa sáng tối ngày xưa không còn thích hợp cho ngày nay nữa; nói cách khác những kinh này có thể trị bịnh cho người thời xưa nhưng trị không nổi bịnh của người hiện nay.  Vậy thì phải làm sao?  Phải tìm ra bịnh hiện nay của chúng ta là bịnh gì, cần dùng thuốc gì để chữa trị.

Ngày nay chúng ta tu Tịnh Ðộ, tụng kinh A Di Ðà rất tốt nhưng quá ngắn, ý nghĩa quá sâu; có thể bạn sẽ nói kinh A Di Ðà rất dễ hiểu, không sâu lắm, bạn thử xem chú giải của Ngẫu Ích đại sư và chú giải của Liên Trì đại sư, bạn sẽ rất kinh ngạc mà biết rằng kinh A Di Ðà rất thâm sâu, còn sâu hơn kinh Vô Lượng Thọ.  Cho nên hôm nay chúng ta chọn kinh Vô Lượng Thọ để tụng trong buổi công khóa sáng và tối.  Hãy đọc kinh và nên thường nghĩ đến trong kinh Phật dạy chúng ta làm thế nào, chúng ta có làm được không?

Khóa tối là để phản tỉnh; nếu đã làm được thì phải tự khích lệ và tự nhủ ngày mai phải làm cho tốt hơn; nếu chưa làm được thì phải tìm cách để làm cho bằng được, y theo lời dạy mà tu hành, đó mới là công khóa sáng tối, công phu như vậy mới có công đức chân thật.  Không phải là buổi sáng niệm một lần cho Phật, Bồ Tát nghe, buổi tối lại niệm thêm một lần cho Phật, Bồ Tát nghe, không có tí gì liên quan đến hành vi sinh hoạt của mình, như vậy tội nghiệp sẽ nặng lắm, phải đọa địa ngục A Tỳ.

Khi gặp vua Diêm La bạn mới hỏi: ‘Mỗi ngày tôi đều tụng kinh sáng tối không sót ngày nào, tại sao ông lại bảo tôi phải đọa địa ngục A Tỳ?’  Vua Diêm La sẽ nói với bạn: ‘Mỗi buổi sáng bạn gạt Phật một lần, buổi tối lại gạt thêm lần nữa, gạt cả đời luôn, bạn không đọa địa ngục, ai đọa địa ngục?’  Phải biết nếu không hiểu rõ ý nghĩa của buổi công khóa sáng tối thì đó đều là nghiệp nhân của địa ngục A Tỳ; bạn gạt Phật Bồ Tát, Phật Bồ Tát không có trong thế gian, hình tượng bằng đất bằng gỗ bạn cũng nhẫn tâm gạt được, vậy thì tâm bạn quá tàn nhẫn!

Thời gian trôi qua thiệt nhanh, buổi giảng ngày hôm nay là buổi chót, lần sau ở đây có cử hành Phật Thất, xin mời các bạn đồng tu tham dự.  Ba ngày nay chúng ta thảo luận những vấn đề này có liên hệ rất chặt chẽ đối với sự tu học và sanh hoạt của chúng ta.
 

Trích từ: Tịnh Độ Nhập Môn
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
2 An Sĩ Toàn Thư - Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
3 Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
4 Lá Thư Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
5 Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
6 Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Tịnh Độ Vấn Đáp, Thích Nhuận Nghi Tải Về
8 Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả Tải Về
9 Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm Tải Về
10 Tịnh Độ Hoặc Vấn, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
11 Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
12 Tịnh Độ Nhập Môn, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
13 Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về

Tam Phước
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Tiêu Trừ Chướng Ngại
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Thiểu Dục và Tri Túc
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa