Home > Khai Thị Niệm Phật
Sự Lựa Chọn Pháp Tu
Thượng Tọa Thích Tâm Hải


Theo Đạo Xước Thiền sư, trên bước đường tu tập, Ngài đã chia ra hai phương pháp tu:

1. Thánh giáo môn.

2. Tịnh độ môn

Như thế nào gọi là Thánh giáo môn? Thánh giáo môn là tự mình dùng giới, định, huệ, diệt tham, sân, si. Ắt hẳn suốt cả cuộc đời này,  chúng ta tự tu một mình liệu có diệt hết tham, sân, si không,  chắc chắn là không rồi.

Thử hỏi,  trong đời mạt pháp này có ai tu mà đạt được cảnh giới Phi tưởng phi phi tưởng xứ định chưa, thật sự chưa có một ai đạt được. Nhưng cho dù đạt được đi nữa cũng không diệt hết tham, sân, si và đây,  chúng tôi xin lấy một ví dụ để chứng minh.

Như ông Uất Đầu Lam Phất tu đạt được cảnh giới cao nhất của cõi trời Vô sắc, đó là Phi tưởng phi phi tưởng xứ định nhưng cũng chưa làm chủ được phiền não. Là thế này, nhân một buổi ông ta ngồi thiền tại một gốc cây, trong lúc đang hành thiền, thì có những chú chim bay nhảy, kêu hót trên cây rộn rã, lúc này, ông ta tỏ ý sân hận với mấy chú chim, liền bỏ gốc cây đi xuống gần một dòng suối để ngồi thiền. Không ngờ ông ta tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, trong lúc ngồi thiền tại dòng suối thì những chú cá bơi lui bơi lại làm động nước phát ra tiếng ồn, lúc này, ông ta nổi sân hận hơn lúc trước, liền khởi ý ác là sau này đầu thai làm một con gì mà ăn hết các loại chim và cá, vì tham sân si này nổi lên,  sau khi chết ông ta đầu thai làm con phi ly (là con chồn biết bay).

Qua câu chuyện này chúng ta thấy rằng: cho dù tự lực tu mà đạt được cảnh giới Phi tưởng phi phi tưởng xứ định đi nữa cũng không bao giờ diệt hết tham sân si, huống hồ chúng ta là chúng sinh đời mạt pháp, phước mỏng nghiệp dày mà một mình tự lực tu thì chúng ta không bao giờ giải quyết được sinh tử. Như vậy, theo “Thánh giáo môn” thì chúng ta không kham nổi.

Vậy,  chúng ta tiếp tục phân tích, mổ xẻ phương pháp thứ hai: “Tịnh độ môn”.

Tịnh độ môn chia ra hai phương pháp:  Yếu chỉ Tịnh độ và Tha lực Tịnh độ.

Như thế nào gọi là Yếu chỉ Tịnh độ? Là tự mình sách tấn,  tu hành để tạo một cõi Tịnh độ ngay trong hiện tại, như vậy phương pháp này chỉ dùng cho bậc thượng căn mà thôi.

Như thế nào gọi là Tha lực Tịnh độ? Là mình nương nơi bản nguyện của Phật A Di Đà để được vãng sinh,  phương pháp này khế hợp với ba căn cơ,  hạ căn,  trung căn,  thượng căn. Tha lực Tịnh độ cũng giống như đi thuyền qua sông, còn Thánh giáo môn tự lội qua sông. Như vậy, người mà có thuyền chở qua sông và người tự lội qua sông, thử hỏi trong hai người cùng đi qua sông, người nào khỏe nhất? Chắc chắn là người có thuyền chở qua.

Qua sự phân tích, mổ xẻ phương pháp tu trên đây,  chúng ta chọn phương pháp tu nào là hợp nhất? Theo chúng tôi nghĩ,  chắc chắn ai cũng đều đồng ý chọn “Tha lực Tịnh độ”. Tại sao ta chọn phương pháp này? Là vì hợp với căn cơ của chúng ta, cho nên ta không dại khờ gì mà chọn “Thánh giáo môn”.

Chúng ta là một hành giả tu theo đạo Phật, trước khi chọn một việc gì thì phải đầy đủ tam huệ:  Văn huệ,  tư huệ và tu huệ.

 Văn huệ: là mình nghe rõ ràng.

 Tư huệ: là mình tư duy,  suy nghĩ chọn lựa cái nào đúng cái nào sai một cách rõ ràng.

 Tu huệ: là mình áp dụng tu hành cái mình đã chọn lựa tư duy một cách đúng đắn.

Như vậy,  tam huệ rất quan trọng, nó cũng giống như nấc thang đầu tiên, hay là chìa khóa để chúng ta bước vào ngưỡng cửa Phật pháp. Nếu như ban đầu,  chúng ta nghe một cách lập chập,  tư duy một cách hời hợt, sai lệch, thì khi chúng ta tu, dễ bị lệch lạc. Ngược lại,  chúng ta nghe một cách rõ ràng,  tư duy và áp dụng đúng đắn, thì khi tu ta cảm thấy an lạc vô cùng,  vì vậy,  chúng ta phải hết sức cẩn trọng ở chỗ này.

Đức Phật Thích Ca trọn đời giáo hóa,  điều phục chúng sinh, Ngài đã ban ra tám vạn bốn nghìn pháp môn tu. Nhiều pháp môn tu như vậy,  chúng ta thấy mình hợp căn cơ nào thì theo căn cơ đó, chớ không nên chê bai một pháp môn nào cả. Là đệ tử Phật chúng ta hết sức để ý ở chỗ này, không nên có một ý nào hủy báng cả, mà chúng ta phải luôn tán thán,  ca ngợi,  pháp môn nào cũng tốt cả, Thiền cũng tốt, Tịnh cũng tốt,  Mật tông cũng tốt. Tại sao chúng ta phải ca ngợi,  tán thán như vậy? Là bởi vì đều là đức Phật chỉ dạy cả. Nếu chúng ta không khéo lại chê pháp này hay, pháp kia dở là chúng ta tự chê trách đức Phật, nếu sơ sẩy một chút thôi là rơi vào tội hủy báng pháp, tội này rất chi là nặng.

Trong Tứ hoằng thệ nguyện có dạy: “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”.

Chúng ta hợp căn cơ nào thì theo căn cơ đó. Nếu chúng ta sốt thì uống liều thuốc sốt,  chúng ta cảm thì uống liều thuốc cảm, chứ không nên điên dại, sốt mà lấy thuốc cảm uống. Như chúng ta thấy, nước trong bốn biển duy nhất chỉ có một vị mặn. Pháp của đức Phật dạy vô lượng chỉ có một vị giải thoát mà thôi. Xin lấy một ví dụ. Chúng ta đi ra Hà Nội, đâu phải có một đường đi, mà có nhiều đường để đi,  chúng ta có thể đi xe, có thể đi máy bay, có thể đi tàu lửa, có thể đi bộ v.v… đường nào cũng tới Hà Nội, tuy lâu hay mau mà thôi. Cũng vậy, muốn đạt được quả vị Phật thì chúng ta cũng có rất nhiều phương pháp tu như là Thiền, Tịnh, Mật, Giáo v.v… Chúng ta phải hiểu tường tận như vậy, thì mới không mắc kẹt vào tội chấp pháp, Thiền cũng tốt, Tịnh cũng hay, Mật cũng tuyệt vời.

Trong kinh Kim Cang,  đức Phật dạy: “Chánh pháp ta còn bỏ, huống gì là phi pháp”. Chúng ta muốn qua sông thì cần thuyền, khi qua sông rồi thì bỏ thuyền lại, cho nên chúng ta phải biết tất cả chỉ là phương tiện mà thôi. Nếu chấp phương tiện là chúng ta khổ hay nói cách khác là sự và lý phải viên dung.



Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
2.    Kinh Điển Y Cứ Của Pháp Tu Tịnh Độ Và Các Nhân Vật Tiêu Biểu Thực Hành Pháp Tu Tịnh Độ, Nguyễn Tiến Sơn
3.    Kinh Xưng Tán Tịnh Ðộ Phật Nhiếp Thọ, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
4.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
5.    Long Thư Tịnh Độ, Vương Nhựt Hưu | Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ, Việt Dịch
6.    Luận Sử Tông Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Đổng Minh | Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch
7.    Luận Tịnh Độ, Đời Đường, Thích Ca Tài ở chùa Hoằng Pháp Kinh đô | Giới Niệm - Diệu Thảo - Chúc Đức, Việt Dịch
8.    Lược Luận Về Nghĩa An Lạc Tịnh Độ, Nguyên Ngụy Huyền Trung Tự sa-môn Đàm Loan | Sa Môn Thích Bửu Hà, Việt Dịch
9.    Nghi Thức Tịnh Độ, Khuyết Danh, Việt Dịch
10.    Ngũ Kinh Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
11.    Niệm Phật Sinh Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Thượng Tọa Thích Chân Tính, Việt Dịch
12.    Pháp Môn Hạnh Phúc, Đại Lão Hòa Thượng Thích Tinh Vân | Nguyên Phố, Việt Dịch
13.    Pháp Môn Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Trí Thủ
14.    Phật Giáo Nhân Gian Của Pháp Môn Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Minh Chánh, Việt Dịch
15.    Phật Giáo Và Cuộc Sống, Đại Sư Thích Ấn Thuận | Thượng Tọa Thích Hạnh Bình, Việt Dịch
16.    Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
17.    Phật Thuyết A Di Đà Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Lưu Thừa Phù Ghi Chép | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
18.    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
19.    Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Tam Tạng Cương Lương Da Xá Gốc Người Tây Vực | Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Việt Dịch
20.    Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Giảng Ký, Lão cư sĩ Từ Tỉnh Dân | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch