Phật Học Vấn Đáp


Cán bộ hủ bại. Theo phương pháp lý luận của Phật pháp, phải nên xem vấn đề này như thế nào?
Trên thế giới có một số quốc gia vì để trừng trị cán bộ hủ bại mà tốn kém rất nhiều công sức, mặc dù luật pháp nghiêm minh nhưng hiệu quả thu được không lạc quan lắm. Xin hỏi, y theo phương pháp lý luận của Phật pháp, phải nên xem vấn đề này như thế nào?

8/13/2022 8:42:57 PM

Trong cách nhìn của Phật pháp, người nào tạo nghiệp thì người đó phải gánh, nhất định họ không trốn khỏi định luận nhân quả. Tham ô hủ bại, điều này trong giới luật của nhà Phật là giới trộm cắp, họ trộm cắp của ai? Họ trộm cắp của quốc gia. Trộm cắp của quốc gia, tội rất nặng, chủ nợ của họ là ai? Toàn bộ người dân nộp thuế của đất nước đều là chủ nợ của họ, bạn nói xem khi nào thì họ mới có thể trả được hết nợ? Họ không hiểu đạo lý này. Khi tạo nghiệp thì rất dễ, đến khi trả nợ thì phiền phức lớn rồi. Đặc biệt là Trung Quốc, một quốc gia lớn như vậy, người nộp thuế ít nhất có một tỷ người, một tỷ người là chủ nợ của họ, họ trả cho từng người từng người, họ trả đến năm nào mới xong? Chúng ta thiếu nợ của một người, ta chỉ cần trả cho một người, rất dễ. Thiếu nợ của mười người vẫn được, một trăm người vẫn có thể trả, bạn thiếu nợ mấy trăm triệu người thì làm sao trả được!

Cái khó trả nhất không phải là một quốc gia, mà ở trong Phật giáo là gì? Đạo tràng Phật giáo là của thập phương thường trụ. Chủ nợ trong đó là ai? Chủ nợ trong đó là những người xuất gia, những cư sĩ tu hành tại gia ở khắp pháp giới hư không giới, thảy đều là chủ nợ. Cho nên trong Kinh Địa Tạng nói, Phật không có cách gì giúp bạn. Trộm cắp đồ của Tam Bảo so với trộm cắp tài vật của quốc gia, tội này không biết là nặng hơn bao nhiêu lần. Những người này không hiểu Phật pháp, to gan lớn mật, họ thật sự dám làm, đây đều là tội đọa A tì địa ngục. Cho nên từ trên Phật pháp mà nói, bạn đã biết, trong Giới Kinh, trong Kinh luận Đại Tiểu Thừa, Phật đã giảng sự việc này rất nhiều rồi.

Trích từ:  Học Phật Vấn Đáp. Hòa Thượng Thích Tịnh Không


Thẻ
Giới        Luận        Luật       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật