Home > Khai Thị Phật Học
đối với sanh tử tâm phải khẩn thiết
Đại Sư Hám Sơn


* Ðiều quan trọng thứ nhất trong việc tu hành là đối với sanh tử tâm phải khẩn thiết. Ðối với sanh tử tâm chẳng khẩn thiết sao lại dám nói là niệm Phật đã thành khối? Vả lại, chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay, niệm niệm vọng tưởng, tình căn che lấp kỹ, thường ngày chưa từng phản tỉnh. Nay muốn dùng cái tâm tin tưởng hời hợt để đoạn sanh tử nhiều kiếp thì khác nào giọt nước làm sao dập tắt nổi đống củi đang cháy, há có lý này chăng?

Nếu quả thật đương nhân đối với sanh tử, tâm thật khẩn thiết, niệm niệm như cứu đầu đang bị cháy, chỉ sợ một phen mất thân người thì vạn kiếp khó có lại được. Nên giữ chặt một câu niệm Phật này, nhất định muốn chống cự lại các vọng tưởng. Trong hết thảy xứ, niệm niệm hiện tiền, chẳng còn bị vọng tưởng lôi kéo, che chướng. Hạ công phu siêng nhọc như thế thì lâu ngày thuần thục, tự nhiên tương ứng. Có như vậy thì dẫu chẳng cầu được thành một khối mà vẫn tự nhiên kết thành một khối. Ðiều này cũng giống như người uống nước, nóng, lạnh tự mình biết, chẳng thể nói cho người khác biết được. [Niệm Phật được thành tựu] hoàn toàn là do mình ra sức. Nếu chỉ niệm Phật ngoài da thì dẫu nhọc nhằn bao năm tháng cũng chẳng hưởng được gì.

* Mỗi ngày trừ hai thời công khóa, chỉ đem một câu A Di Ðà Phật đặt ngang nơi ngực, niệm niệm chẳng quên, tâm tâm chẳng mê. Chẳng nghĩ gì đến hết thảy việc đời, chỉ lấy một câu Phật hiệu làm mạng căn của chính mình. Cắn chặt [câu niệm Phật] nơi hàm răng quyết chẳng buông bỏ; thậm chí ăn uống, cử động: đi, đứng, nằm ngồi, trong mọi lúc một câu niệm Phật này luôn hiện tiền. Hễ gặp phải cảnh thuận, nghịch, vui, giận, phiền não, hay lúc tâm chẳng yên bèn đem một tiếng niệm Phật khởi lên một phen thì liền thấy phiền não tiêu diệt ngay lập tức. Do niệm niệm phiền não chính là gốc khổ sanh tử nên nay ta dùng niệm Phật để tiêu diệt phiền não thì chính là Phật đã độ thoát nỗi khổ sanh tử. Nếu niệm Phật tiêu diệt được phiền não thì mới có thể dứt sạch sanh tử, chứ không có pháp nào khác! Nếu niệm Phật đến khi làm chủ được phiền não thì sẽ làm chủ được mộng mị. Nếu đã kiểm soát được mình trong khi mộng mị thì trong khi bịnh khổ cũng sẽ tự chủ được. Nếu đã tự chủ được trong khi bịnh tật thì lúc mạng sắp lâm chung sẽ liền biết được chỗ mình sẽ sanh về. Ðiều này chẳng có gì là khó làm, chỉ cốt luôn một dạ nghĩ đến sanh tử khẩn thiết, chỉ cần dựa vào một mình câu niệm Phật chứ không còn suy nghĩ chi khác. Lâu ngày thuần thục, tự nhiên được đại an lạc, được đại thọ dụng.

Trích từ: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa


Từ Ngữ Phật Học Trong: đối với sanh tử tâm phải khẩn thiết

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
2.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
3.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
4.    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 600 Tập Giảng Thứ 11, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
5.    Tịnh Độ Hoặc Vấn, Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
6.    Tịnh Độ Nhập Môn, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
7.    Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch
8.    Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Sa Môn U Khê Truyền Đăng, ở núi Thiên Thai | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
9.    Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm
10.    Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Đại Sư Đời Tùy, Thiên Thai Trí Giả | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
11.    Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
12.    Tịnh Độ Vấn Đáp, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Thích Nhuận Nghi, Việt Dịch
13.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Đại Sư Liên Trì | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
14.    Tịnh Từ Yếu Nghĩa, Thiền Sư Thích Nguyên Hiền | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
15.    Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Chú Giải Giảng Nghĩa, Dân Quốc Tịnh Luật Tự sa-môn Tánh Phạm | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch