Home > Khai Thị Niệm Phật
Hai Loại Tâm Lý Sai Lầm Thường Gặp
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch


1. Chấn chỉnh kiến chấp phổ biến “tâm tốt thì cũng giống như niệm Phật”

Tâm ai nấy đều đầy dẫy tham, sân, si, thân thường luôn gây tạo sát, đạo, dâm, vẫn cường điệu cố nói là tâm mình tốt, chẳng phải là lầm lạc đến mức cùng cực ư? Giả sử như có tâm tốt thật sự thì cũng chẳng ngoài mười thứ thiện nghiệp đã nói ở phần trên mà thôi. Ðấy chỉ đáng gọi là “tu phước”, kiếp sau sẽ hưởng tiểu quả nhân, thiên, chứ vẫn không thoát khỏi luân hồi. Chẳng đến được cõi Cực Lạc là do đi không đúng đường. Muốn vãng sanh Cực Lạc thì phải tu Huệ, mà tu Huệ chính là niệm Phật. Nhân thế nào, quả thế ấy. Phước là phước, huệ là huệ, phải phân biệt rõ ràng, chẳng thể coi là cá mè một lứa đến nỗi lầm lạc đại sự!

2. Chấn chỉnh lời viện cớ “bận rộn quá không có thời gian niệm Phật”

Niệm Phật chuyển biến nghịch cảnh, tiêu trừ tai nạn, sanh về Cực Lạc, còn sự nào lớn lao hơn pháp này nữa, nhưng lại xem rất thường. Phần nhiều người đời hay viện mấy lý do như quá bận rộn, không có thời gian để cự tuyệt pháp đại tiện nghi vạn kiếp khó được gặp gỡ này, thật đáng tiếc quá!

Có thật sự bận rộn hay chăng? Tôi chẳng thấy vậy. Niệm Phật thì đi, đứng, nằm, ngồi đều làm được; dù là sĩ, nông, công thương đều chẳng trở ngại gì. Nếu chẳng tin thì dưới đây tôi sẽ dẫn một bài ca ngắn để người đời đối với những sinh hoạt thường nhật có thể phân tích rõ ràng. Tôi tin rằng sau khi xem bài ca này xong, nhất định quý vị sẽ chẳng còn cười được nữa.

Bài ca chẳng nhàn

Biết ngài vốn chẳng bận,
Cứ cố nói chẳng nhàn,
Trong hai mươi bốn giờ,
Nằm ngủ mất tám giờ,
Ba bữa ăn ba tiếng
Lại uống trà, hút thuốc
Chải gỡ, đại tiểu tiện,
Phí mất khoảng một giờ,
Ði ra ngoài uống rượu
Về chuyện gẫu cùng vợ
Ít nhất vài ba giờ,
Lại e lòng bận bịu,
Thân mệt tính ngủ trưa,
Ngủ hai giờ chẳng đã,
Mất đi mười sáu giờ,
Uổng phí hơn quá nửa,
Trong tám giờ còn lại,
Chưa chắc đã bận thật.
Niệm Phật được nửa tiếng
Ðã kêu lâu lắm rồi
Hãy xem người xưa nay,
Mấy ai bảy mươi tuổi?
Ðừng đem khổ sanh tử,
Vất ra đằng sau ót,
Việc chân chánh của mình,
Vạn vạn lần khẩn cấp,
Xin hãy gấp tỉnh ngộ,
Mau trồng chín phẩm sen.

Phụ Lục: Yếu Quyết Niệm Phật

Trong lúc niệm Phật, hết thảy mọi sự trong tâm đều buông xuống hết, đừng nghĩ tưởng loạn xạ, chỉ còn quan tâm đến sáu chữ hồng danh từ tâm mình phát khởi, từ miệng mình vang ra, lọt vào chính tai mình, in sâu vào tâm. Phải tưởng cho rõ, niệm cho rõ, nghe cho rõ. Có như vậy thì mới cảm ứng được.



Từ Ngữ Phật Học Trong: Hai Loại Tâm Lý Sai Lầm Thường Gặp

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
2.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
3.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
4.    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 600 Tập Giảng Thứ 11, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
5.    Tịnh Độ Hoặc Vấn, Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
6.    Tịnh Độ Nhập Môn, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
7.    Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch
8.    Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Sa Môn U Khê Truyền Đăng, ở núi Thiên Thai | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
9.    Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm
10.    Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Đại Sư Đời Tùy, Thiên Thai Trí Giả | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
11.    Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
12.    Tịnh Độ Vấn Đáp, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Thích Nhuận Nghi, Việt Dịch
13.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Đại Sư Liên Trì | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
14.    Tử Thư Tây Tạng, Cư Sĩ Nguyên Phong, Việt Dịch
15.    Tuyết Lư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập, Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch