Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Chuyen-Ke-De-Hieu-Ro-Ve-Tam-Sanh-Tu-Khan-Thiet

Chuyện Kể Để Hiểu Rõ Về Tâm Sanh Tử Khẩn Thiết
Pháp Sư Thích Tự Liễu | Dịch Giả :Cư Sĩ Bích Ngọc

Đại sư La Thập có kể một câu chuyện như sau: 'Thí dụ có người gặp giặc cướp đến sắp giết hại. Người ấy muốn mau vượt qua sông để chạy thoát. Lúc đó trong tâm người ấy chỉ có một niệm là [bằng hết mọi cách phải] vượt qua sông, chỉ có một niệm này, không có niệm nào khác. Ý niệm vượt qua sông ấy chính là nhất niệm. Chỉ có niệm này, không có tạp niệm nào khác'. Đây chính là hình dáng của tâm sanh tử khẩn thiết, chỉ có một niệm [muốn vượt thoát], ngoài ra không có niệm nào khác. Lão hòa thượng Hải Hiền dùng ngay tâm này để niệm Phật, mỗi niệm đều là A Di Đà Phật, do vậy nên Ngài có thể thành công. Người có tâm sanh tử tha thiết, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, chẳng có tâm niệm nào khác.

Thêm một câu chuyện giúp chúng ta hiểu được tâm sanh tử tha thiết.   Lương Võ Đế mời thiền sư Bảo Chí Công coi hát. Lúc vãn tuồng, Lương Võ Đế hỏi thiền sư: "Hôm nay tuồng hát diễn hay không?"

Thiền sư đáp: "Tôi không biết. "

Vua lại hỏi: "Hôm nay đào kép hát hay không?"

Thiền sư cũng đáp: "Tôi không biết".

Nhà vua cảm thấy vô cùng kỳ lạ, thiền sư rõ ràng ngồi ở đó coi hát, làm sao không biết?

Thiền sư đáp: "Này Bệ hạ, ngày mai hãy mời họ hát thêm một tuồng nữa, đồng thời dẫn một tù nhân sắp bị tử hình đến xem. Ra lệnh cho tù nhân ấy bưng một thau nước [gần tràn đầy] quỳ trước khán đài để coi hát. Hãy nói với người ấy rằng: "Ngươi quỳ xem hát đến hết tuồng, nếu bưng thau nước này một giọt cũng không văng xuống đất thì vua sẽ xá tội cho ngươi khỏi chết; nếu có giọt nước văng xuống, lập tức đem ngươi chém đầu".

Tuy vua không hiểu dụng ý nhưng cũng làm theo lời của thiền sư.

Hôm sau, lúc coi hết tuồng hát, một giọt nước trong thau cũng không văng ra ngoài.

Ngài Bảo Chí Công hỏi tội nhân: "Tuồng hát hay không? "

Đáp: không biết.

Ngài Bảo Chí Công lại hỏi: Giọng hát hay không?

Đáp: không biết.

Ngài Bảo Chí Công hỏi: Ngươi quỳ trước khán đài xem hát, nghe hát, tại sao lại không biết?

Đáp: Tôi lo cho thau nước để nó đừng tràn ra ngoài còn không xuể, đâu còn tâm tình gì để coi hát, để nghe hát!

Lương Võ Đế nghe xong mới vỡ lẽ, không quan tâm đến tuồng hát thì có nhìn cũng không thấy, có nghe cũng chẳng biết [hát gì]. Tâm của Bảo Chí Công đặt trên việc lớn sanh tử, chẳng quan tâm đến tuồng hát, làm sao biết tuồng hát hay hoặc dở! Nếu tâm chúng ta đặt trên việc lớn sanh tử, trên việc lớn vãng sanh, vậy thì câu Phật hiệu này tự nhiên sẽ chẳng gián đoạn, dù cho người ta cấm không cho quý vị niệm, trong tâm quý vị cũng sẽ miên miên mật mật, niệm câu này xong lại sang câu kế. Giống như lão hòa thượng Hải Hiền, trong thời Cách Mạng Văn Hóa người ta cấm không cho hòa thượng niệm Phật, trong tâm Ngài vẫn niệm thầm, chưa từng buông bỏ câu Phật hiệu trong tâm.
 
Trích từ: NiemPhat.net
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Niệm Phật Phải Hành Trì Cho Thiết Thật
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Niệm Phật Luận
Pháp Sư Đàm Hư

Niệm Phật Phải Dự Bị Lúc Lâm Chung
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Niệm Phật Phải Phát Lòng Bồ Đề
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Niệm Phật Phải Dứt Trừ Lòng Nghi
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Yếu Điểm Của Môn Tịnh Độ
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Niệm Phật Phải An Nhẫn Các Chướng Duyên
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Lợi Ích của sự Niệm Phật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Vô Thường
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa