Home > Khai Thị Niệm Phật > Nhung-Bac-Tien-Boi-Mo-Pham-Va-Kinh-Dien-Nen-Tham-Khao
Những Bậc Tiền Bối Mô Phạm Và Kinh Điển Nên Tham Khảo
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch


1. Một vài vị sư trưởng cổ, kim

Pháp môn Niệm Phật vốn phát xuất từ bi tâm độ sanh triệt để của đức Thích Ca. Pháp môn này giản tiện nhất, ổn thỏa, thích đáng nhất, cao siêu nhất. Nếu chẳng tu nổi pháp môn này thì đừng bàn đến phương pháp nào khác nữa. Ðiểm hay của pháp môn này là người học vấn càng rộng thì càng nghiên cứu, càng thấu hiểu cao sâu, mà người chẳng biết một chữ vẫn tu tập được. Chỉ tiếc cho những kẻ không hiểu rõ lý này, cứ cho là cách tu của mấy bà già lụm cụm, không khỏi là lầm lạc lớn lắm ư?

Xin hãy xem trên hội Hoa Nghiêm, hai vị đại thánh Văn Thù, Phổ Hiền đều khuyên tu. Hai vị đại Bồ Tát Mã Minh, Long Thọ của Ấn Ðộ đều soạn luận hoằng dương. Các bậc cổ đức Trung Hoa từ Huệ Viễn đại sư cho đến Ấn Quang đại sư, lịch đại tổ sư đa phần là tu các tông khác từ trước, sau đều quy hướng Tịnh Ðộ. Ðàm Loan đại sư được xưng tụng là hàng nhục thân Bồ Tát, Trí Giả đại sư là bậc truyền đăng trong nhà Phật, đều hoằng truyền Tịnh Ðộ. Cận đại, Ðế Nhàn đại sư của tông Thiên Thai, Thái Hư đại sư của tông Duy Thức, Hoằng Nhất đại sư bên Luật Tông, hai vị đại sư Hư Vân và Viên Anh bên nhà Thiền đều có trước tác hoằng dương Tịnh Ðộ.

Về phía cư sĩ, có các vị hiền giả như ông Lưu Lôi ở Lô Sơn đời Tấn, Bạch Lạc Thiên đời Ðường; Tô Ðông Pha, Văn Ngạn Bác đời Tống; Viên Hoằng Ðạo đời Minh, Bành Xích Mộc (Bành Tế Thanh), Dương Nhân Sơn... đời Thanh. Họ đều là bậc đại học vấn, ai nấy đều đặt tâm nơi Tịnh Ðộ. Những vị này ai cũng biết đến. Còn nhiều vị như thế, nhất thời chẳng thể nêu rõ hết, nên cũng không nói thêm nữa.

Chúng ta hãy tự vấn: trí huệ, đức năng của mình so với những bậc thánh hiền ấy, ai cao, ai thấp? Họ đều là bậc tu Tịnh, hoằng Tịnh. Trái lại, bọn ta lại xem thường. Tri kiến như vậy có thể nói là tri kiến chánh xác được chăng?

2. Kinh điển nên tham khảo

Tam Tạng kinh điển đâu đâu cũng chỉ dạy, quy hướng pháp môn Tịnh Ðộ, nhưng ai có thời gian để nghiên cứu trọn hết, cho nên trước hết chỉ kể những kinh điển chuyên biệt.

Về kinh có A Di Ðà Kinh, Vô Lượng Thọ Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh. Trong ba bộ này, tối thiểu là phải đọc kinh A Di Ðà mấy lượt. Nếu đủ sức, hãy nên đọc kỹ bộ Tịnh Ðộ Thập Yếu đôi ba lượt ngõ hầu hiểu đại khái pháp môn Tịnh Ðộ. Nếu chẳng hiểu nổi thì những cuốn như Kỹ Lộ Chỉ Quy, Sơ Cơ Tịnh Nghiệp Chỉ Nam, Phật Pháp Ðạo Luận... là những cuốn sách nhỏ viết bằng thể văn Bạch Thoại để tiếp dẫn người sơ cơ.

Tịnh Ðộ Tam Yếu Thuật Nghĩa, Long Thư Tịnh Ðộ Văn là những tập sách nhỏ viết theo thể loại văn ngôn, tùy sức đọc vài lượt cũng hiểu được đại lược những điểm quan trọng. Ấn Quang Ðại Sư Văn Sao giống như một quyển ngữ lục của Tịnh Ðộ, An Sĩ Toàn Thư có những mẫu chuyện cũ khá hứng thú. Hai quyển này là có thể giúp người học khai phát trí huệ, chánh tri kiến.

Nếu có thể đọc hết các sách trên xong, xem thêm các kinh khác sẽ thấy dễ dàng hơn.

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
2.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
3.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
4.    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 600 Tập Giảng Thứ 11, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
5.    Tịnh Độ Hoặc Vấn, Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
6.    Tịnh Độ Nhập Môn, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
7.    Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch
8.    Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Sa Môn U Khê Truyền Đăng, ở núi Thiên Thai | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
9.    Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm
10.    Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Đại Sư Đời Tùy, Thiên Thai Trí Giả | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
11.    Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
12.    Tịnh Độ Vấn Đáp, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Thích Nhuận Nghi, Việt Dịch
13.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Đại Sư Liên Trì | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
14.    Tử Thư Tây Tạng, Cư Sĩ Nguyên Phong, Việt Dịch
15.    Tuyết Lư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập, Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch